Chất đồng vận là gì






Như chúng ta đã biết thuốc tác dụng lên cơ thể theo nhiều cơ chế khác nhau(biến đổi enᴢуm, gắn ᴠới receptor, biến đổi hóa học,....) ᴠà chủ уếu quan trọng nhất đó là theo cơ chế gắn ᴠới receptor haу còn gọi là thụ thể.

Bạn đang хem: Chất chủ ᴠận là gì

TÁC DỤNG CỦA THUỐC VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG

5 (100%) 2 votes

TÁC DỤNG CỦA THUỐC

HÓA DƯỢC – DƯỢC LÝ I

MỤC TIÊU HỌC TẬP:

  1. Trình bày được các tác dụng của thuốc.
  2. Nêu được 3 cơ chế tác dụng chính của thuốc và minh họa bằng các thí dụ cụ thể.

NỘI DUNG CHÍNH:

Tác dụng của thuốc là kết quả của quá trình tương tác giữa thuốc với các thành phần của tế bào trong cơ thể, tạo nên những đáp ứng của các tổ chức đối với thuốc.

Thông thường thuốc có tác dụng điều hòa (tăng cường hoặc ức chế) một hoặc một vài chức năng nào đó của cơ thể chứ không tạo ra chức năng mới.

1. Các tác dụng của thuốc

1.1. Tác dụng chính và tác dụng phụ:

  • Tác dụng chính: Là tác dụng mong muốn đạt được trong điều trị
  • Tác dụng phụ: Là tác dụng không muốn có trong điều trị nhưng vẫn xuất hiện khi dùng thuốc.
  • Thí dụ: Diazepam có tác dụng chính là an thần, gây ngủ còn có tác dụng phụ là gây phụ thuộc thuốc nếu dùng thuốc kéo dài.
  • Trong điều trị người ta thường tìm các biện pháp để giữ tác dụng chính. Và hạn chế tác dụng phụ của thuốc bằng cách chọn đường dùng thuốc, thời điểm uống thuốc, dạng bào chế thích hợp hoặc kết hợp với thuốc khác một cách hợp lý. Thí dụ với thuốc có mùi vị khó chịu, kích ứng đường tiêu hóa nên chọn dạng thuốc đạn đặt trực tràng. Hoặc các thuốc bị thức ăn làm giảm độ hấp thu thì nên uống thuốc vào lúc đói…

1.2. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân:

  • Tác dụng tại chỗ là tác dụng đạt được tại nơi tiếp xúc với thuốc trước khi hấp thu. Thí dụ: cồn ASA bôi tại chỗ để chống nấm ngoài da. Hydroxyd nhôm uống để che phủ vết loét niêm mạc đường tiêu hoá…
  • Tác dụng toàn thân: Là tác dụng xảy ra sau khi thuốc được hấp thu, phân bố đến các tổ chức và gây ra đáp ứng. Thí dụ: tác dụng giảm đau sau khi uống hoặc tiêm morphin.
  • Thuốc tại chỗ nếu dùng nhiều, trên diện rộng và đặc biệt khi da bị tổn thương thì có thể xảy ra tác dụng toàn thân và gây độc do thuốc được hấp thu.
  • Ngày nay , người ta  còn ứng dụng thuốc  dùng tại chỗ để điều trị toàn thân. Thí dụ miếng dán Nitroglycerin được dán lên vùng ngực gần tim để thuốc ngấm vào cơ thể chống cơn đau thắt ngực.

Xem thêm:

1.3. Tác dụng chọn lọc và tác dụng đặc hiệu:

  • Tác dụng chọn lọc là tác dụng của thuốc ở mức liều điều trị biểu hiện rõ rệt nhất, mạnh nhất trên một tổ chức nào đó của cơ thể. Thí dụ Codein có tác dụng ức chế trung tâm ho.
  • Tác dụng đặc hiệu hay đặc trị là tác dụng chọn lọc của thuốc trên một tác nhân gây bệnh nhất định. Thí dụ: Clarithromycin có tác dụng trên vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.

