Vì sao chữ grammy không có có hội để phát triển

Tại Lễ trao giải Grammy lần thứ 64 diễn ra tại Las Vegas (Mỹ) sáng 4.4 (giờ Việt Nam), người dẫn chương trình Trevor Noah đã giới thiệu đoạn video của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được phát trước phần biểu diễn Free của John Legend. “Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, âm nhạc vẫn có sức mạnh vực dậy tinh thần và mang đến cho bạn hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn. Và không ai cần chút hi vọng trong lúc này hơn người dân Ukraine”, nam MC bày tỏ.

Video có sự xuất hiện của ông Volodymyr Zelensky như một phần của hoạt động tri ân đặc biệt đối với Ukraine, quốc gia đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt

Trong video được ghi hình từ trước, ông Zelensky đã lên tiếng về tình hình căng thẳng tại đất nước mình, nơi đang xảy ra chiến sự căng thẳng với Nga.

Ông Volodymyr Zelensky kêu gọi các nghệ sĩ có mặt tại sự kiện cũng như công chúng quốc tế ủng hộ Ukraine. Nhà lãnh đạo 44 tuổi lên tiếng: “Hãy lấp đầy khoảng lặng bằng âm nhạc của các vị! Hãy lấp đầy chúng ngày hôm nay để kể câu chuyện của chúng ta. Hãy nói sự thật về cuộc chiến này trên mạng xã hội của bạn, trên TV. Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng bất kỳ cách nào bạn có thể. Bất kỳ cách nào - nhưng không phải là im lặng. Và rồi hòa bình sẽ tới”.

John Legend (giữa) cùng hai nghệ sĩ Mika Newton và Siuzanna Iglidan biểu diễn trên sân khấu Grammy giữa những hình ảnh đau thương được chiếu phía sau. Trang phục của họ mang hai màu chủ đạo trên quốc kỳ Ukraine: xanh dương và vàng

Bài phát biểu của Tổng thống Ukraine khiến nhiều khán giả không khỏi xúc động. Được biết, trước khi sự kiện Grammy 2022 diễn ra, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Hoa Kỳ (NARAS) đã hợp tác với Global Citizen và chiến dịch Stand Up For Ukraine để tạo ra một phân đoạn đặc biệt trong lễ trao giải trực tiếp.

Harvey Mason Jr - Giám đốc điều hành của NARAS, tuyên bố: “Chúng tôi rất đau lòng trước tình hình ở Ukraine, nhưng vẫn cảm động trước tinh thần kiên cường được thể hiện ở đó mỗi ngày. Chúng tôi hi vọng phân đoạn này sẽ truyền cảm hứng cho khán giả khắp thế giới tham gia để hỗ trợ những nỗ lực nhân đạo quan trọng”.

Tin liên quan

(CLO) Dù được đề cử và có lượt ủng hộ đông đảo, nhưng BTS lại một lần nữa trượt giải Grammy. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, sự kiện lần này không phải là “thất bại” của nhóm nhạc nam đình đám nhất Hàn Quốc này.

Được đề cử ở hai hạng mục: trình diễn song ca và nhóm nhạc xuất sắc nhất cho ca khúc của mùa hè năm 2021 - "Butter", tuy nhiên BTS đã không thể nắm trong tay giải thưởng tại lễ trao giải Grammy 2022. Giải thưởng đã thuộc về Doja Cat và SZA với ca khúc hit "Kiss Me More".

Đây là lần thứ hai BTS trượt giải Grammy một cách đầy tiếc nuối. - Ảnh: Internet

“Lần này BTS đã ra về tay trắng nhưng không có nghĩa là mục tiêu cao cả của nhóm không đạt được. Vì vậy, chúng ta không nên gọi đây là một thất bại, đây là một cơ hội của BTS để vươn tầm quốc tế và là động lực để tiếp tục phấn đấu”, Kim Jin Woo - giáo sư âm nhạc kinh doanh tại Viện Nghệ thuật Seoul và trưởng nhóm nghiên cứu bảng xếp hạng album/ streaming Gaon, phát biểu trong một cuộc trò chuyện với phóng viên.

Nhà phê bình âm nhạc Han Dong Yoon cũng đồng tình với quan điểm trên khi ông cho rằng: “Kể từ khi sự nổi tiếng của 'Butter' lan rộng khắp thế giới, rất nhiều người yêu mến nhóm nhạc có thể đã phải thất vọng vì tin tức lần này. Nhưng đây mới chỉ là lần thứ hai BTS trượt giải thưởng. Các ngôi sao Hybe đã mở rộng tầm và tài của họ trong vài năm qua, vì vậy tôi tin rằng một ngày nào đó họ sẽ nhận được cái gật đầu từ Grammy".

Trước lễ trao giải Grammy diễn ra tại MGM Grand Garden Arena ở Las Vegas năm nay, nhiều dự đoán cho rằng "Butter" có khả năng cao sẽ ẵm giải. Bài hát này đã "gây bão" trên nhiều bảng xếp hạng toàn cầu, thống trị bảng xếp hạng đĩa đơn chính của Billboard trong 10 tuần sau khi phát hành vào ngày 21 tháng 5 năm ngoái.

