Vì sao bạn không thể thay đổi bản thân

Ai trong chúng ta đều không hoàn hảo nên đôi khi cần có sự thay đổi vì một mục tiêu nào đó. Việc này đòi hỏi yêu cầu cao.

Có thể là để bản thân trở nên tự tin hơn hoặc là vì một ai đó. Nhưng chung quy lại thì mục đích bạn hướng đến mới là cái quyết định bạn có nên thay đổi hay không.

1.Thế nào gọi là thay đổi?

1.1 Thay đổi bản thân là cần thay đổi về những cái gì?

Có rất nhiều phương diện mà chúng ta có thể thay đổi: nhận thức, hành động, niềm tin và tư duy.

Về nhận thức

Mỗi người chúng ta sinh ra đều có những điểm riêng biệt, chúng ta sống và tồn tại với những điều đặc biệt. Đừng bao giờ tự ti xem thường chính bản thân mình, chúng ta không tôn trọng bản thân mình thì làm sao có thể mong muốn người khác sẽ tôn trọng.

Nhận thức đúng đắn sẽ cho chúng ta cách làm việc đúng đắn, vì vậy hãy nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực nhất để cảm nhận được hạnh phúc dễ dàng đạt được đến nhường nào.

Về hành động

Con người có lúc nóng giận có lúc vui vẻ nếu đúng lúc thì chúng ta không có gì để bàn cãi thêm nhưng nếu “sai người, sai thời điểm” thì bạn sẽ trở thành một con người thô lỗ trong mắt người khác.

Ông bà ta ngày xưa có câu “giận quá mất khôn”, lúc nóng giận lên rồi bạn sẽ không thể lường trước những việc mà bạn sẽ làm, nên đôi khi phải học cách kiềm chế cảm xúc, không nên bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài quá nhiều cũng như hãy tỏ ra mình là một người vui vẻ, hòa đồng, thân thiện dễ gần với mọi người.

Ấn tượng ban đầu tốt đẹp sẽ luôn là ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người. Hãy hành động liên tục, không ngừng, sự thay đổi cần phải có nhiều nỗ lực và tốn nhiều thời gian thì mới đạt được mục tiêu ban đầu đã đề ra.

Vì sao bạn không thể thay đổi bản thân

Về niềm tin

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi lúc mọi việc không được suôn sẻ như chúng ta mong đợi, đừng bi quan nghĩ mọi hướng theo chiều tệ hại mà hãy lạc quan lên, hướng suy nghĩ về những điều tốt đẹp thì tâm trí chúng ta mới thoải mái, có động lực để tìm cách khác mà giải quyết những rắc rối mà ta đang gặp phải. Thay vì nghĩ theo chiều hướng “ mình đã gặp chuyện… thật tệ” thì hãy nghĩ theo chiều hướng “ may mắn là mình vẫn không…” bạn sẽ thấy chuyện đó nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Ý chí, niềm tin đóng vai trò to lớn trong cuộc sống,vì vậy hãy tập cho bản thân sống lạc quan, luôn có niềm tin vào ngày mai tốt đẹp để thành công hơn.

Về tư duy

Không nên cố kiểm soát mọi thứ xung quanh ta, điều đó sẽ khiến bạn trở nên mỏi mệt, bận tâm quá nhiều việc. Chỉ cần cố gắng thay đổi tư duy, tự bản thân ta nên thay đổi để có thể thích nghi với mọi thứ, để bắt kịp tốc độ thay đổi của cuộc sống này.

Xem thêm: 5 cách thay đổi bản thân để sống tốt hơn 

1.2 Nên hay không nên thay đổi bản thân vì một người khác?

Sẽ có những người mà chúng ta cho họ 1 vị trí quan trọng trong ta, họ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cách chúng ta suy nghĩ cũng như hành động. Nhưng để nói đến việc thay đổi vì họ thì chúng ta cần xem xét ở nhiều mặt khác nữa. Chẳng hạn, điều đó là điều chiều lòng họ hay điều đó đúng đắn mà chúng ta cần thay đổi, lợi ích của việc thay đổi đó sẽ là gì? Câu trả lời là tốt cho họ hay tốt cho bản thân chúng ta? Bạn nên có câu trả lời của riêng mình về những câu hỏi trên rồi hẵng quyết định là mình có nên thay đổi hay không. Nên nhớ dù có làm gì thì vẫn luôn luôn phải đặt bản thân lên trước hết.

2. Mục tiêu của việc thay đổi bản thân là để làm gì?

Bất kể việc gì một khi đã bắt tay vào hực hiện kế hoạch đều hướng tới một mục tiêu nào đó, vậy mục tiêu của việc thay đổi bản thân là gì?