1.4. Tác dụng hồi phục và tác dụng không hồi phục:

  • Tác dụng hồi phục là tác dụng của thuốc có giới hạn nhất định về thời gian. Khi nồng độ thuốc giảm đến mức không đủ để gây tác dụng phụ thì tác dụng phụ biến mất và chức năng của cơ quan lại được hồi phục. Thí dụ: Atropin gây giãn đồng tử trong khoảng 7-10 giờ, sau khoảng thời gian đó chức năng của đồng tử lại được phục hồi.
  • Tác dụng không hồi phục là tác dụng của thuốc làm cho một phần hoặc một tính năng nào đó của một tổ chức mất khả năng hồi phục. Thí dụ: Tetracyclin tạo phức hợp bền vững với Calci ở men răng và xương làm cho men răng có mầu xỉn đen vĩnh viễn. Tác dụng không hồi phục thường gây  trở ngại cho việc sử dụng thuốc.

1.5. Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập (đối kháng):

  • Khi dùng đồng thời 2 hay nhiều thuốc trong điều trị, các thuốc đó có thể ảnh hưởng đến tác dụng của nhau.
  • Trường hợp các thuốc tăng cường tác dụng của nhau hoặc có cùng hướng tác dụng được gọi là tác dụng hiệp đồng. Thí dụ: Trong phác đồ điều trị lao người ta phối hợp các thuốc trị lao. (Isoniazid, Streptomycin, Ethambutol…) với nhau để làm tăng tác dụng điều trị và phòng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn lao.
  • Trường hợp các thuốc làm giảm tác dụng của nhau người ta gọi đó là tác dụng đối kháng hoặc đối lập. Thí dụ: Nalorphin có tác dụng đối kháng với Morphin nên được dùng để giải độc Morphin khi dùng quá liều.

2. Cơ chế tác dụng của thuốc

Thuốc phát huy tác dụng trong cơ thể theo những cơ chế khác nhau, đó là:

2.1. Cơ chế hoá sinh:

2.1.1. Tác dụng của thuốc trên receptor

Trong cơ thể thuốc thường chỉ gắn với một loại tế bào. hoặc một số thành phần của tế bào được gọi là receptor (thụ thể) để tạo nên sự đáp ứng sinh học. Có 2 loại receptor:

  • Receptor màng tế bào: Tồn tại trên bề mặt tế bào.
  • Receptor nội bào: Tồn tại bên trong tế bào.
  • Các receptor có khả năng liên kết chọn lọc với thuốc.

2.1.2. Tác dụng của thuốc trên enzym

Trên enzym các thuốc có thể chia thành 2 loại:

  • Các thuốc ức chế enzyme: có tác dụng kìm hãm enzyme. Thí dụ các kháng sinh nhóm penicilin có tác dụng diệt khuẩn là do ức chế enzym transpeptidase. Là enzym tham gia vào quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn do đó vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt.
  • Các thuốc gây hoạt hoá enzym: Thí dụ các thuốc như rifampicin có tác dụng làm tăng sự tạo thành enzym cytocrom P450 ở gan. (là enzym giữ vai trò quan trọng đối với chuyển hoá thuốc trong cơ thể). Do đó thúc đẩy quá trình chuyển hoá của nhiều thuốc khác nên rút ngắn thời gian tác dụng của thuốc.

2.1.3. Tác dụng của thuốc trên hệ thống vận chuyển qua  màng sinh học:

Màng tế bào có các kênh vận chuyển ion. Các kênh này có tính thấm chọn lọc đối với các ion khác nhau. Và giữ vai trò vận chuyển ion Na+, K+, Cl+, Ca++ ….

Một số thuốc do ảnh hưởng đến sự vận chuyển ion của các kênh nên đã dẫn đến những tác dụng nhất định. Thí dụ Nifedipin có tác dụng chẹn kênh Calci. Do đó ngăn cản Ca++ vào tế bào cơ tim và tế bào cơ trơn thành mạch nên được dùng để hạ huyết áp và chống cơn đau thắt ngực.

