Ví dụ về từ tượng hình từ tượng thanh

a. Dựa vào kiến thức văn học dân gian và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống theo sơ đồ.

b. Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.

c. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh

Ngôn ngữ của dân tộc ta vô cùng phong phú và đa dạng. Từ tượng hình từ tượng thanh là kiến thức cơ bản và quan trọng mà các em học sinh cần nắm được. Để hiểu rõ về chủ đề này, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu về khái niệm từ tượng hình cũng như từ tượng thanh ngữ văn 8 cùng một số nội dung liên quan qua bài viết dưới đây!

Khái niệm từ tượng hình từ tượng thanh là gì?

  • Từ tượng hình: Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.  Ví dụ: Móm mém, rón rén, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, lòe loẹt…
  • Từ tượng thanh: Là các từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc âm thanh của con người. Ví dụ: Ríu rít, thủ thỉ, líu lo, vi vu…

Tác dụng của từ tượng hình từ tượng thanh

Từ tượng hình, từ tượng thanh là từ gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động. Thường được sử dụng chủ yếu trong văn tự sự, văn miêu tả. Phần lớn nó là những từ láy. Nó được ứng dụng nhiều trong thơ văn Việt Nam. Nó khiến cho bài thơ văn được giàu hình tượng, gần gũi.

Ví dụ: Trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến có sử dụng từ tượng hình,từ tượng thanh

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

  • Từ tượng hình: trong veo, sóng biếc, tẻo teo, gợn tí, vắng teo, xanh ngắt
  • Từ tượng thanh: đưa vèo, đớp động.

Luyện tập từ tượng hình từ tượng thanh 

Dưới đây là một số bài tập về từ tượng hình, từ tượng thanh:

Bài tập 1: Tìm từ tượng thanh trong bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông rợ mấy nhà

Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà, mỏi miệng cái da da

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Tham khảo các câu trả lời:

  • Từ tượng hình: Lom khom, Lác đác,
  • Từ tượng thanh: Cuốc cuốc, da da

Bài tập 2: Tìm những từ tượng hình chỉ dáng đi của con người?

Tham khảo câu trả lời:

  • Rón rén
  • Lù đù
  • Thoăn thoắt
  • Lạch bạch
  • Lon ton

Bài tập 3: Tìm ra những từ tượng thanh chỉ âm thanh của con người?

Tham khảo các câu trả lời:

  • Khúc khích
  • Thút thít
  • Thủ thỉ
  • Hí hí

Bài tập 4: Đặt câu cho các từ tượng hình, từ tượng thanh sau: Lắc rắc, ríu rít, xinh xinh, khúc khuỷu, lạch bạch, ào ào, lấp lánh, ồm ồm, tích tắc

Gợi ý câu trả lời:

  • Lắc rắc: Hạt mưa rơi lắc rắc
  • Ríu rít: Bầy chim kêu ríu rít
  • Xinh xinh: Cái áo xinh xinh
  • Khúc khuỷu: Con đường đến trường khúc khuỷu
  • Lạch bạch: Đàn vịt đi lạch bạch
  • Ào ào: Mưa rơi ào ào suốt cả ngày
  • Lấp lánh: Ánh đèn thành phố lấp lánh suốt đêm
  • Ồm ồm: Giọng của người đàn ông ồm ồm bên tai
  • Tích tắc: Chiếc đồng hồ nhà tôi kêu tích tắc suốt ngày

Bài tập 5: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha ha, cười hì hì, cười hô hô, cười hơ hơ.

Gợi ý câu trả lời:

  • Ha ha: Tiếng cười to, thoải mái
  • Hi hi: Tiếng cười nhỏ nhẹ, đáng mến
  • Hô hô: Cười vô duyên, gây phản cảm cho người khác
  • Hơ hơ: Tiếng cười thoải mái, tự nhiên

Bài tập 6: Phân biệt ý nghĩa của những từ tượng hình sau: lênh đênh, lềnh bềnh, lều bều, lênh khênh, lêu đêu, lêu nghêu.

Gợi ý câu trả lời:

  • Lênh đênh: Chỉ trạng thái trôi nổi, không biết đi đâu về đâu
  • Lềnh bềnh: Chỉ trạng thái trôi nổi nhẹ nhàng, thuận theo chiều gió
  • Lều sều: Trôi nổi bẩn thỉu
  • Lênh khênh: Cao ngất ngưởng, không cân đối, dễ đổ ngã
  • Lêu đêu: Cao ngất ngưởng, nhỏ và cao
  • Lêu nghêu: Cao gầy ngất ngưởng

Bài tập 7: Viết một đoạn văn và xác định từ láy tượng thanh, tượng hình.

