Vì sao ai cũng có vết sẹo trên bắp tay

Vào đầu thế kỷ 20, dịch đậu mùa bùng phát nhanh chóng tại Mỹ. Trong đợt bùng phát kéo dài từ năm 1899-1904, các quan chức y tế của chính phủ đã ghi nhận 164.283 trường hợp mắc bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao gấp 5 lần.

Để làm chậm sự lây lan của virus có khả năng lây nhiễm cao và gây tử vong, nỗ lực tiêm phòng bệnh đậu mùa đã diễn ra trên khắp nước Mỹ. Ở các thành phố và tiểu bang có số ca mắc bệnh đậu mùa cao, việc tiêm chủng là bắt buộc và chứng nhận tiêm chủng là thứ được yêu cầu xuất trình khi đi làm, đi học, đi trên tàu hay tới rạp hát.

Bác sĩ Edward Jenner thực hiện lần đầu tiên tiêm phòng bệnh đậu mùa cho James Phipps, một cậu bé 8 tuổi vào ngày 14/5/1796. Ảnh: Getty Images

Làm giả chứng nhận tiêm vaccine

Yêu cầu bắt buộc tiêm chủng khiến nhiều người Mỹ không hài lòng, đặc biệt là những người đã thành lập các liên đoàn chống tiêm chủng để bảo vệ quyền tự do cá nhân. Ngoài ra, một số nhà hoạt động chống tiêm chủng đã làm giả chứng nhận tiêm chủng. Khi không thể biết liệu chứng nhận tiêm chủng có hợp pháp hay không, các quan chức y tế đã dựa vào một bằng chứng xác thực hơn, đó là vết sẹo tiêm chủng.

Theo một kỹ thuật lần đầu tiên được phát triển bởi Edward Jenner vào cuối thế kỷ 18, tiêm phòng đậu mùa vào năm 1900 sẽ dùng dao hoặc dụng cụ phẫu thuật lưỡi nhọn rạch vào vùng da trên cánh tay, sau đó chấm virus vào vết thương.

“Sau khi tiêm vaccine, mọi người sẽ cảm thấy hơi mệt mỏi, sốt và đau ở cánh tay. Vị trí tiêm vaccine sẽ ngày càng bị kích thích, đóng vảy, bong ra và để lại là một vết sẹo nhỏ. Đó là cách nhận biết rằng bạn đã tiêm phòng”, Michael Willrich, Giáo sư lịch sử tại Đại học Brandeis (Mỹ) cho biết.

Một phần vì quy trình tiêm chủng bệnh đậu mùa khá đau đớn, và một phần vì những người chống tiêm chủng đã phóng đại nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác thông qua vaccine, nên rất nhiều người đã tránh tiêm phòng bằng mọi cách. Theo History, một trong những cách tránh tiêm chủng phổ biến là mua chứng nhận tiêm chủng giả.  

Vào cuối năm 1904, một bài báo trên The New York Times có tiêu đề “Gian lận chứng nhận tiêm chủng”, phản ánh tình trạng một lượng lớn chứng nhận tiêm chủng vô giá trị, gây ra sự lừa dối đối với người nghèo, thiếu hiểu biết và cả tin.

Khi tất cả các trường công lập yêu cầu chứng nhận về việc tiêm chủng, các liên đoàn chống tiêm chủng hoạt động dưới tên của các bác sĩ sẽ ký vào một tờ giấy nói rằng, một đứa trẻ về mặt y tế “không thích hợp” để tiêm chủng.

Vết sẹo tiêm vaccine trở thành “giấy thông hành”

Tại các khu dân cư đông đúc ở các thành phố như New York và Boston, nơi bệnh đậu mùa lây lan nhanh, các quan chức y tế đã yêu cầu cảnh sát giúp thực thi lệnh tiêm chủng. Nhưng khi tình trạng chống tiêm chủng ngày càng gia tăng, giới chức đã bỏ qua chứng nhận tiêm chủng và tìm đến một biện pháp khác.

