Vì sao cần phải bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Đề án “Chương trình phát triển mỗi làng một nghề giai đoạn 2006-2015” gắn với triển khai Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Theo đó, mỗi làng sẽ tự chọn và quyết định hình thành, phát triển một nghề; mỗi xã quyết định phát triển ít nhất một làng nghề có sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Tại Thanh Hóa, trên địa bàn các huyện miền núi hiện có 116 làng nghề truyền thống với 10.425 hộ làm nghề. Trong đó có 52 làng nghề dệt thổ cẩm, 22 làng nghề ủ rượu cần, 15 làng nghề nấu rượu siêu men lá, 11 làng nghề mây tre đan... Một số nghề truyền thống đã có những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét văn hóa của các DTTS được lưu truyền đến ngày nay.

Vì sao cần phải bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống
Vì sao cần phải bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống
Vì sao cần phải bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống
Vì sao cần phải bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống
Vì sao cần phải bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống
Dệt truyền thống tại Hợp tác xã dịch vụ, sản xuất, kinh doanh dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp. Ảnh: TTXVN

Những năm gần đây, nhờ có cơ chế, chính sách phù hợp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung, nghề truyền thống vùng DTTS nói riêng đã được quan tâm gìn giữ và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn vùng DTTS ở tỉnh Thanh Hóa cũng gặp một số khó khăn. Một số làng nghề chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, thậm chí một số nghề có nguy cơ biến mất do không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất công nghiệp hàng loạt.

Phần lớn các nghề, làng nghề truyền thống còn duy trì ở các huyện miền núi chỉ ở phạm vi hộ gia đình, trong bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới với nước bạn Lào, chưa có hướng phát triển, mở rộng. Đối tượng duy trì làm nghề của các nghề truyền thống còn hạn chế, chỉ tập trung vào đối tượng trung niên, cao tuổi, hoạt động trong thời gian nông nhàn. Sản phẩm từ làng nghề truyền thống chủ yếu sử dụng cho gia đình, trong nội vùng DTTS, ít được bán cho du khách...

Ông Mai Xuân Bình, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Xác định việc bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng DTTS và miền núi là quan trọng, cần thiết, ngày 10-11-2015, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 4620/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng DTTS tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020”. Theo đó, đề án nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm từ nghề, làng nghề truyền thống; quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn;tạo điều kiện để đào tạo nghề cho lao động nông thôn, miền núi,tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo;bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc...

Thời gian tới, các ngành, các cấp của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tuyên truyền tới đồng bào các DTTS về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống của dân tộc mình để người dân tích cực tham gia bảo tồn, lưu giữ những sản phẩm truyền thống độc đáo. Đồng thời quan tâm hơn đến việc truyền nghề, dạy nghề cho những người trong độ tuổi lao động, thanh, thiếu niên. Quy hoạch, đầu tư kinh phí để phát triển nghề, làng nghề truyền thống gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, với phong tục tập quán và nguồn lao động tại chỗ...

DƯƠNG SAO

07:30' - 22/05/2022

BNEWS Nhờ sự phát triển ổn định của các làng nghề, nhiều làng thuần nông nay đã có nghề tiểu thủ công nghiệp.

Trong khuôn khổ các hoạt động Festival làng nghề truyền thống vùng miền lần thứ I tỉnh Quảng Nam năm 2022 do Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức (từ ngày 19 - 22/5), ngày 21/5, Ban tổ chức Festival đã tổ chức tọa đàm giải pháp bảo tồn, phát triển nghề truyền thống; tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm nghề, OCOP, công nghệ nông thôn thiêu biểu. Tham dự tọa đàm có lãnh đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương tỉnh Quảng Nam cùng các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nghề của các tỉnh tham gia Fesstival.

Trên cơ sở tình hình phát triển hiện nay của làng nghề tại các địa phương trong vùng, các đại biểu đã phân tích những thành quả của các làng nghề trong việc mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đại bộ phận lao động ở nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của các tỉnh trong vùng.