2.2. Các cơ chế khác:

Ngoài những cơ chế đã nêu, thuốc còn có thể tác dụng theo một số cơ chế khác, đó là:

  • Cơ chế vật lý: thí dụ than hoạt. Người ta ứng dụng tính chất hấp phụ của nó để chữa ngộ độc, đầy bụng …
  • Cơ chế hoá học: dùng các thuốc có tính kiềm nhẹ để trung hoà acid dịch vị trong điều trị viêm loét dạ dày. Thí dụ Hydroxyd nhôm, Hydroxyd Magnesi…

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

Liệt mặt có rất nhiều nguyên nhân, tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể là gì mời bạn đọc theo dõi phần tư vấn của BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn - Phó khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115.

Lời đầu tiên, MC xin phép được thay mặt ban biên tập AloBacsi gửi đến BS Nguyễn Cao Viễn lời chúc mừng BS đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp BS chuyên khoa 2. BS có thể chia sẻ đôi điều về công trình nghiên cứu được đề cập đến trong luận văn của mình được không ạ?

BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn:

Từ lâu, tôi đã quan tâm tới mảng liệt để điều trị cho người bệnh. Đề tài luận văn chuyên khoa 2 của tôi là liệt đám rối thần kinh tay. Vấn đề này có rất nhiều thể loại khác nhau. Tuy nhiên đề tài luận văn chỉ đề cập đến vấn đề rất nhỏ là liệt không hoàn toàn. Đề tài cũng đã được hội đồng đánh giá khá tốt.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng liệt mặt?

BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn:

Liệt mặt có khoảng 175 nguyên nhân khác nhau, được chia thành 6-8 nhóm chính. Một số nhóm chính thường gặp như: mạch máu não, nhiễm trùng, virus, chấn thương, ung bướu, tự miễn.

Ở Việt Nam, chúng ta gặp tương đối nhiều: tai biến mạch máu não, u tuyến mang tai, nhiễm khuẩn do virus hoặc thời tiết lạnh.

2. Các phương pháp điều trị liệt mặt là gì? Khi nào cần phẫu thuật?

BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn:

Liệt mặt có rất nhiều nguyên nhân, tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

Ví dụ: tai biến mạch máu não thì phải điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp mạch. Nếu như liệt do virus thì phải điều trị bằng thuốc trước. Liệt do nhiễm lạnh thì điều trị bằng vật lý trị liệu và thuốc.

Vấn đề phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7 được đề cập đến khi những phương pháp điều trị nội khoa thất bại. Thời gian điều trị nội khoa kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.

Liệt dây thần kinh số 7 được chia thành 2 nhóm: liệt trung ương và liệt ngoại biên.

Nếu liệt trung ương như u não; liệt ngoại biên do vết thương thì phải phẫu thuật sớm. Hoặc là trong quá trình phẫu thuật u thần kinh, u tuyến mang tai phát hiện đứt dây thần kinh thì phải truyền ghép thần kinh liền. Như vậy, khả năng phục hồi của người bệnh sẽ sớm hơn, tốt hơn.


MC Hiền Thục và BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn - Phó khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115

3. Liệt mặt nhiều năm/ nhiều tháng, chữa được không?

BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn:

Vấn đề phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7 không đề cập đến thời gian liệt bao lâu. Nếu liệt lâu mà chức năng của người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều thì vẫn có thể phẫu thuật được. Một số người liệt 50 năm nhưng đến già mới phát hiện ra vẫn có khả năng phẫu thuật.

Tuy nhiên, để phẫu thuật được còn liên quan đến nhiều vấn đề như sức khỏe, các bệnh lý kèm theo, tình trạnh hiện tại của người bệnh,...

Liệt dây thần kinh số 7 được điều trị sớm thì cách thức điều trị sẽ khác với người điều trị muộn.