Gợi ý câu trả lời:

Những ngày trời tháng 8, những ngọn gió thoang thoảng, những tiếng lá rơi xào xạc, tiếng chim kêu líu lo, tôi chợt nhận ra mùa thu đã về. Trong tôi lại hiện lên những ký ức của tuổi thơ. Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xối xả, rồi những lúc trời nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu âm ỉ. Nhìn bóng dáng các cô cậu nhỏ nhắn cười khúc khích ngoài sân tôi lại nhớ đến tuổi thơ đầy dữ dội của mình. Những ngày còn nô đùa vui vẻ, ấy thế mà giờ chúng tôi phải tấp nập với việc lo cơm áo gạo tiền. Không còn cả thời gian rảnh để chơi đùa, vui vẻ. Nhiều khi tôi chỉ muốn mình được bé nhỏ, hồn nhiên vô lo, vi vu khắp nơi như những đứa trẻ này. Dù cho có lớn thì những kỷ niệm về tuổi thơ vẫn không bao giờ nhạt nhòa.

  • Từ láy tượng thanh: xào xạc, thỏ thẻ, xối xả, thoang thoảng, líu lo,
  • Từ láy tượng hình: Nhỏ nhắn, vi vu, nhạt nhòa.

Bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã cung cấp cho bạn hiểu rõ về khái niệm từ tượng hình cũng như từ tượng thanh cũng như ví dụ và bài tập từ tượng hình từ tượng thanh.  Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem chi tiết qua bài giảng dưới đây:


(Nguồn: www.youtube.com)

Please follow and like us:

Từ tượng thanh, từ tượng hình là gì? Sẽ có những tác dụng như thế nào? Hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết mà chúng tôi nêu ra sau đây nhé.

Xem ngay:

  • Tình thái từ
  • Động từ
  • Câu trần thuật

Từ tượng thanh là gì?

– Từ tượng thanh là những từ mô phỏng và diễn tả âm thanh của thiên nhiên, động vật và con người.

Ví dụ:

  • Âm thanh tiếng mưa sử dụng từ tượng thanh như: rào trào, ầm ầm, lộp độp, tí tách.
  • Mô tả âm thanh của tiếng gió như: xào xạc, lao xao…
  • Âm thanh con người: Tiếng cười: hi hi, ha ha, khanh khách, hắc hắc, khúc khích…
  • Âm thanh thiên nhiên như: Tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim hót ríu rít, tiếng vịt kêu cạp cạp…

Từ tượng hình là gì?

– Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của người và vật.

Ví dụ:

  • Từ tượng hình gợi tả vóc dáng như mũm mĩm, gầy gầy, cao lênh khênh, ục ịch…
  • Mô tả vẻ bề ngoài của vật: lực lưỡng, be bé, gầy gầy, cao cao…

Tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh

  • Làm tăng tính biểu cảm, biểu đạt của ngôn ngữ và làm miêu tả trở nên cụ thể và sinh động hơn. Vì đa số từ tượng thanh, tượng hình đều là từ láy
  • Giúp khả năng miêu tả, diễn tả cảnh vật, con người, thiên nhiên chi tiết, thực tế và đa dạng.
  • Lưu ý đa số từ tượng thanh, tượng hình là từ láy, nhưng tất cả từ láy đều không phải là tượng thanh hoặc tượng hình. Đôi khi 2 loại từ này có thể không là từ láy.
  • Không nên quá lạm dụng 2 loại từ này vì sẽ ảnh hưởng đến nội dung, nghệ thuật tác phẩm.

Cho ví dụ về từ tượng thanh, từ tượng hình

Ví dụ 1: Những từ tượng hình chỉ hành động của con người gồm các động từ sau:

– Chạy lon ton, chạy thoăn thoắt, cười ha ha, khóc thút thít, khóc hụ hụ, nói chuyện rôm rả, ăn lia lịa, uống ực ực, nhai ngoàm ngoạp…

Những từ tượng thanh chỉ âm thanh thiên nhiên gồm: Tiếng gió thổi ào ào, tiếng mưa rơi tí tách, ánh mặt trời chói chang, nước thác đổ ào ào…

Ví dụ 2: Trong bài thơ Thu Điếu của Nguyễn khuyến có đoạn:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo.”

⇒ Các từ tượng hình là: tẻo teo

⇒ Từ tượng thanh là: đưa vèo.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

Video liên quan

Chủ đề