Nhờ sự phát triển ổn định của các làng nghề, nhiều làng thuần nông nay đã có nghề tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, nhất là cải thiện cơ cấu lao động khu vực nông thôn, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Các đại biểu cũng đã chứng minh thu nhập từ các hoạt động kinh tế của các làng nghề cao hơn sản xuất nông nghiệp đơn thuần. Vì thế, địa phương nào có nghề, làng nghề thì ở đó đời sống của người dân thường ổn định hơn cả về giá trị kinh tế và xã hội. Các làng nghề đã tạo ra việc làm thường xuyên cho người lao động, tăng quỹ thời gian làm việc cho người lao động nông nhàn... Tuy nhiên, do đời sống công nghệ ngày phát triển nên thời gian qua việc bảo tồn và phát triển các làng nghề của tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung gặp nhiều khó khăn: Nguồn nguyên liệu khan hiếm, thiếu lao động do sản xuất ở các làng nghề chủ yếu là sản xuất theo hộ gia đình, giá trị lao động thấp khiến người lao động không tha thiết gắn bó với nghề; nguồn vốn đầu tư cho các làng nghề còn hạn hẹp, một số công trình hạ tầng phục vụ làng nghề được Nhà nước đầu tư chưa phát huy hiệu quả, trong khi các hộ sản xuất không đủ vốn để mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, sản phẩm của các làng nghề tiêu thụ chậm trên thị trường vì mẫu mã kém, ít có sự thay đổi, đột phá, giá thành  lại cao hơn một số sản phẩm tiện lợi hiện nay như: rổ nhựa, nệm, chiếu nhựa thay cho chiếu cói, mũ vải thay cho nón lá… Vì vậy, một số làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi cùng các kỹ năng và bí quyết nghề truyền thống của các tỉnh miền Trung và tỉnh Quảng Nam có nguy cơ mai một, thất truyền. Trước thực trạng đó, các đại biểu đã nghiên cứu, thảo luận dựa trên điều kiện tự nhiên và thực tế thị trường và thị hiếu của người dân; đồng thời, đưa ra nhiều giải pháp trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề khu vực miền Trung.

Ông Phạm Văn Thành - Chủ cơ sở sản xuất bánh chưng Bà Ba Hội (thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cho rằng, để bảo tồn và phát triển làng nghề không chỉ là nỗ lực của các làng nghề mà Nhà nước cần quan tâm quản lý chặt chẽ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, có cơ chế chính sách đồng bộ bởi nguồn vốn hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển các làng nghề hiện nay quá thấp, không đủ điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư sơ sở hạ tầng. Anh Dương Ngọc Truyền - Trưởng làng nghề đúc đồng truyền thống Phước Kiều, ở xã Điện Phương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cho biết, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng Nhà trưng bày cho làng để giới thiệu sản phẩm của làng đến mọi người; nâng cấp hệ thống đường giao thông để tạo điều kiện cho người dân làng nghệ vận chuyển nguyên liệu về sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ; có chính sách hỗ trợ cho các hộ dân làng nghề hoàn cảnh khó khăn có điều kiện sản xuất để bảo tồn và phát triển làng nghề; thu hút con em làng nghề tiếp tục gắn bó với nghề bởi hiện nay thu nhập từ làng nghề khá thấp nên con em làng nghề sau khi học xong văn hóa đều có xu hướng đi làm tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh... Anh Bùi Văn Thông - Chủ cơ sở gỗ mỹ nghệ Văn Lang ở xã Tam An (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) khẳng định, Nhà nước cần có chính sách thu hút thế hệ trẻ gắn với nghề truyền thống, đặc biệt có giải pháp giải quyết nguồn nguyên liệu cho người sản xuất gỗ mỹ nghệ bởi hiện nay nguồn gỗ trên địa bàn tỉnh rất khan hiếm. Cùng với đó, có giải pháp giải quyết đầu ra cho các cơ sở sản xuất, cơ chế chính sách để các doanh nghiệp, cơ sở được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế…

Ông Đỗ Tiên Đạt - Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước thì các nghệ nhân và làng nghề phải quan tâm đầu tư, hướng con em mình gắn bó với làng nghề, đặc biệt phải đoàn kết để bảo tồn làng nghề, không được vụ lợi riêng. Trả lời ý kiến của các đại biểu, đại diện các Sở Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh hợp tác xã tỉnh Quảng Nam đã lý giải các cơ chế chính sách,  nguồn vốn, quy định của Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề.

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương quan tâm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, pháp lý, môi trường sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, cơ sở tại các làng nghề, tạo sự đoàn kết để các làng nghề phát triển. Đặc biệt, hỗ trợ về quy hoạch, đất đai, khoa học - công nghệ, nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.../.

>>>Đến làng nghề làm sạch trong nhà, ngoài ngõ