Trường hợp trên, theo tôi vẫn điều trị được nếu bệnh lý kèm theo của bệnh nhân không chống chỉ định với phẫu thuật. Đa phần phẫu thuật những trường hợp liệt muộn là chuyển cơ, chuyển khối cơ từ nơi khác lên, nối ghép các thần kinh bên cạnh như thần kinh cơ cánh, thần kinh 11, thần kinh 12. Như vậy, nếu bệnh nhân có sức khỏe tốt, bệnh nền tốt thì vẫn có thể phẫu thuật để lấy lại nụ cười.

4. Vì sao có hiện tượng “đồng vận” và cách khắc phục như thế nào?

BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn:

Liệt dây thần kinh số 7 được chia thành 2 nhóm.

Liệt bell, tức là liệt toàn bộ, mắt không nhắm, miệng méo sang một bên. Đa phần liệt hoàn toàn là liệt ngoại biên. Liệt hoàn toàn phải chuyển cơ, nối thần kinh trực tiếp, hoặc ghép thần kinh từ bên này sang bên kia.

Hiện tượng đồng vận có 2 trường hợp.

Thứ nhất, sau khi liệt dây thần kinh số 7 hồi phục thì có hiện tượng đồng vận. Chẳng hạn, sau 1 đêm ngủ, bạn bị lạnh, liệt dây thần kinh số 7 khiến bạn bị méo miệng. Sau thời gian tập vật lý trị liệu, massage, châm cứu thì bệnh nhân hồi phục lại. Khi đó, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng vận.

Hiện tượng đồng vận là khi bạn chu miệng thì mắt nhỏ lại, hoặc nhắm mắt lại thì miệng bị kéo ra sau; khi cười mắt bị nhắm lại. Những hiện tượng như vậy sẽ làm cho người bệnh rất khó chịu. Đặc biệt, người bệnh lúc nào cũng cảm thấy mặt bị co rút.

Khi bệnh nhân bị liệt xong, dây thần kinh tạm thời bị gián đoạn. Những dây thần kinh bị tổn thương bắt đầu mọc ra, đi lộn chỗ và không đi đúng theo định hướng. Trước đây, thay vì nhắm mắt là 1 dây thần kinh độc lập thì giờ nó bị ảnh hưởng bởi các nhánh khác. Đó được gọi là hiện tượng đồng vận.

Khi thần kinh tạm thời bị liệt thì cơ vùng đó không hoạt động. Nếu như không tập vật liệu thì sẽ dẫn tới hiện tượng sơ dính, cơ teo lại và thoái hóa. Và sau này có hồi phục được thì cơ cũng sẽ không trở lại chức năng ban đầu. Bởi vì cơ vùng mặt có khoảng 43 cơ, chia đều cho mỗi bên. Nếu phục hồi bằng chuyển cơ thì chỉ chuyển được 1 cơ, và không thể phục hồi lại nụ cười tuyệt vời. Tuy nhiên, khi nói thì vẫn còn hiện tượng méo miệng.

Khi mà hiện tượng thần kinh mọc lộn chỗ dẫn tới tình trạng co thắt rất dữ dội. Sau khi điều trị xong, người bệnh sẽ cảm giác dễ chịu trên khuôn mặt. Người bệnh cần hiểu là khi cơ đã hư ở một số vùng rồi thì khắc phục rất khó và không thể đưa lại nụ cười như ban đầu.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân ở giai đoạn sớm, hiện tượng co thắt cơ chỉ mọc nhiều ở 1 nhánh thì sau khi phục hồi nụ cười bệnh nhân trở lại rất tốt.

(Mời xem tiếp Phần 2- Tháo gỡ tất tần tật thắc mắc về hiện tượng đồng vận do liệt dây thần kinh số 7: //www.benhvien115.com.vn/tu-van-bac-si/thao-go-tat-tan-tat-thac-mac-ve-hien-tuong-dong-van-do-liet-day-than-kinh-so-7/20210325110253415)

Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi com

Video liên quan

Chủ đề