Vì sao khám trĩ nghĩa vụ quân sự

Bị bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ quân sự không là thắc mắc của không ít nam giới hiện nay. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi trĩ vốn là căn bệnh gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Thậm chí nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Các chuyên gia nhận định về vấn đề này như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Sức khỏe 365 để biết câu trả lời:

Hỏi: "Cháu năm nay 22 tuổi, đang làm việc tự do tại Hà Nội. Vừa rồi cháu có giấy triệu tập về địa phương để khám nghĩa vụ quân sự nhưng cháu đang bị bệnh trĩ nội cấp độ 2, hậu môn luôn cảm thấy đau rát, khó chịu, đại tiện ra máu thường xuyên nên cháu rất lo lắng. Bác sĩ cho cháu hỏi trường hợp sức khỏe của cháu như vậy có được miễn đi nghĩa vụ quân sự không ạ? Cảm ơn bác sĩ!" (Quốc Anh – Nam Định)

Trả lời:

Chào bạn! Thời gian qua chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc của bạn đọc về việc mắc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Theo luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành, trĩ không nằm trong danh mục được miễn. Tuy nhiên, một số trường hợp nam giới bị trĩ có thể tạm thời hoãn tham gia nghĩa vụ nếu điều kiện sức khỏe không tốt. Cụ thể vấn đề này như thế nào? Các bạn hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết dưới đây.

Khái quát về bệnh trĩ

Trước khi làm rõ vấn đề bệnh trĩ có phải đi bộ đội không, bạn đọc cần phải hiểu rõ bản chất của bệnh, đặc biệt là các giai đoạn phát triển. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp nam giới có thể đánh giá sơ bộ được tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó có sự chủ động trong mọi tình huống.

Bệnh trĩ hay trong dân gian gọi là bệnh lòi dom, là một căn bệnh đường hậu môn – trực tràng đặc biệt phổ biến hiện nay với khoảng 50% dân số mắc bệnh. Trước đây bệnh thường chỉ gặp ở những người trên 40 tuổi nhưng hiện nay, bệnh bắt đầu gặp ở cả người trẻ, trong độ tuổi từ 20 – 30.

Trĩ là hệ quả của việc các đám tĩnh mạch ở hậu môn bị mất khả năng đàn hồi, căng giãn, sưng phồng quá mức do chúng phải chịu áp lực trong một thời gian dài. Chính vì vậy, những người thường xuyên bị táo bón, ngồi hoặc đứng quá nhiều, lao động nặng hoặc lạm dụng các chất kích thích trong một thời gian dài… là những đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao.

Dựa vào vị trí hình thành búi trĩ, người ta chia trĩ thành 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Theo đó, trĩ nội sẽ phát triển bên trong ống hậu môn còn trĩ ngoại sẽ xuất hiện ngay bên ngoài rìa hậu môn và có thể quan sát bằng mắt thường. Một số trường hợp bị cả trĩ nội và trĩ ngoại sẽ được gọi chung là trĩ hỗn hợp.

Dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh trĩ là tình trạng đại tiện ra máu tươi kèm theo cảm giác đau rát, ngứa ngáy. Khi bệnh càng nặng, các triệu chứng của bệnh sẽ càng rõ rệt hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt.

Trĩ ngoại không có cấp độ phát triển, dựa vào kích thước búi trĩ, bác sĩ sẽ nhận định mức độ bệnh và đưa ra phương án điều trị. Đối với trĩ nội, bệnh được chia làm 4 giai đoạn phát triển từ nhẹ đến nặng.

Trĩ nội cấp độ 3 trở lên được đánh giá là mức độ nặng, búi trĩ đã phát triển với kích thước lớn và sa ra ngoài. Lúc này, việc điều trị nội khoa sẽ không còn mang lại hiệu quả, bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật cắt trĩ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: sa nghẹt, hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng máu, đại tiện mất tự chủ…

Bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Trước đây, bệnh trĩ thường chỉ gặp ở những người trên 50 tuổi. Thế nhưng, lối sinh hoạt thiếu lành mạnh, ít vận động, ăn uống thiếu chất xơ của một bộ phận giới trẻ hiện nay là lý do bệnh bắt đầu gặp nhiều ở những người trong độ tuổi từ 20 – 30. Điều này nảy sinh ra một vấn đề rằng bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không bởi nhiều người lo ngại những hoạt động tập luyện thể thao trong quân đội sẽ khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.

