Ví dụ về phương pháp điều chỉnh của luật dân sự

Pháp luật không tạo ra các quan hệ xã hội mà chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cơ chế điều chỉnh các quan hệ xã hội rất phức tạp bao gồm một hệ thống cơ quan, tổ chức sử dụng các biện pháp, cách thức tác động vào hành vi của các chủ thể, định hướng cách xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó. Tuỳ theo các nhóm quan hệ xã hội cần điều chỉnh mà Nhà nước lựa chọn các biện pháp tác động khác nhau lên các quan hệ đó.

Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của Nhà nước phù hợp với ba lợi ích (Nhà nước, xã hội và cá nhân).

Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của cá nhân, pháp nhân được hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Hình minh họa. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự

Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự có những đặc điểm sau:

– Các chủ thể tham gia các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lí. Độc lập về tổ chức và tài sản là tiền đề tạo ra sự bình đẳng trong các quan hệ mà các chủ thể tham gia. Bởi các quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hoá – tiền tệ và đền bù tương đương là đặc trưng khi trao đổi. Nếu không độc lập về tài sản và bình đẳng về địa vị pháp lý thì sẽ không tạo ra sự đền bù tương đương. Sự bình đẳng và độc lập được thể hiện ngay cả trong trường hợp các chủ thể có các mối quan hệ khác mà họ không bình đẳng (trong quan hệ hành chính, lao động…) và chính sự bình đẳng, độc lập của các chủ thể mới tạo được tiền đề cho sự tự định đoạt sau này. Nếu vợ chồng tặng cho nhau tài sản trong thời kì hôn nhân mà nguồn gốc tài sản tặng cho có được từ tài sản chung thì quan hệ tặng cho đó chủ yếu mang màu sắc tình cảm, chứ không làm dịch chuyển quyền sở hữu sang cho người được tặng cho vì khi xác lập quan hệ tặng cho này không có sự độc lập về tài sản giữa vợ và chồng.

– Pháp luật dân sự ghi nhận quyền tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia các quan hệ tài sản. Khi tham gia vào các quan hệ tài sản, mỗi chủ thể đều đặt ra những mục đích với những động cơ nhất định. Bởi vậy, việc lựa chọn một quan hệ cụ thể do các chủ thể tự quyết định, căn cứ vào khả năng, điều kiện, mục đích mà họ tham gia vào các quan hệ đó. Khi tham gia vào các quan hệ cụ thể, các chủ thể tuỳ ý theo ý chí của mình lựa chọn đối tác sẽ tham gia, nội dung quan hệ mà họ tham gia, cách thức, biện pháp thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Trong nhiều trường hợp, các chủ thể có thể tự đặt ra các biện pháp bảo đảm, hình thức và phạm vi trách nhiệm, cách thức áp dụng trách nhiệm khi bên này hay bên kia không thực hiện hay thực hiện không đúng thoả thuận.

Tuy nhiên, việc tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ không đồng nghĩa với tự do, tuỳ tiện trong việc tạo lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó. Đặc điểm chung các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là đa dạng, phức tạp. Bởi vậy, các quy phạm pháp luật không thể dự liệu hết được các quan hệ đang tồn tại và phát triển. Cho nên, pháp luật đưa ra những giới hạn, vạch ra những hành lang an toàn, cần thiết, trong đó các chủ thể có quyền tự do hành động. Giới hạn đó được xác định bởi các nguyên tắc được quy định trong BLDS và thể hiện rõ nét nhất ở Điều 3 BLDS năm 2015: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Khi vi phạm nguyên tắc này, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác sẽ bị coi là vi phạm pháp luật dẫn đến hậu quả pháp lí, phải bồi thường thiệt hại. Cam kết, thoả thuận là tự nguyện nhưng sau khi đã tự nguyện cam kết, thoả thuận, các chủ thể buộc phải tham gia vào quan hệ dân sự đó. Mặt khác, trong một số trường hợp, nhằm bảo vệ quyền lợi của một số chủ thể nhất định, pháp luật đã hạn chế quyền tự định đoạt đó (như quy định về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất, về người được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung của di chúc…).