Hơn thế BTS cũng đã được vinh danh tại các giải thưởng âm nhạc lớn khác bao gồm American Music Awards và Billboard. Những yếu tố kể trên đã làm dấy lên kỳ vọng rằng họ sẽ là nghệ sĩ xứ Hàn đầu tiên dành được giải Grammy. “Nhưng có vẻ như  giải Grammy vẫn đóng cửa với các nhạc sĩ châu Á", nhà phê bình âm nhạc Han Dong Yoon nói thêm.

Giáo sư nhân chủng học văn hóa của Đại học George Mason Hàn Quốc - Lee Gyu Tag đã thẳng thắn chỉ ra rằng Grammy luôn rất khó khăn với các nhóm nhạc thần tượng. “Trong lịch sử, các nhóm nhạc dù là nam hay nữ đều luôn gặp phải sự cản trở trong việc nhận được giải đề cử Grammy cho dù họ có nổi tiếng như thế nào. Có vẻ như hầu hết các nhà tổ chức đều không thích phong cách âm nhạc này. Thiên hướng 'nghệ thuật toàn vẹn' của họ hà khắc đến mức ngay cả BTS - một nhóm nhạc có tầm ảnh hưởng lớn về văn hóa và xã hội cũng không thể vượt qua. Có vẻ như quan điểm của họ về Kpop và các ngôi sao Kpop vẫn chưa thay đổi”, ông nói. 

BTS trong lần đầu tiên biểu diễn tại Grammy năm 2020 - Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, một số người hâm mộ nhóm nhạc nam tỏ ra thất vọng trước lễ trao giải năm nay vì đã không công nhận tài năng của BTS. Một fan viết trên Twitter: “Năm nào ban tổ chức Grammy cũng dùng BTS làm mồi nhử để tăng tỷ suất người xem, nhưng họ chưa bao giờ trao giải. Ấy vậy, BTS vẫn làm rung chuyển sân khấu ngày hôm nay. Các chàng trai mãi là những người biểu diễn tốt nhất trong lòng tôi".

Một người khác cũng viết bình luận an ủi các idol của mình: “Mọi người đều biết rằng BTS xứng đáng nhận được giải thưởng, vì vậy tôi hy vọng các thành viên không thất vọng. Tất cả chúng tôi đều rất tự hào về các bạn".

Trong lễ trao giải vào Chủ nhật vừa rồi, BTS đã khiến khán giả yêu âm nhạc trên toàn thế giới thán phục với màn trình diễn "Butter" đầy lôi cuốn và hấp dẫn khi hóa thân thành các mật vụ bí ẩn. Đây là lần thứ ba ban nhạc được biểu diễn tại Lễ trao giải Grammy.

Một lần nữa trượt giải nhưng BTS vẫn không ngừng cố gắng trên chặng đường âm nhạc của riêng họ. Được biết, vào ngày 8 và 9 tháng 4, ban nhạc hàng đầu K-pop này sẽ tổ chức hai buổi hòa nhạc trực tiếp mang tên "BTS PERMISSION TO DANCE ON STAGE - LAS VEGAS", tại sân vận động Allegiant ở Las Vegas, Mỹ. Nhóm nhạc cũng sẽ tổ chức hai buổi diễn nữa vào ngày 15 và 16 tháng 4 trong chuyến lưu diễn toàn cầu của mình.

Minh Anh (Theo TheKoreaTimes)

Không được giải thì... bỏ về!

Tình trạng nghệ sĩ bỏ về giữa chừng vì không được trao giải, thậm chí không đến nhận giải, xảy ra khá phổ biến

Một giải thưởng âm nhạc mới diễn ra cách đây vài ngày gây ồn ào dư luận bởi cách ứng xử của giới văn nghệ sĩ. Những hình ảnh khó coi từ hàng ghế khách mời đã làm giảm giá trị của một giải thưởng lớn tồn tại gần 20 năm.

Làm khổ ban tổ chức

Ở lễ trao thưởng này, vì được truyền trực tiếp nên không chỉ khán giả ở sân khấu mà khán giả xem truyền hình cũng thấy khó coi cảnh nghệ sĩ lục tục kéo nhau ra về sau mỗi hạng mục giải thưởng được công bố. Hàng ghế VIP (dành cho nghệ sĩ trong danh sách đề cử) bỗng chốc vắng tanh, chỉ còn cha con ca sĩ Trọng Hiếu. Không ít lần, máy quay “chộp” được hình ảnh Trọng Hiếu ngơ ngác nhìn đồng nghiệp của mình bỏ về.