Nhận định về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành 2015 quy định các trường hợp sau đây được miễn nghĩa vụ quân sự gồm có: người có sức khỏe loại 3 (tật khúc xạ về mắt), người tàn tật, nam giới là con độc nhất trong nhà, người mắc bệnh ung thư, người bị nhiễm HIV/AIDS… Như vậy, bệnh trĩ không nằm trong danh mục được cho phép. Do đó, cần khẳng định luôn những nam giới bị trĩ sẽ không được miễn nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nam giới bị trĩ phải đi nghĩa vụ quân sự ngay khi có giấy triệu tập. Bị bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ trĩ của người bệnh.

Cụ thể, theo Thông tư liên tịch số 16 giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế năm 2016, tại mục 5 trong phụ lục có quy định về các trường hợp người mắc bệnh trĩ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi: có 2 búi trĩ trở lên, kích thước búi trĩ trên 0,5cm, người đã mổ trĩ nhưng hiện tại lại có búi trĩ mới phát triển… Điều này đồng nghĩa với việc những người mắc trĩ nội từ cấp độ 3 trở lên có thể xem xét tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự. Với những người bị trĩ ngoại, Hội đồng khám sức khỏe sẽ xem xét tình trạng sức khỏe, kích thước búi trĩ để quyết định nam giới có cần phải đi nghĩa vụ quân sự ngay hay không.

Như vậy, với thắc mắc bị bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không, trong trường hợp mắc trĩ nội cấp độ 2 của bạn Quốc Anh thì chuyên gia nhận định là CÓ. Nếu kết quả khám sức khỏe của Hội đồng khám sức khỏe công nhận bạn đáp ứng đủ các điều kiện thì cần chấp hành thực hiện theo đúng quy định.

Bạn cũng cần lưu ý rằng dù mắc trĩ ở cấp độ nào khi có giấy gọi đi khám sức khỏe quân sự, nam giới cũng cần phải đi. Bạn cần cầm theo đủ hồ sơ bệnh án, các giấy tờ xác nhận bệnh tật do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp đưa cho hội đồng thăm khám địa phương để xem xét.

Các bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự

Hiện nay, theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có 6 trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự. Trong đó, trường hợp về sức khỏe được xem là vấn đề hàng đầu với 10 bệnh lý nếu mắc phải sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự. Bao gồm:

1. Bệnh tâm thần.

2. Bệnh động kinh.

3. Bệnh Parkinson.

4. Mù một mắt.

5. Điếc.

6. Di chứng do lao xương, khớp.

7. Di chứng phong.

8. Các bệnh lý ác tính.

9. Người nhiễm HIV, AIDS.

10. Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng.

Ngoài ra, nếu bạn có sức khỏe bình thường nhưng nếu nằm trong các trường hợp sau đây vẫn được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự:

- Là con một trong gia đình.

- Là lao động duy nhất trong nhà.

- Là con thương binh, bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61 – 80%.

- Có anh chị em ruột trong nhà đang phục vụ tại ngũ.

- Nằm trong diện di dân, giãn dân trong thời gian 3 năm đầu tiên hoặc cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác tại khu vực này.

- Đang là học sinh, sinh viên học tập tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học.

Như vậy, thắc mắc việc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ quân sự không đã được các chuyên gia giải đáp cụ thể trong bài viết. Hi vọng bạn Quốc Anh cũng như bạn đọc đã có được câu trả lời cho bản thân.

Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự, nam giới tốt nhất nên có chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao điều độ đồng thời tiến hành điều trị sớm để giảm nguy cơ biến chứng cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí. Nếu muốn tư vấn về cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay, bạn hãy liên hệ tới hotline 0352612932 để nhận được tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí từ chuyên gia.

Những ai đi nghĩa vụ quân sự đều trải qua quá trình khám sức khỏe nghiêm ngặt với các vòng theo quy định. Và tất nhiên, ai cũng được "trải nghiệm" công đoạn khám “vùng kín” ở vòng khám nghĩa vụ quân sự. Vậy việc khám ở "vị trí nhạy cảm" này được thực hiện ra sao?

Câu hỏi: Sắp tới là thời gian khám nghĩa vụ quân sự, em nghe nói người khám sẽ khám cả bộ phận sinh dục có đúng không? Vậy quy trình khám bộ phận này như thế nào?