– Xuất phát từ sự bình đẳng giữa các chủ thể, quyền tự định đoạt của họ khi tham gia các quan hệ dân sự, cho nên đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là hoà giải. Đây là nguyên tắc được quy định tại Điều 7 BLDS năm 2015 – Nguyên tắc hoà giải. Việc thực hiện hay từ chối một quyền tài sản của các chủ thể thuộc phạm vi tự định đoạt của họ (tuy nhiên, chỉ trong trường hợp quyền của họ không đồng thời là nghĩa vụ mà pháp luật quy định). Cho nên, việc giải quyết các tranh chấp dân sự do các bên tự thoả thuận. Nếu không thể thoả thuận hoặc hoà giải được, toà án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn.

– Các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh chủ yếu là các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá và tiền tệ, việc vi phạm nghĩa vụ của một bên trong quan hệ đó dẫn đến thiệt hại về tài sản đối với bên kia. Bởi vậy, trách nhiệm dân sự trước tiên là trách nhiệm tài sản. Trách nhiệm của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm và hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm là phục hồi tình trạng tài sản của bên bị thiệt hại. Trong quan hệ dân sự, các chủ thể có quyền tự định đoạt. Cho nên, họ có thể quy định trách nhiệm và phương thức áp dụng trách nhiệm cùng hậu quả của nó (những thoả thuận này phải phù hợp với pháp luật). Bởi vậy, trách nhiệm dân sự không chỉ do pháp luật quy định mà còn do các bên thoả thuận về điều kiện phát sinh và hậu quả của nó.

Xem thêm: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

Xem thêm: [Ebook] Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam

Xem thêm: Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự

Tương tự như luật hình sự, luật lao động, luật hành chính,… Luật Dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam nởi nó có khái niệm riêng, hệ thống các nguyên tắc đặc thù, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng.

Những nội dung liên quan:

Khái niệm Luật dân sự

Luật dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự.

Quan hệ tài sản

Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản nhất định. Theo điều 172 Bộ Luật Dân sự khái niệm tài sản bao gồm: tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, các quyền về tài sản. Tài sản trong Luật Dân sự được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là vật thuộc về ai, do an chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà bao gồm cả việc dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự

Quan hệ tài sản do lãnh đạo điều chỉnh gồm 5 nhiệm vụ:

  • Quan hệ về sở hữu (bao gồm cả sở hữu trí tuệ)
  • Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
  • Quan hệ về thừa kế
  • Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất
  • Quan hệ về bồi thường thiệt hại

Các quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh là quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá tiền tệ và có các đặc điểm sau:

  • Được hình thành theo quy luật giá trị nói chung là sự đền bù ngang giá. Sự đền bù tương đương là đặc trưng của các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, trong giao lưu dân sự cũng tồn tại những quan hệ không mang tính chất đền bù tương đương (tặng, cho, thừa kế) . Nhưng những quan hệ này không phải là cơ bản và phổ biến.
  • Quan hệ tài sản luôn mang tính ý chí, đó chính là mục đích và động cơ của các chủ thể tham gia quan hệ tài sản. Tuy nhiên, ý chí của các chủ thẻ phải phù hợp với ý chí Nhà nước.
  • Đối tượng của quan hệ tài sản là những tài sản theo quy định của pháp Luật Dân sự và phải là những tài sản được phép lưu thông.

Nói một cách chung nhất quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ kinh tế xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tuân theo quy luật giá trị.

Quan hệ nhân thân

Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị thân nhân của cá nhân tổ chức được pháp luật thừa nhận. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi chủ thể và về nguyên tắc không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.

Các quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh chia làm hai nhóm:

  • Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản (quyền tác giả, quyền và tên gọi, hình ảnh, uy tín).
  • Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp).

Phương pháp điều chỉnh được hiểu là cách thức tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh. Cách thức tác động này nhằm hướng tới việc điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi hay chấm dứt sao cho phù hợp với điều kiện chính trị – kinh tế – xã hội cũng như đặc điểm của nhóm quan hệ xã hội đó.

  • Phương pháp bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp Luật Dân sự.
  • Phương pháp tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ dân sự.
  • Phương pháp tự chịu trách nhiệm của các chủ thể
  • Tham gia quan hệ pháp Luật Dân sự

– Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự có đặc điểm đặc trưng là khi điều chỉnh các quan hệ pháp Luật Dân sự thì luôn đảm bảo sự bình đẳng về địa vị pháp lý và độc lập về tổ chức và tài sản.