Việc được dự giải Grammy là mơ ước của nhiều người, trái ngược với nhiều giải thưởng trong nước Ảnh: Reuters

Chuyện nghệ sĩ quần là áo lượt rôm rả đến khoe dáng ở sảnh nhưng khi trao giải thì lục tục bỏ về vì không được xướng tên vốn không còn lạ, xảy ra ở nhiều lễ trao giải. Ngược lại, ở một số giải, vì cách tổ chức “bí mật giờ chót” nên xảy ra chuyện nghệ sĩ không tới dự dù được mời và trúng giải. Nghệ sĩ Quyền Linh chia sẻ: “Không ít lần tôi bật khóc vì sự lạnh lùng, vô tình của chính đồng nghiệp mình”.

Số là trong vai trò người tổ chức một giải thưởng điện ảnh của Hội Sân khấu Điện ảnh TP HCM, nghệ sĩ Quyền Linh chạy đôn chạy đáo lo toan để giải thưởng được chu toàn. Vì hội không có kinh phí nên Quyền Linh phải nhờ đến một số đồng nghiệp thân thiết. Nhưng lúc lễ trao giải diễn ra, chỉ còn 5 phút nữa đến lượt trao cho nghệ sĩ A, ban tổ chức (BTC) gọi điện mãi thì người này bảo “đang trên đường tới”. Đến khi được xướng tên, bóng dáng nghệ sĩ A chẳng thấy đâu. Tìm hiểu hậu trường mới biết nghệ sĩ A không đến vì… sợ “quê”, không trúng giải.

Trông người mà ngẫm đến ta...

Sẽ là khập khiễng nếu so sánh nhưng hẳn ai cũng phải khao khát khi nhìn những lễ trao giải diễn ra trên thế giới như Oscar hay Grammy. Cứ đến những mùa lễ hội này, sao hạng A khắp thế giới lại đổ về. Đó thực sự là mùa lễ hội mà cả công chúng đến nghệ sĩ đều khao khát có được vé tham dự. Bởi lẽ, chuyện giải thưởng, chuyện quảng bá thương hiệu và sự vinh dự khi được tham dự giải thưởng là những phần tách biệt nhau. Hình ảnh các nghệ sĩ có mặt đông đủ, luôn dõi theo mọi khoảnh khắc diễn ra lễ trao giải một cách nghiêm túc nhất và đứng lên vỗ tay chúc mừng người chiến thắng tại Oscar, Grammy, Cannes, VMAs, MTV, thậm chí là các giải thưởng không mấy đình đám như People Choice hay CMA... luôn khiến cho các lễ trao giải thêm giá trị, nghệ sĩ thêm lung linh.

Ở nhiều giải thưởng trên thế giới, BTC còn phải lập cả đội kiểm soát viên luôn trong tư thế sẵn sàng mời khách không mời rời khỏi khuôn viên giải thưởng. Khách không mời có khi là khán giả nhưng phần lớn là những người đang mon men vào con đường nghệ thuật với khát khao cống hiến và được nổi tiếng mãnh liệt. “Nhìn vào những hình ảnh đó, giá trị giải thưởng đó, ai chẳng khao khát được dự, được mời. Đâu phải tự nhiên mà người ta lại gán 2 chữ “danh giá” vào sau tên giải thưởng. Chỉ điều đó thôi cũng đủ có bận mấy cũng không thể lỡ giải thưởng” - một nghệ sĩ gạo cội nói.

Nói thế để thấy văn hóa giao tiếp, ứng xử của một số nghệ sĩ trong làng showbiz Việt còn khá kém. “Mỗi giải thưởng dù lớn hay nhỏ đều ghi nhận sự cống hiến. Việc nghệ sĩ được tôn vinh cũng do công chúng bình chọn, gửi gắm, muốn họ có nhiều đóng góp hơn nữa cho nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Thái độ, ứng xử không phù hợp, bỏ về hay không đến nhận giải không chỉ làm mất đi giá trị giải thưởng mà còn đánh mất hình ảnh của họ trong công chúng” - một nghệ sĩ ưu tú đúc kết.

PG thế chỗ nghệ sĩ vắng mặt

Chuyện nghệ sĩ mời không đến vì ngại không có giải xảy ra nhiều đến mức BTC giải thưởng luôn phải chuẩn bị sẵn một đội ngũ PG ăn mặc lộng lẫy như nghệ sĩ, sẵn sàng thay thế. Đại diện một công ty truyền thông cho biết cách đối phó này chẳng giống ai nhưng buộc phải làm thế để hình ảnh lên truyền hình được tròn trịa.

“Không ít lần nghệ sĩ hỏi trước chúng tôi về kết quả giải thưởng rồi mới quyết định đến dự lễ hay không. Điều đó thật sự gây nhiều khó khăn cho chúng tôi vì BTC muốn có một buổi tiệc sum vầy dành cho nghệ sĩ. Ý nghĩa đó lớn hơn cả việc tôn vinh một cá nhân nào. Nhưng dường như mọi người không hiểu, thậm chí là phớt lờ ý nghĩa của chương trình” - đại diện này nói.

THÙY TRANG

Video liên quan

Chủ đề