2.1 Bạn muốn trở thành bản sao của một ai đó

Vì thần tượng một ai đó mà bạn muốn thay đổi bản thân mình. Nếu bạn muốn biến bản thân thành một bản sao của ai đó thì điều ấy hoàn toàn không nên.  Như câu nói “ Sinh ra là duy nhất, đừng sống là bản sao”. Mỗi chúng ta sinh ra là một nguyên bản độc nhất vô nhị, đừng cố thay đổi điều đó vì bất cứ điều gì. Việc biến bản thân thành một bản sao không khác gì việc bạn thể hiện cho người khác thấy bạn tự ti về bản thân mình đến mức nào. Sống là chính mình luôn dễ dàng và thoải mái hơn. Phải tin vào chính mình, tin vào những khả năng mà bản thân bạn có.

2.2 Hay bạn muốn trở thành phiên bản hoàn hảo của chính mình?

Ngược lại, nếu thay đổi để bản thân bạn trở nên hoàn hảo hơn thì chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào làm ngay. Con đường phía trước sẽ lắm chông gai nhưng nếu đủ nỗ lực và kiên trì thì điều bạn muốn sẽ đạt được. Bạn như hiện tại đã là một phiên bản hoàn hảo do ba mẹ bạn tạo ra, nhưng không có nghĩa bạn không nên thay đổi. Thay đổi bản thân cũng là cách để tự tin hơn, hạnh phúc và thành công hơn trong cuộc sống.

Vì sao bạn không thể thay đổi bản thân

Xem thêm: Trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Những điều bạn không thể bỏ qua.

3.Làm thế nào để có thể thay đổi bản thân nhưng không đánh mất chính mình?

Cuộc sống luôn đầy cám dỗ, đôi khi bạn bận quay cuồng trong guồng quay “cơm áo gạo tiền” mà đến một lúc nhìn lại bạn không nhận ra chính bản thân mình nữa. Đó chính là lúc bạn đã đánh mất chính mình. Việc bạn cần đó là nhìn lại quá trình đã xảy ra xem xét rút ra cho riêng mình bài học. Hãy trân quý về những điều mà mình đang có, những thứ mà bản thân bạn đang sở hữu. Đừng cố với tới những thứ được cho là phù phiếm, những thứ dễ làm cho con người chúng ta lệch lạc từ suy nghĩ đến đầu óc. Thay đổi để thích nghi với tốc độ thay đổi của xã hội, của cuộc sống này. Hãy tự nghiêm khắc với chính bản thân chúng ta để tránh sau này hối hận.

Hãy luôn ghi nhớ “ Không cần phải vội vã. Không cần phải lấp lánh. Không cần phải là bất cứ ai trừ bản thân mình” Virginia Woolf đã nói vậy. Bài viết trên mang cái nhìn khách quan hy vọng sẽ giúp bạn phần nào có thể có cái nhìn của riêng mình.

Đêm qua tôi có một cảm hứng viết dào dạt, và ý nghĩ nảy ra trong đầu là viết về cách để trở thành 1 gentleman. Nhưng rồi, vì ý nghĩa của từ Gentleman đã khác rất nhiều so với nghĩa gốc, rằng "Quý Ông" ngày xưa nói về giai cấp giàu có, còn ngày nay từ gentleman lại nói về phẩm chất, nên tôi lại sửa thành "đàn ông đích thực", hay "đàn ông lý tưởng". Thế rồi sau khi tham khảo rất nhiều khảo sát trên mạng, và viết được nửa trang A4, tôi lại thấy rằng, những tiêu chí tôi đang viết hoàn toàn có thể áp dụng được cho phụ nữ. Thế là tôi lại xóa đi, và viết lại thành Làm thế nào để trở thành Con Người Lý Tưởng. Rồi lại một lần nữa, đang viết thì lại nhận ra, tất cả những tiêu chí, những phẩm chất của một "con người lý tưởng" là những điều tốt đẹp mà ai cũng có thể ngay lập tức nói ra, nên những gì tôi viết không khác gì copy lại cuốn GDCD trong nhà trường cả. 

Vì sao bạn không thể thay đổi bản thân

*Tiện đây thì tôi cũng xin chia sẻ luôn những tiêu chí về một Con Người Lý Tưởng được tổng hợp từ nhiều bài khảo sát với mọi người ở mọi nhóm tuổi, địa lý hay giới tính. Danh sách này không được sắp xếp theo thứ tự quan trọng.