+ Bình đẳng về địa vị pháp lý: Tức là không có bất kỳ sự phân biệt nào về địa vị xã hội, tình trạng tài sản, giới tính, dân tộc… giữa các chủ thể.

+ Độc lập về tổ chức và tài sản:

  • Tổ chức: Không có sự phụ thuộc vào quan hệ cấp trên – cấp dưới, các quan hệ hành chính khác.
  • Tài sản: Khi tham gia vào quan hệ pháp Luật Dân sự, cá nhân, tổ chức hoàn toàn độc lập với nhau, không có sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa tài sản của cá nhân với tài sản của tổ chức…

+ Các chủ thể trong quan hệ pháp Luật dân sự có quyền tự định đoạt và pháp luật bảo đảm cho họ thực hiện quyền.

Tự định đoạt là tự do ý chí và thể hiện ý chí khi tham gia vào các quan hệ pháp Luật Dân sự, biểu hiện của quyền tự định đoạt trong quan hệ pháp Luật dân sự là:

  • Thứ nhất: chủ thể tự lựa chọn quan hệ mà họ muốn tham gia.
  • Thứ hai: chủ thể tự lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ dân sự với mình.
  • Thứ ba: được tự do lựa chọn biện pháp, cách thức để thực hiện, quyền và nghĩa vụ: Biện pháp và  cách  thức là  những phương thức mà các bên sử dụng để thực hiện nghĩa vụ của mình cho bên có quyền.
  • Thứ tư: các chủ thể tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cách thức xử lý tài sản khi có sự vi phạm.

– Trách nhiệm tài sản là điểm đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự:

Mặc dù  pháp Luật dân sự điều chỉnh cả quan hệ nhân thân với quan hệ tài sản nhưng các quan hệ tài sản chiếm phần lớn, đại đa số. Các quan hệ tài sản này mang tính chất hàng hóa tiền tệ nên sự vi phạm của một bên thường dẫn đến sự thiệt hại về tài sản của bên còn lại. Nên bên cạnh các loại trách nhiệm khác như cải chính, xin lỗi công  khai…thì  trách nhiệm tài  sản là  loại trách nhiệm phổ biến nhất trong phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự. Bên vi phạm nghĩa vụ thường bị bên bị xâm phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại để khôi phục tình trạng tài sản như lúc chưa bị vi phạm và thông thường được hưởng một khoản tiền bồi  thường, hoặc một tài sản cùng loại… (dựa trên thỏa thuận của các bên).

– Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là tự thỏa thuận và hòa giải:

+ Tự thỏa thuận và  hòa  giải được luật hóa tại Điều 4 Bộ Luật dân sự “Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” và Điều 12 Bộ Luật dân sự “Nguyên tắc hòa giải”.

+ Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp này xuất phát từ chính tính chất của các quan hệ pháp Luật Dân sự. Quan hệ dân sự là sự bình đẳng và tự định đoạt nên các  chủ thể thường lựa chọn phương pháp thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, chỉ có phương pháp thỏa thuận và hòa giải giữa các bên tham gia quan hệ dân sự mới đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích giữa các bên. Với phương pháp này sẽ tạo điều kiện các bên dung hòa được lợi ích của mình  với lợi ích của chủ thể kia. Khi lợi ích được dung hòa ở mức độ tối đa thì sẽ tạo điều kiện để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình và chính vì thế mà đảm bảo cho lợi ích của bên kia.

Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự

Luật dân sự là gì?

Luật dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự.

Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự

Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là cách thức tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật dân sự điều chỉnh, bao gồm: – Phương pháp bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp Luật Dân sự;– Phương pháp tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ dân sự;– Phương pháp tự chịu trách nhiệm của các chủ thể;– Tham gia quan hệ pháp Luật Dân sự.

>>> Vui lòng truy cập Hocluat.vn xem chi tiết nội dung bài viết.

Các tìm kiếm liên quan đến Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự, phương pháp điều chỉnh của luật hình sự, phương pháp bình đẳng thỏa thuận trong Luật Dân sự, ví dụ đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự, phương pháp mệnh lệnh trong Luật Dân sự, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính, phương pháp bình đẳng thỏa thuận là gì, phương pháp điều chỉnh là gì, tính thỏa thuận trong phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự

Đối tượng điều chỉnh, Luật dân sự, Ngành luật, Ngành luật độc lập, Phương pháp điều chỉnh, 9557

Video liên quan

Chủ đề