Khám bộ phận sinh dục nghĩa vụ quân sự ra sao?

Các công dân khi đã khám qua vòng sơ tuyển ở Trạm Y tế xã sẽ chuyển qua vòng 2, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện. Ở vòng này, công dân được khám kĩ, nghiêm ngặt hơn.

Khám bộ phận sinh dục là một trong những khâu khám với công dân đi nghĩa vụ quân sự ở vòng 2. Đó là phần khám ngoại khoa theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Đối với nam

Vòng khám này, nam phải cởi bỏ hết quần áo. Có thể khám từng người một với một bác sĩ, thường là bác sĩ nam. Tùy địa phương mà có y tá hỗ trợ hay không. Được thực hiện ở phòng có đủ ánh sáng.

Thông thường, người khám sẽ xoay lưng về phía bác sĩ, cúi gập người xuống chổng mông, sau đó tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh để bác sĩ kiểm tra có bị bệnh trĩ và những bệnh khác liên quan không. Có nơi bác sĩ sẽ nhìn và tự đưa kết luận; tuy nhiên cũng có nơi có công cụ hỗ trợ kiểm tra.

Tiếp đến là khám bộ phận sinh dục. Bác sĩ sẽ hỏi người khám xem có bị dị tật gì ở cơ quan này không. Người khám được yêu cầu chạy nâng cao đùi tại chỗ để quan sát, sau đó bác sĩ tiến hành kiểm tra bộ phận này bằng tay để kiểm tra xem có dị tật không.

Kế đến bác sĩ dùng dụng cụ hỗ trợ để kiểm tra phản xạ của bộ phận sinh dục và yêu cầu lột bao quy đầu xem người được khám có bị các bệnh như lậu, giang mai…

Đối với nữ

Công dân nữ được khám sản phụ khoa ở vòng 2 tại phòng khám kín đáo và thực hiện nghiêm túc. Khi khám nghĩa vụ quân sự nữ được mặc quần dài, áo mỏng; khám sản phụ khoa theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Thường sẽ do bác sĩ có chuyên môn là nữ tiến hành khám. Với công dân nữ, màng trinh chưa rách thì chỉ thực hiện khám nắn bụng, không khám mỏ vịt, không thăm khám âm đạo và chỉ khám qua hậu môn trong những tr­­­ường hợp cần thiết.

Đối với ng­­­ười màng trinh đã rách cũ, khi nghi ngờ bị bệnh phụ khoa thì sẽ được khám bằng dụng cụ qua âm đạo để xác định, chẩn đoán.

- Nếu không có cán bộ chuyên khoa phụ sản thì chỉ định bác sĩ ngoại khoa thay thế, nh­­­ưng phải có nhân viên nữ tham dự. Không sử dụng y sĩ để khám, phân loại bệnh tật.

- Kết quả khám sản phụ khoa được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu.


Mọi công dân đều phải trải qua quy trình khám sức khỏe nghiêm ngặt trước khi nhập ngũ. Ảnh minh họa.
 

Bị teo tinh hoàn, có đi nghĩa vụ quân được không?

Câu hỏi: Em muốn hỏi một vấn đề tế nhị, em đã được gọi đi nghĩa vụ quân sự năm nay. Tuy nhiên, em lại bị teo 2 bên tinh hoàn do lúc bé bị quai bị. Em muốn biết, bị như vậy thì có được đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, sẽ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 tham gia nghĩa vụ quân sự (căn cứ tiêu chuẩn sức khỏe theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP)

Và 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm: thể lực chung; mắt; răng; tai - mũi - họng; tâm thần và thần kinh; nội khoa; da liễu; ngoại khoa

Tại phần khám Thông tư liên tịch 16/2016 quy định loại sức khỏe về các bệnh thận, tiết niệu, sinh dục thì bị teo tinh hoàn 2 bên do quai bị ở mức điểm 6. Như vậy theo quy định, nghĩa vụ quân sự sẽ không tuyển những công dân có sức khỏe loại 6.

Như vậy, bạn sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Nếu tình trạng bệnh không thể khắc phục bạn sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề khám bộ phận sinh dục nghĩa vụ quân sự. Nếu còn câu hỏi hay vướng mắc bạn hãy gửi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Khám nghĩa vụ quân sự có mấy vòng? Khám những gì?

Video liên quan

Chủ đề