“Các chứng nhận tiêm chủng có thể dễ dàng bị làm giả, bởi vậy cần vết sẹo để chứng minh là bạn đã tiêm vaccine. Vết sẹo do tiêm vaccine như một hình thức chứng nhận vật lý”, Giáo sư Willrich nói.  

Nhân viên y tế kiểm tra vết sẹo tiêm chủng đậu mùa của người dân ở thành phố Newark, bang New Jersey vào năm 1931. Ảnh: Getty Images

Năm 1901, Tiến sĩ James Hyde của Trường Cao đẳng Y tế Rush ở Chicago (Mỹ) đã kêu gọi các quan chức y tế công cộng làm mọi thứ trong khả năng để ngăn chặn bệnh đậu mùa và đề xuất sử dụng vết sẹo tiêm chủng làm vé vào cửa duy nhất tại các địa điểm công cộng hoặc “giấy thông hành” cho công dân ở Mỹ.

“Tiêm chủng sẽ là giấy thông hành để tới các trường công lập”, ông Hyde cho biết.

Trong các trường học, nhà máy và hội trường của chính phủ, cũng như trên các con tàu cập cảng tại Mỹ, những người không có vết sẹo “mới”, dấu hiệu cho thấy đã được tiêm chủng bệnh đậu mùa trong vòng 5 năm qua, sẽ được tiêm chủng ngay lập tức.

Vào năm 1903, bang Maine đã ban hành sắc lệnh “không ai được phép làm việc trong xưởng xẻ gỗ nếu không có vết sẹo chứng minh đã tiêm phòng”. Cũng trong năm 1903, nhà công nghiệp Henry Clay Frick đã ra lệnh cho tất cả nhân viên tại các xưởng thép ở khu vực Pittsburgh của ông phải để lộ vết sẹo tiêm phòng đậu mùa.

“Lệnh này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 300.000 người. Đây là một quyết định khá quan trọng đến từ một doanh nghiệp”, ông Willrich nói.   

Vào cuối năm 1921, khi dịch đậu mùa bùng phát tại thành phố Kansas, vết sẹo tiêm vaccine đậu mùa đã chính thức được sử dụng làm “giấy thông hành” tại các khu du lịch và các cuộc họp.

Tuy nhiên, việc chống tiêm chủng không bao giờ biến mất hoàn toàn, và một số người Mỹ thậm chí còn làm giả vết sẹo tiêm chủng bằng cách để một phần da tiếp xúc với axit nitric nhằm tạo ra vảy và vết sẹo./.

Bạn đã thấy vết sẹo tròn nhỏ này trên cánh tay của một số người, nhưng bạn có biết ý nghĩa của nó không? Bạn sẽ bất ngờ với ý nghĩa thực sự của nó đấy.

Có lẽ bạn đã nhìn thấy nhiều người có 1 vết sẹo nhỏ trên tay trái hoặc chính bạn cũng có. Đó là vết sẹo để lại do tiêm vắc xin. Vết sẹo này chứng tỏ bạn đã được tiêm theo đúng quy trình của nhà sản xuất vắc xin, và cơ thể bạn đã có kháng thể chống lại virus gây bệnh.

Tuy nhiên, vết sẹo tròn nhỏ mà chúng tôi đang nói đến là vết sẹo do tiêm vắc xin phòng 1 loại bệnh cực kỳ nguy hiểm, từng đe dọa cả thế giới cách đây mấy chục năm về trước. Vết sẹo đó là sẹo do tiêm vắc xin đậu mùa.

Đây là vết sẹo để lại do tiêm vắc xin đậu mùa

Bệnh đậu mùa là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong là 30%, những người còn sống cũng bị di chứng nặng nề như sẹo rỗ vĩnh viễn. Theo ước tính, vào thế kỷ 20, virus này đã gây tử vong cho 300-500 triệu người. 

