Kiểu khí hậu chính của tiền giang là gì

Chi tiết tin

Your browser does not support the audio element.

Tiền Giang: Chủ động chuyển đổi để thích nghi với biến đổi khí hậu

10/06/2019 - Lượt xem: 1128

Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết, nhận thức của các ngành, các cấp, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng được nâng cao. Nhiều mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu được nhân rộng. Sản xuất nông nghiệp chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững.

Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết, nhận thức của các ngành, các cấp, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng được nâng cao. Nhiều mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu được nhân rộng. Sản xuất nông nghiệp chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững.

Tỉnh đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa với diện tích 12.906 ha. Trong đó, chuyển sang cây ăn trái trên 9.800 ha, chuyển sang màu chuyên canh và nuôi thủy sản trên 3.000 ha. Ngoài ra, luân canh màu trên nền đất lúa bình quân mỗi năm trên 10.000 ha.

Được sự khuyến khích của Nhà nước, nông dân vùng duyên hải Gò Công tích cực khắc phục khó khăn do hạn hán và xâm nhập mặn, đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nhằm phát huy tốt tiềm năng lao động, đất đai, xây dựng và nhân rộng những mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả. Đến nay, tỉnh đã thực hiện cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 20.000 ha. Trong đó, cắt vụ (giảm bớt một vụ lúa và để đất trống khi vào cao điểm hạn mặn) trên 5.200 ha, chuyển sang trồng màu trên 4.200 ha, chuyển vụ trên 7.200 ha. Diện tích còn lại chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thay cây lúa bằng trồng cây ăn quả khác như thanh long, mãng cầu...

Hiện huyện Gò Công Đông đã chuyển đổi hơn 140 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng thanh long và bước đầu đạt kết quả rất khả quan. Theo ông Võ Văn Huệ, nông dân trồng thanh long ruột đỏ tại xã Kiểng Phước, một xã ven biển của huyện Gò Công Đông cho biết, cây thanh long thích hợp với thổ nhưỡng, dễ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, tại địa phương, nông dân đã thành công trong việc đưa cây sả xuống chân ruộng, hình thành nên vùng chuyên canh sả lớn nhất tỉnh với diện tích trên 1.500 ha, mỗi năm cho sản lượng trên 20.000 tấn sản phẩm. Thời gian qua, cây sả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và giúp cho nhiều nông dân địa phương khắc phục tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn, sớm dựng nên cơ nghiệp bền vững nơi đầu sóng ngọn gió. Nói về hiệu quả của loại cây này, anh Nguyễn Văn Hoàng, ngụ xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông chia sẻ: "Vùng đất này ngày xưa phèn nên làm lúa rất thất, không có kinh tế nên chuyển sang cây sả, gia đình tôi trồng được 5 công, bình quân thu hoạch 1,8 tấn đến 2 tấn/công, tôi thấy trồng sả có hiệu quả kinh tế hơn lúa và các cây trồng khác, thu nhập cũng khá".

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tỉnh đang nỗ lực để chuyển đổi sản xuất thông qua những việc làm và giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn. Phương châm là biến thách thức, trở ngại thành cơ hội phát triển bền vững, phù hợp chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát huy được tiềm năng đất đai, lao động, giúp nông dân làm giàu. Đề cập đến cơ chế chính sách đầu tư trong thời gian tới, ông Hóa nói: "Về cơ chế chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh, hiện chúng tôi đang có 4 dự án đầu tư lớn, đó là dự án đầu tư nuôi thủy sản công nghệ cao, dự án khu chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp, dự án khu dịch vụ hậu cần nghề cá và dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...".

Nhìn lại quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 120 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, có thể nói, tỉnh đang phát triển theo hướng "thuận thiên" để thích ứng với biến đổi khí hậu, biến thách thức thành thời cơ để phát triển bền vững. Nhiều giải pháp phi công trình được triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn, nhưng với sự vào cuộc chủ động, quyết liệt và sáng tạo của các cấp chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh, tin tưởng rằng tỉnh Tiền Giang sẽ thành công hơn nữa trong việc đưa Nghị quyết 120 vào cuộc sống.

Lam Anh

Tương phản

Đánh giá bài viết(0/5)

Chủ đề