- Cơ thể khỏe mạnh, cân đối

- Có học thức, nhưng khiêm tốn

- Tôn trọng người khác qua tính cách chứ không vì vẻ bề ngoài

- Có chính kiến riêng, không bị hùa theo đám đông. Biết kiểm soát bản thân

- Tốt bụng, rộng lượng, tôn trọng tất cả mọi người như nhau

- Tinh tế, có lòng thương cảm

- Sẵn sàng nhận trách nhiệm cho những hành động của mình.

- Dũng cảm, có lòng kiên nhẫn, chân thật, nhẹ nhàng, có hoài bão v..v....

Và bạn có thể thêm vào vô vàn những phẩm chất đáng quý khác. Như các bạn có thể thấy, tất cả những điều trên có thể là những tiêu chuẩn cho tất cả mọi người ở mọi giới tính để hướng theo. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao đó là những điều ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng làm? Tại sao những người có nhiều phẩm chất tốt như trên lại hiếm tới vậy?

Câu trả lời, theo tôi, nằm ở 1 kĩ năng mà cho tới nay, 26 năm trên đời với 5 năm sống ở nước ngoài, tôi thấy hầu hết mọi người đều thiếu: Kĩ năng tự đánh giá bản thân. 

Đầu tiên tôi sẽ giải thích tại sao kĩ năng này lại khó đến nỗi rất ít người thực hiện được. Bộ não của chúng ta rất lười. Nó luôn tìm mọi cách để làm việc ít nhất có thể để giảm tải áp lực lên cơ thể. Chính vì vậy, nó luôn tìm các đường tắt để có thể bớt việc phải suy nghĩ. Và thói quen chính là những đường tắt đó. Thử tưởng tượng mỗi lần bạn lái xe mà bạn đều phải nghĩ tới mọi bước làm như lần đầu bạn làm điều đó thì bộ não sẽ bị quá tải thế nào. Sau 1 vài lần lái, bộ não quyết định hễ lần tới tay bạn cầm vào vô lăng, nó sẽ tự mặc định là bạn ngồi đó để lái, và sẽ bật chế độ tự động lên. Nhờ đó bạn có thể vừa suy nghĩ vu vơ vừa lái xe an toàn về nhà, tới nỗi bạn còn không nhớ mình đã nhìn thấy gì trên đường hay có thực sự đã tự lái xe về không nữa.

Vì sao bạn không thể thay đổi bản thân

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có vô vàn thói quen như vậy, từ việc mấy giờ ngủ dậy đến cầm đũa thế nào. Và đương nhiên, trong số những thói quen ấy, có cả những thói quen về ứng xử. Ví dụ, khi một ai đó bày tỏ một quan điểm khác với bạn, bạn có thói quen suy diễn rằng họ đang chê bai ý kiến của mình và ngay lập tức đáp trả. Hay việc đầu bạn ngay lập tức cố nghĩ lí do để bào chữa cho một sai lầm mà sếp bạn phát hiện ra. Nhân rộng ra thì là thói quen đưa ra lý do cho mọi hành động không-được-tốt-đẹp của mình. "Tôi đánh nó vì nó láo với tôi". "Tôi trễ deadline vì tôi có quá nhiều việc khác phải lo". Bạn biết thói quen đưa ra lý do nguy hiểm thế nào không? Nó làm bạn cảm thấy ổn với những điều không-được-tốt-đẹp mà bạn đã làm. Và vì đó là thói quen, nên bạn hoàn toàn không nhận ra điều đó.  Rất nhiều người trong chúng ta đang sống một cuộc sống bị kiểm soát bởi thói quen, bởi một guồng quay vô hình khiến họ chưa bao giờ nghĩ tới việc dừng lại và nghĩ: "Ồ mình đang làm gì đây?".

Khi chúng ta không thể nhận ra chúng ta đang làm gì, chúng ta không thể tự đánh giá bản thân được. Vậy tại sao kĩ năng tự đánh giá bản thân lại quan trọng? Bởi khi bạn biết đứng ở vị trí một người quan sát và nhìn lại những hành động, hay thậm chí suy nghĩ của bạn ở một tình huống nào đó, bạn sẽ biết được mình đang làm sai, hay nghĩ sai, và bạn có thể tự định hướng lại bản thân theo hướng tích cực hơn, đúng đắn hơn. Điều quan trọng là, bạn là người duy nhất có thể sửa cho chính bạn 24/7. Khác với việc đăng ký một lớp học hay thuê người hướng dẫn - bạn chỉ được chỉ dẫn ở một lĩnh vực/môn học nhất định khi tới lớp hay có sự hiện diện của thầy/cô giáo, bạn có thể thực hiện việc tự đánh giá bản thân này mọi lúc, mọi nơi và ở mọi hoàn cảnh bởi nó diễn ra trong tâm thức của bạn. Vì vậy, nếu bạn thực hiện việc này thường xuyên, tốc độ cải thiện bản thân của bạn cũng sẽ rất nhanh về mọi mặt - cũng chính là đưa bạn lại gần với những tiêu chí của một "Con Người Lý Tưởng" hơn.

Vì sao bạn không thể thay đổi bản thân

Nếu bạn để ý, bản thân việc viết đi rồi xóa, rồi lại viết và xóa tôi kể ở đầu bài cũng chính là một hành động tự đánh giá những gì mình làm. Và bạn hoàn toàn có thể làm điều tương tự bằng cách thêm hai bước vào trong quá trình nghĩ-làm của mình. Thông thường, với những lối tắt của bộ não, chúng ta thường đi theo lộ trình sau: 

Hãy thêm bước "Đánh giá bản thân vào giữa" và "Định hướng"

Tại sao tôi vẫn cho bước "thói quen" vào quy trình, bởi đó sẽ là phản ứng đầu tiên của bộ não, gần như trở thành bản năng, chúng ta khó có thể loại bỏ chúng được. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể làm là dừng lại, nhận xét xem phản ứng như vậy có đúng không? Có nên không? Mình đã có đủ thông tin để xác thực phản ứng này là đúng hay chưa? Nếu mình làm cái mình định làm dựa trên phản ứng này thì hậu quả là với người kia và với mình là gì? Sau khi bạn thực hiện một đánh giá chi tiết về phản ứng của bạn, hãy tự lựa chọn một lối suy nghĩ, một hướng đi hợp lý cho mình. Và cuối cùng là thực hiện theo nhận thức đã được sàng lọc và chất vấn ấy.

Tôi xin kể một câu chuyện có thật mới xảy ra với tôi gần đây:

Bố mẹ tôi và bố mẹ người yêu đã quen biết và chơi thân với nhau từ lâu. Khi nghe tin hai đứa chính thức yêu nhau, hai nhà rất ủng hộ. Hơn nửa năm sau, trong đám tang của cụ người yêu tôi, mẹ tôi mới qua nói chuyện với bà người yêu về chuyện hai đứa (vì hai người ở xa và ít có dịp gặp mặt), và kể lại cho tôi cuộc trò chuyện ấy qua Messenger. Mẹ kể: "Nói về việc ấy bà vui lắm. Bà bảo hai nhà quý mến nhau mấy chục năm nay, hai đứa giờ yêu nhau thế thì còn gì bằng". Rồi mẹ tôi nói tiếp "Mẹ (tức mẹ của bà) mất mà cười vui như tết". Vì là qua tin nhắn, và không hề có emoticon hay sticker nào, nên ngay khi tôi đọc được tin nhắn, phản ứng đầu tiên trong tôi là "Mẹ tôi đang nói mỉa bà", và đã rất tức giận. Đó là một suy nghĩ đi theo thói quen, bởi trong một tình huống thông thường, câu nói đó sẽ mang một ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên, tôi đã kịp dừng lại, và nghĩ rằng: "Mình biết từ trước tới giờ, mối quan hệ của hai nhà rất tốt, và bản thân mẹ mình cũng rất quý và luôn hết lời khen bà. Chắc chắn mẹ không thể có ý nói xấu bà được". Tuy nhiên, với những gì tôi đang thấy qua Messenger, tôi không thể hiểu được ý của mẹ định nói gì. Vì vậy tôi đã hỏi mẹ "Ý của mẹ là sao ạ?". Thì mẹ nói "À, ý mẹ là, bà rất vui và hào hứng với chuyện hai con tới nỗi quên cả việc nhà đang có tang hihi". Khi tôi kể chuyện này lại cho người yêu nghe, ngay tới đoạn "Mẹ mất mà cười vui như Tết", mặt người yêu tôi cũng nhăn lại và khuôn mặt phản ứng y như tôi lúc đầu (đương nhiên tôi phải kể nốt phần còn lại).

Kể như vậy để các bạn thấy, việc tự biết dừng lại và đánh giá hành động/suy nghĩ của bản thân quan trọng và có tác dụng như thế nào với cả bản thân và các mối quan hệ. Khi bạn áp dụng kỹ năng đó ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống, bạn cũng có thể tránh được việc chi tiêu phung phí, bỏ lỡ một buổi tập, mắng oan một người bạn hay đóng sập cửa vào người đi sau. Nếu bạn đã có sẵn một danh sách những phẩm chất tốt đẹp như trên rồi, hãy sử dụng kĩ năng đánh giá bản thân 24/7 để có thể không ngừng phát triển bản thân nhé.

Chúc các bạn áp dụng được thành công kỹ năng trên ngay sau bài viết này.