Cách chữa bệnh hiệu quả nhất là chủng đậu. Vì thế, trước năm 1970, loại vắc xin này rất phổ biến, thậm chí mang tính bắt buộc tại nhiều nước phương Tây. Khi đó, người ta sẽ được tiêm 1 liều vắc xin chứa virus còn sống (đã bị làm suy yếu) để kích thích phản ứng của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus Variola nguy hiểm gây bệnh đậu mùa.  

Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể tạo ra các nốt bỏng rộp ở khu vực tiêm. Chỗ bỏng rộp này sẽ lành lặn trong vòng vài tuần. Cuối cùng, nó sẽ để lại vết sẹo. Những vết sẹo này sẽ đi theo người tiêm trọn đời.

Chính phủ không còn ra lệnh tiêm phòng đậu mùa bắt buộc tại phần lớn các nước phương Tây sau những năm 1970, trừ phi người đó đi du lịch tới 1 quốc gia vẫn còn virus này.

Virus Variola được cho là đã bị xóa sổ vào những năm 1980 và vắc xin bệnh đậu mùa đã bị ngừng sản xuất, tuy nhiên một số người vẫn còn vết sẹo này.

//phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/bat-ngo-voi-y-nghia-thuc-su-cua-vet-seo-tren-canh-tay-150335.html

Người ta nhận thấy có tới 80% người gặp phải tình trạng rạn da ở một vị trí nào đó trên cơ thể. Vết rạn da trên bắp tay có thể do quá trình phát triển ở tuổi dậy thì, tăng cân nhanh chóng, một số người tập thể hình...Nếu như vết rạn da nhiều và ảnh hưởng tới thẩm mỹ bạn có thể dùng một số biện pháp làm giảm vết rạn da trên bắp tay để có một làn da như ý hơn.

1. Rạn da là gì?

Rạn da là tình trạng da bị kéo căng nhanh hơn mức có thể phát triển, lớp giữa của da có thể bị rách, gây ra các đường vân trên da. Nhiều người xuất hiện những vết này có thể bắt đầu bằng những đường vân hồng nhạt, hơi tía, rồi nhạt dần ở cuối vết rạn.

Nguyên nhân dẫn tới rạn da bắp tay, bao gồm:

  • Sự tăng trưởng nhanh trong tuổi dậy thì.
  • Phát triển cơ bắp nhanh chóng do tập luyện thể thao và tập thể hình.
  • Tăng cân nhanh chóng hoặc bị bệnh béo phì.
  • Mang thai cũng có thể khiến trọng lượng cơ thể tăng nhanh, từ đó gây ra những vết rạn trên da.
  • Một số bệnh lý có thể gặp như: Hội chứng cushing gây giữ nước và da bị mỏng nên dễ hình thành vết rạn, hội chứng Ehlers-Danlos, hội chứng marfan, xơ cứng bì hệ thống.

Rạn da trên bắp tay là tình trạng da bị kéo căng nhanh hơn mức có thể phát triển

2. Một số biện pháp cải thiện vết rạn trên da

Một số các biện pháp như dùng kem hay can thiệp có thể giúp làm mờ vết rạn da bắp tay.

2.1 Dùng kem trị rạn da trên bắp tay

Sau khi tìm hiểu và chẩn đoán các nguyên nhân gây ra vết rạn trên bắp tay, có thể bác sĩ sẽ kê một số loại kem để bôi trên da giúp mờ vết rạn như:

  • Kem tretinoin: Đây là một dẫn xuất của vitamin A. Theo một số nghiên cứu cho thấy sự cải thiện về biểu hiện của các vân liên quan đến thai nghén.
  • Kem Trofolastin và kem Alphatria: Kem Trofolastin chứa chiết xuất từ cây rau má, là một loại dược thảo được cho là có tác dụng tăng sản xuất collagen. Còn kem alphatria là sự kết hợp các axit béo và vitamin với axit hyaluronic, có tác dụng kích thích sản xuất collagen. Cả hai loại kem này đều cho thấy tác dụng tốt với rạn da. Tuy nhiên chú ý khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Gel silicon: nó thường được dùng trị sẹo. Giúp tăng mức collagen, giảm sự tăng sắc tố da trên vết rạn và giảm ngứa.

