Tại sao trẻ chỉ bú 1 bên

Hỏi - 07/08/2013
Con em đang bú mẹ bình thường bỗng nhiên bỏ bú 1 bên. Em không biết làm sao nhưng cứ bế bé cho bú bên phải thì bé lại khóc thét lên mặc dù bé rất đói. Còn khi chuyển sang cho bé bú bên trái thì bé nín ngay và ăn ngoan lắm. Mong bác sĩ giúp đỡ

Trả lời

Có thể vú bên phải của bạn không thông sữa tốt bằng bên trái hoặc do không thuận tay nên bạn bế bé không thoải mái làm cho bé khó chịu.

Bạn nên vắt bỏ bớt ít sữa trước khi cho bú để tia sữa thông và ôm bé úp sát vào người mẹ, tránh bế ngửa rồi vặn cổ bé sang một bên khiến bé khó nuốt.

Thân mến

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Khi bé nhất định chỉ bú một bên liệu có bình thường hay gây ảnh hưởng gì không? Mẹ hãy xem nguyên nhân và cách thay đổi thói quen của bé để việc nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng hơn.

Khi bé chỉ bú một bên ngực
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, trong một số trường hợp bé “nhất bên trọng nhất bên khinh” khi không thích và nhất định không chịu bú một bên bầu ngực mẹ. Liệu “sở thích” này của bé có bình thường hay gây ảnh hưởng gì không?

Nguyên nhân
Bé sơ sinh đôi khi chỉ thích bú một bên ngực của mẹ, có lẽ do bên ngực này có nhiều sữa hoặc bé nhận thấy khác biệt giữa hai núm vú. Các bé lớn hơn có thể không chịu bú vì bên ngực kia ít sữa, dòng sữa chảy chậm hoặc cảm giác không “ngon” bằng bên bé hay bú.
Không ít trường hợp bé chỉ thích đúng một tư thế khi mẹ cho bú vì thấy thoải mái và quen với cách bế.

Tuy nhiên, nếu bé của bạn đột ngột bỏ bú một bên, mẹ cần lưu ý bởi có thể bé bị viêm tai hoặc do triệu chứng mới tiêm ngừa xong. Ngoài ra, lượng sữa có thể thấp hơn nếu trước đây mẹ từng phẫu thuật ở một bên ngực. Tuy không phổ biến nhưng ung thư vú cũng có khả năng làm lượng sữa mẹ ít đi. Do đó, mẹ cần đi khám bác sĩ nếu thấy bất thường ở một bên ngực để yên tâm nuôi bé bằng sữa mẹ nhé!

Bạn có thể phát hiện ra nhiều thói quen bú của bé khi cho bé bú như bé chỉ thích bú một bên

Phải làm gì để bé thay đổi?
Nếu không muốn bé chỉ bú một bên ngực, mẹ có thể thử một vài cách cho bé bú sau:

  • Nhẹ nhàng và kiên nhẫn cho bé bú ở bên ngực không thích trước, nhất là khi bé đói hoặc vừa mới thức giấc. Mẹ cũng có thể thay đổi cách bế bé: bế theo tư thế ôm bóng, hoặc nằm nghiêng về phía ngực muốn cho bé bú.
  • Tăng cường nguồn sữa ở bên ngực ít được bú bằng cách dùng tay vắt sữa hoặc dùng máy hút sau mỗi lần cho bé bú. Nguồn sữa mẹ này sẽ được dùng để bổ sung cho các bữa ăn của bé.

Nếu bé vẫn được cung cấp đầy đủ lượng sữa và không gây ra bất kỳ khó khăn nào cho mẹ, mẹ đành chiều theo sở thích của bé thôi. Thực tế cho thấy nhiều bà mẹ vẫn nuôi con bằng sữa mẹ khỏe mạnh, bé tăng cân bình thường dù chỉ bú một bên.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chăm sóc béChăm sóc trẻ sơ sinh

Nhiều mẹ rất lo lắng về việc ngực sẽ mất cân đối nếu trẻ sơ sinh chỉ bú 1 bên. Vậy tại sao trẻ sơ sinh bỏ bú 1 bên như vậy? Điều đó có ảnh hưởng đến việc ngực mất cân đối hay có tác động tiêu cực gì cho sức khỏe của mẹ không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Mebeaz, chúng tôi sẽ giúp bạn có câu trả lời!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bỏ bú 1 bên

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chỉ bú 1 bên ngực. Có những trường hợp chỉ đơn giản là sở thích của bé, cũng có những trường hợp do một vấn đề nào đó về sức khỏe của mẹ. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bỏ bú 1 bên ngực?

  • Do 1 bên ngực không thông sữa bằng bên còn lại
  • Do sở thích của con: Nhiều trẻ mới sinh ra đã chỉ bú 1 bên mẹ có thể do tư thế bú ở bên ngực đó cho con cảm giác thoải mái. Tình trạng này sẽ không kéo dài và hết trong một thời gian do nguyên nhân trẻ viêm tai hay vừa tiêm phòng và nó sẽ hết khi con khỏe lại.
  • Do mẹ bế không thuận tay khiến bé khó chịu: Nhiều chị em lần đầu làm mẹ nên còn bỡ ngỡ trong cách bế con. Có thể do mẹ không thuận tay khiến con bú bên ngực đó không được thoải mái, gây khó chịu dẫn đến bé chỉ bú 1 bên.
Trẻ sơ sinh bỏ bú 1 bên có thể do cách bế của mẹ
  • Cấu trúc khác nhau của ngực: Cấu trúc vú của mỗi người khác nhau, có những mẹ 1 bên núm vú bị thụt vào trong tất nhiên sẽ làm con không thích bú bằng bên còn lại.
  • Mẹ đang bị viêm tuyến vú: Nếu như trẻ sơ sinh tự dưng bú ít hay không chịu bú 1 bên ngực mẹ thì có thể do vú của mẹ có vấn đề như bị nhiễm khuẩn, nấm gây viêm tuyến vú khiến con thấy khó chịu vì mùi vị của sữa. 
  • Do chấn thương hay phẫu thuật: Nếu như mẹ từng bị chấn thương phải phẫu thuật 1 bên vú điều đó cũng ảnh hưởng đến việc tiết sữa cho con.

Trẻ sơ sinh bỏ bú 1 bên có khiến ngực mẹ bị lệch?

Nhiều mẹ nghĩ rằng việc con bú không đều 2 bên ngực sẽ khiến cho ngực mất cân đối, bị lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và việc lựa chọn áo ngực. Thực tế thì trẻ sơ sinh bỏ bú 1 bên và chỉ bú 1 bên có làm ngực bên to, bên nhỏ không?

Mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này vì việc bú như vậy không làm ảnh hưởng gì đến sự mất cân đối ở bầu ngực của mẹ. Việc trẻ sơ sinh chỉ bú 1 bên cũng là điều hết sức bình thường, mẹ đừng quá quan trọng hóa lên vì chỉ đơn giản trẻ cảm thấy thoải mái với bên bầu ngực đó. 

Ngoài ra, cũng không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ chỉ cần mẹ có cách giải quyết phù hợp. Nếu như chỉ một bên ngực có sữa thì không nói nhưng cả 2 bên vẫn bình thường mà bé chỉ bú 1 bên, mẹ cần phải vắt hết sữa bên còn lại ra túi trữ sữa. Điều đó giúp mẹ tránh tắc tuyến sữa dẫn đến áp xe vú.

Trẻ sơ sinh chỉ bú 1 bên cũng không làm ngực mẹ bị lệch

Ngược lại, nếu mẹ muốn con bú cả 2 bên thì có thể tham khảo phần tiếp theo của chúng tôi!

Mẹ phải làm sao để trẻ sơ sinh bú đều cả 2 bên

Dù con chỉ bú 1 bên ngực không có vấn đề gì nhưng nếu không muốn trẻ sơ sinh bỏ bú 1 bên ngực thì mẹ có thể thay đổi thói quen này của con bằng cách:

  • Để bé thay đổi thói quen thì mẹ cần nhẹ nhàng và kiên trì cho bé bú ở bên ngực không thích trước, nhất là khi đói hoặc mới thức giấc. 
  • Đối với bên ngực không thích mẹ có thể thay đổi tư thế bế. bế bé theo tư thế ôm bóng hoặc nằm nghiêng về phía ngực muốn cho bé bú. Ôm bé úp sát vào người mẹ, tránh bế ngửa rồi vặn cổ bé sang một bên khiến bé khó nuốt.
  • Cho bé bú ở bên ngực không thích trước sau đó bú cả 2 bên rồi cuối cùng dừng lại ở bên ngực bé không thích một lần nữa.
  • Tăng cường nguồn sữa ở bên ngực bằng cách vắt đều mỗi ngày hoặc dùng máy hút sữa để tuyến sữa được lưu thông sau vài ngày thực hiện.
Tăng cường vắt sữa để lưu thông sữa của bên bé bỏ bú

Với những chia sẻ trên của Mebeaz, chúng tôi hy vọng đã giúp các mẹ giảm bớt được lo lắng về vấn đề trẻ sơ sinh bỏ bú 1 bên có sao không và cách giúp con thay đổi thói quen để bú 2 bên. Chúc các mẹ và các bé luôn vui khỏe!

Nguồn: Mebeaz.com

bỏ bú 1 bênchỉ bú 1 bêntrẻ sơ sinh

Video liên quan

Chủ đề