Vì sao có thai kiêng cạo gió

GonHub » Mẹ - Bé » Có nên cạo gió khi mang thai để chữa cảm trúng gió cho bà bầu?

Có nên cạo gió khi mang thai để chữa cảm trúng gió cho bà bầu ? là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Cạo gió là phương pháp chữa bênh dân gian được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay để trị các chứng đau nhức, buồn nôn, mệt mỏi,…trong người khi bị trúng gió, cảm. Cạo gió là việc người ta dùng một vật cứng, mỏng xoa với dầu hoặc rượu lên da vô cùng an toàn nhưng khi có thai thì các mẹ bầu cần cẩn thận khi sử dụng phương pháp này vì có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Vậy bà bầu cạo gió được không? để giải đáp thắc mắc này mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu cạo gió khi mang thai có được không dưới đây để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích nhé.

Mục lục

  • 1 1. Cạo gió khi mang thai có được không?
  • 2 2. Cách giảm đau nhức cho bà bầu bị trúng gió
    • 2.1 2.1. Mát xa bằng dầu
    • 2.2 2.2. Cạo gió bằng gừng

1. Cạo gió khi mang thai có được không?

Theo Đông y, cạo gió giúp làm nóng cơ thể, kích thích huyệt đạo. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai thì tuyệt đối không nên cạo gió vì sẽ kích thích quá mạnh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Thực tế, cạo gió thường ở lưng, vai, đặc biệt là ở lưng, đây là vùng dễ ảnh hưởng tới bụng, gây tác động tiêu cực tới thai nhi. Nhiều trường hợp cạo gió có thể gây nguy cơ động thai, sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Hơn nữa, một số mẹ bầu khi đau nhức có thể tìm đến miếng dán salonpas. Mặc dù Salonpas không ảnh hưởng tới thai nhi nhưng tuyệt đối không nên dán ở vùng bụng, sẽ nguy hiểm cho thai nhi. Bạn có thể dán ở vai và lưng, nhưng không nên dán trong thời gian dài, chỉ khoảng 1- 2 ngày.

Khi cạo gió sẽ sử dụng những vật cứng cọ lên vùng lưng và vai để giúp tăng cường lưu thông máu.

2. Cách giảm đau nhức cho bà bầu bị trúng gió

Thay vì cạo gió, bà bầu vẫn có thể giảm đau nhức cơ thể bằng những cách sau:

2.1. Mát xa bằng dầu

Bà bầu có thể dùng các tinh dầu được chế biến sẵn. Bạn có thể chọn các loại tinh dầu khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng và hương thơm khác nhau hoặc dùng dầu gió. Sau đó, mát xa nhẹ nhàng lên vùng bị đau để giúp máu lưu thông.

2.2. Cạo gió bằng gừng

Thay vì dùng các vật cứng để cạo gió, bạn nên dùng gừng tươi giã nhỏ ngâm với rượu khoảng 2 giờ rồi xoa lên cơ thể. Bạn cũng có thể dùng khăn mềm xoa rượu gừng lên vùng vai, cổ và tay. Nhưng không được dùng vật cứng.

Sau khi theo dõi có nên cạo gió khi mang thai để chữa cảm trúng gió cho bà bầu không? trên đây chắc hẳn mọi người đã giải đáp được băn khoăn của bản thân và tìm được những biện pháp trị trúng gió hữu hiệu, không sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được cho mọi người và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Mẹ - Bé - Tags: cẩm nang bà bầu

Phần lớn ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường trải qua những giai đoạn như: đau nhức người, mệt mỏi, đâu đầu,…. trong thời gian này bạn không thể uống thuốc vì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó việc cạo gió cũng được nhiều người để cập đến, trong dân gian ta việc cạo gió là phương pháp rất tốt cho những người bình thường khi trị cảm, trúng gió,… Nhưng còn đối với phụ nữ mang thai có nên sử dụng theo phương pháp này không? Hãy cùng suckhoe365.vn đi tìm xem liệu ở phụ nữ  việc “Cạo gió” có nên làm trong thời kỳ mang thai không? nhé.

Trong dân gian ta thì việc cạo gió được truyền từ đời này qua đời khác, do đó việc thực hiện cũng được lưu truyền rất chi tiết và kỹ càng. Để thực hiện việc cạo gió thì người cạo gió chỉ cần sử dụng một vật cứng, mỏng xoa với dầu hoặc rượu gừng, cạo lên da đến khi lên gió (vùng da ửng đỏ hoặc đỏ bầm) là được. Phương pháp đơn giản này giúp giảm ngay chứng cảm ở người bệnh mà không cần dùng đến thuốc tây. Chính vì vậy, nhiều bà bầu rất thích phương pháp này vì có thể điều trị các chứng cảm mà không cần phải uống thuốc.

1. Phụ nữ mang thai có nên cạo gió khi bị cảm, trúng gió?

  • Theo như trong Đông y, thì việc cạo gió làm cho cơ thể nóng nên, việc lưu thông máu được tăng cường, các huyệt đạo được kích thích. Do đó sẽ không thích hợp với bà bầu vì nó có nguy cơ xấu với thai nhi. Nguyên nhân khi cạo gió, người bệnh sẽ được cạo dọc hai bên cổ gáy, dọc xuống vai và kín hết vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa sang hai bên mạng sườn. Trong một số trường hợp thai nhi yếu, khi cạo gió vùng lưng, mạng sườn rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi và gây co bóp tử cung, nguy cơ động thai, sảy thai, sinh non.

  • Theo như các chuyên gia thì thai nhi rất có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển từ việc dùng dầu cạo gió, do việc sử dụng dầu cạo gió sẽ làm cho dầu thấm qua da và có thể làm cho thai nhi bị dị dạng hay thai nhi chết lưu. Vì các thành phần trong tinh dầu gió có chứa long não, tinh dầu bạc hà không hề tốt cho thai nhi.
  • Việc bà bầu sử dụng cạo gió có thể sẽ làm vỡ các mạch máu, gây xuất huyết dưới da không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

2. Bà bầu nên làm gì khi bị cảm?

  • Theo như các chuyên gia chuyên khoa thì việc bà bầu bị cảm thông thường thì có thể sử dụng một số phương pháp trị bệnh theo dân gian như đắp rau dấp cá, nhọ nồi hoặc dùng tỏ xông mũi; nấu cháo hành tía tô để ra mồ hồi (không nên cho quá nhiều tía tô vì có thể gây co bóp tử cung); sắc một nắm lá tía tô để uống và ăn kèm cháo trứng gà..
  • Những trường hợp mẹ bầu mà bị cảm kéo dài không hết nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Bài Trước

6 việc bà bầu không nên làm sau khi ăn no

Bài Sau

5 tác dụng tuyệt vời từ việc ngâm chân thường xuyên trong thai kỳ

Để lại một bình luận

Video liên quan

Chủ đề