2.2 Một số biện pháp điều trị khác trên da

Nếu như bạn muốn loại bỏ hoàn toàn vết rạn trên bắp tay, thì có nhiều phương pháp điều trị khác nhau đã được chứng minh là có hiệu quả. Tuy nhiên, không có phương pháp nào chắc chắn sẽ loại bỏ hoàn toàn. Một số lựa chọn cho bạn bao gồm:

  • Liệu pháp laser. Liệu pháp laser được sử dụng để sửa chữa và giúp tái tạo tế bào da. Từ đó có thể làm mềm và làm phẳng sự xuất hiện của một số vết rạn da. Nó có thể không xóa bỏ hoàn toàn các vết rạn da, nhưng đối với một số người, nó có thể làm mờ chúng và ít gây chú ý hơn.
  • Huyết tương giàu tiểu cầu: Có thể giúp xây dựng lại collagen, khiến vết rạn da khó phát hiện hơn. Cùng một nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm huyết tương tiểu cầu có hiệu quả hơn tretinoin.
  • Lăn kim vi điểm: Kích hoạt tạo elastin và collagen bằng cách chọc thủng lớp trên cùng của da với các mũi kim siêu nhỏ. Từ đó giúp cải tạo và làm mờ vết rạn.
  • Phương pháp mài mòn da vi điểm (Microdermabrasion): Sử dụng một công cụ mài mòn để mài lớp da bên ngoài của da. Sau những nghiên cứu đánh giá thì người ta kết luận rằng phương pháp mài da vi điểm có cùng mức độ tác động lên vết rạn da tương tự như dùng kem tretinoin.

Dùng kem trị rạn da trên bắp tay

2.3 Các biện pháp tự chăm sóc vết rạn da tại nhà

  • Tránh các loại kem có chứa thành phần corticoid, vì có thể làm giảm khả năng căng da của bạn, tạo điều kiện có thể hình thành vết rạn da.
  • Chế độ ăn nên cung cấp đầy đủ các chất như vitamin C, vitamin E, kẽm giúp ngăn ngừa rạn da.
  • Uống đủ nước giúp cung cấp đủ nước cho da, giúp da luôn mềm mại và hoạt động co giãn linh hoạt hơn.
  • Thoa một số loại dầu trên da giúp hạn chế việc hình thành vết rạn như dầu dừa, dầu ô liu, dầu hạnh nhân...Đặc biệt với những người mang thai, thì việc sử dụng loại dầu này giúp hạn chế sự rạn da khi bạn tăng cân hoặc vùng bụng to ra nhanh chóng. Một nghiên cứu trên phụ nữ mang thai cho thấy việc kết hợp massage với dầu hạnh nhân có kết quả tích cực trong việc giảm sự phát triển của các vết rạn da.

3. Bắp tay bị rạn da khi nào cần khám bác sĩ?

Hầu hết vết rạn da ở bắp tay đều lành tính, nhưng cũng có đôi khi là yếu tố bệnh lý. Nên trong những trường hợp sau bạn nên tới thăm khám bác sĩ:

  • Nếu thấy những vết rạn da trên bắp tay của mình mà không phải trải qua những thay đổi về thể chất như tăng cân nhanh chóng hoặc phát triển cơ bắp, thì nó có thể liên quan tới một vấn đề bệnh lý nào đó cần thăm khám.
  • Ngoài ra, một số người cảm thấy xấu hổ hoặc tự ti về những vết rạn trên bắp tay của mình gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì hãy nói chuyện với bác sĩ để giúp các biện pháp cải thiện.

Rạn da trên bắp tay không phải một tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng tới tâm lý của bạn khiến bạn tự ti. Tình trạng này có thể cải thiện được nhờ nhiều biện pháp, nên nếu thấy nó ảnh hưởng tới cuộc sống của mình thì bạn nên tới gặp các bác sĩ da liễu để được thăm khám cụ thể.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề