Ví dụ về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu

Ví dụ về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

1. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển

- Đối tượng của hợp đồng là trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với người thứ ba. Trách nhiệm dân sự của chủ tàu ở đây là trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh trong việc sử dụng tàu biển nếu chủ tàu không chứng minh được rằng đã không có lỗi gây ra tổn thất đó.

- Chủ thể của hợp đồng TNDS không phải là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào tham gia vào quan hệ đồng dân sự, mà một bên phải là chủ sở hữu của tàu biển và một bên là doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng đầy đủ điều kiện, được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Cách thức ký kết và hình thức hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Cách thức ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phải tuân thủ theo trình tự pháp luật quy định, quy trình ký kết hợp đồng có thể qua các bước: Người có nhu cầu bảo hiểm đề xuất yêu cầu bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ đề xuất của chủ tàu không cấp hoặc cấp cho người được bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, sau khi được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm người được bảo hiểm nộp phí bảo hiểm

2. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm TNDS của chủ tàu biển

Bao gồm:

- Bên bảo hiểm: là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết nhận rủi ro bảo hiểm về phía mình

- Bên tham gia bảo hiểm: là tổ chức, các nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng cho bên nhận bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.

3. Hình thức của hợp đồng

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu phải được lập thành văn bản, văn bản hợp đồng bảo hiểm được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Thường được thể hiện dưới dạng giấy chứng nhận bảo hiểm.

4. Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm TNDS của chủ tàu là trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với bên thứ ba mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Bên bảo hiểm bồi thường cho bên tham gia bảo hiểm các thiệt hại do phần trách nhiệm dân sự của họ phát sinh đối với các đối tượng:

- Trách nhiệm về ốm đau thương tật chết chóc

- Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác

- Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn giữa tàu với những vật thể khác

- Trách nhiệm với xác tàu

- Trách nhiệm về ô nhiễm môi trường

- Trách nhiệm của chủ tàu đối với hàng hóa chuyên chở

- Tiền phạt của Tòa án, chính quyền, cảng, hải quan,...

5. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm

Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong mục này, căn cứ luật thực định, tác giả nêu các trường hợp bên bảo hiểm được giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, mức giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và các trường hợp bên bảo hiểm không được giới hạn trách nhiệm bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra gây tổn thất cho bên tham gia bảo hiểm.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT THIÊN ĐỨC.  Hotline: 0906.254.568 Văn phòng Hà Nội: P1112 - HH2 Bắc Hà - Số 15 Tố Hữu - Phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội.

Chi nhánh Sài Gòn: 262/7 Huỳnh Văn Bánh, phường 11, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

-----------Bộ phận tư vấn pháp luật – CV tư vấn – Nguyễn Hồng Nhung-----------              

Câu hỏi 277: Trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển được xác định dựa trên các căn cứ pháp lý nào?

Trả lời:

Hoạt động tàu biển thuộc lĩnh vực hàng hải quốc tế nên bên cạnh những nguồn luật quốc gia, các căn cứ pháp lý cho việc xác định TNDS còn có các nguồn luật quốc tế: công ước, nghị định thư, hiệp định…Các quy định về các loại TNDS (TNDS đối với hàng hóa, hành khách chuyên chở; thuyền bộ và người thứ ba khác trong các tai nạn đâm va, ô nhiễm dầu…) rất đa dạng. Các quy định đã một mặt quy kết các trách nhiệm mà chủ tàu phải gánh chịu mặt khác cho phép chủ tàu được giới hạn trách nhiệm bồi thường tính theo những căn cứ nhất định.

▪ Ví dụ: Các quy định đáng chú ý trong Bộ luật hàng hải Việt nam về những loại TNDS cơ bản của chủ tàu :

Đối với thuyền bộ: Chương II , mục 8,   điều 48 , điều 58;

Đối với hàng hóa chuyên chở: Chương V,mục 2,điều 75; điều 77;điều 78; điều 79; điều 80

Đối với hành khách: Chương VI, điều 126 ; điều 130 ; điều 122 ;

Đối với xác tàu, tài sản chìm đắm : Chương XII, điều 198 ; điều 200 ;

Đối với tai nạn đâm va: Chương XIII, điều 208, điều 209 ;

Đối với đóng góp tổn thất chung: Chương XIV, điều 213, điều 214;

Về giới hạn trách nhiệm dân sự: Chương XV

Các nguồn luật quốc tế điều chỉnh quan hệ TNDS của chủ tàu như là: Công ước Brusell 1924 ; Nghị định thư sửa đổi công ước Brussell – Visby Rules 1968 ; Quy tắc Hamburg 1978…

–   Trách nhiệm về ốm đau, thương tật, chết của chủ tàu đối với thuyền viên, hành khách, người tham gia làm hàng trên tàu và người thứ ba khác;

–   Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác

–   Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu với những vất thể khác như cầu cảng, các công trình nổi hoặc ngầm ở biển;

–   Trách nhiệm đối với xác tàu đắm;

–   Trách nhiệm về ô nhiễm;

–   Trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở;

–   Tiền phạt của tòa án, chính quyền, cảng, hải quan…

–   Các trách nhiệm khác: những phí tổn mà hội viên phải gánh chịu liên quan đến việc điều tra và làm thủ tục tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi chủ tàu hoặc liên quan đến việc bào chữa truy tố hình sự đối với đại lý, thuyền viên hay người giúp việc của chủ tàu; các chi phí phát sinh do thay đổi tuyến đường nhằm cứu chữa cho những người trên tàu, người tị nạn, nạn nhân được cứu; tiền lương và bồi thường thất nghiệp khi tàu đắm.

–   Những chi phí thực tế phát sinh từ hoạt động của tàu được bảo hiểm mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của Tòa án bao gồm:

+ Chi phí tẩy rửa ô nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa phương và các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra;

+ Chi phí thắp sáng, đánh dấu, phá hủy, trục vớt, di chuyển xác tàu bị đắm (nếu có).

+ Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, trợ giúp cứu nạn;

+ Chi phí liên quan đến việc tố tụng, tranh chấp, khiếu nại về trách nhiệm dân sự.

–   Những chi phí mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường theo pháp luật đối với thuyền viên trên tàu được bảo hiểm; Lương và các khoản phụ cấp lương hoặc trợ cấp của thủy thủ đoàn theo luật lao động trong trường hợp tàu được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ.

–   Phần trách nhiệm mà chủ tàu phải gánh chịu theo luật pháp do tàu được bảo hiểm gây ra làm:

+ Thiệt hại cầu, cảng, đê, đạp, kẻ, cống, bà mảng, giàng đáy, công trình trên bờ hoặc dưới nước, cố định hoặc di động;

+ Bị thương hoặc thiệt hại tài sản của người thứ ba khác (không phải là thuyền viên trên tàu, thuyền được bảo hiểm).

–   Những chi phí phát sinh từ tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác mà chủ tàu được bảo hiểm có trách nhiệm theo pháp luật phải bồi thường cho người khác nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm đã được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm