Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

Bác sĩ nói, nếu tháng này vẫn chưa có thai thì sẽ chỉ định cho đi chụp tử cung – vòi trứng để chắc chắn.

Bác sĩ cho tôi hỏi, sau 6 tháng dừng biện pháp tránh thai thì đã cần phải chụp tử cung vòi trứng hay chưa? Và biện pháp này có ảnh hưởng gì không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Hòa Bùi)

Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

Trả lời:

Bạn Hòa Bùi thân mến!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chúng tôi! Qua chia sẻ của bạn có thể thấy bạn đang lo lắng đến khả năng mình khó có con sau một thời gian dài ‘kế hoạch’. Trên thực tế, đúng là có không ít chị em đã gặp vấn đề này và khả năng vô sinh thứ phát (vô sinh dù đã có con trước đó) hoàn toàn có thể xảy ra.

Với những chị em đã ‘kế hoạch’ nhiều năm, khi muốn có thai trở lại cũng nên đi khám phụ khoa để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình và có biện pháp điều trị kịp thời nếu gặp vấn đề.

Với trường hợp của bạn, bạn đã đi khám phụ khoa và làm theo hướng dẫn của bác sĩ được 2 tháng thì tốt nhất bạn nên tiếp tục quá trình theo dõi, chạy chữa đó. Bình thường, khi đã loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến khó thụ thai có thể quan sát được qua hình ảnh siêu âm (để xem có bất thường ở buồng trứng, tử cung…) hoặc xét nghiệm (xét nghiệm máu, nước tiểu để kiểm tra hormone) thì bác sĩ sẽ đề nghị chụp tử cung – vòi trứng (chụp cản quang tử cung – vòi trứng).

Hình thức này có tác dụng kiểm tra ống dẫn trứng có thông suốt hay bị tắc nghẽn và xem được hình dạng buồng tử cung có bình thường hay không. Tổn thương ống dẫn trứng là một nguyên nhân thường gặp chiếm tỉ lệ 25-35% các ca vô sinh. Muốn phát hiện ra người phụ nữ có tổn thương hay tắc ống dẫn trứng hay không thì chụp cản quang tử cung – vòi trứng là biện pháp hiệu quả nhất.

Để yên tâm hơn khi tiến hành chụp tử cung, bạn cần nắm được những thông tin liên quan đến phương pháp này như sau:

– Thời điểm tốt nhất để chụp tử cung – vòi trứng là sau khi sạch kinh 2-3 ngày và trước khi rụng trứng, Bạn cũng phải kiêng ‘quan hệ’ trước đó. Nếu bạn bị rong kinh thì phải chờ hết hẳn mới chụp.

– Trước khi bệnh nhân chụp tử cung – vòi trứng, bác sĩ sẽ thăm khám âm đạo cho bạn. Nếu bạn không bị viêm nhiễm đường đường sinh dục thì mới có thể chụp, còn nếu bị viêm nhiễm thì cần điều trị khỏi mới chụp (có thể chụp vào tháng sau).

– Chụp cản quang tử cung vòi trứng được thực hiện trong khoảng 30 phút. Bác sĩ sẽ bơm vào buồng tử cung một ít dung dịch có chứa chất cản quang (Iốt). Dung dịch cản quang sẽ đi vào hai ống dẫn trứng và vào ổ bụng nếu ống dẫn trứng thông suốt. Những bất thường trong lòng tử cung cũng có thể phát hiện nhờ phim X-quang.

Sau khi chụp phim, bạn có thể sinh hoạt bình thường. Chụp tử cung- vòi trứng được xem là một thủ thuật rất an toàn. Tuy nhiên, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh để tránh nhiễm trùng.

Chụp tử cung – vòi trứng là bước quan trọng để đánh giá tình trạng ống dẫn trứng, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân vô sinh cũng như định hướng điều trị thích hợp. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện dưới sự chỉ định và tư vấn của các bác sĩ sản khoa để tránh các tai biến có thể xảy ra. Vì vậy, nếu bạn chưa muốn chụp ngay thì có thể trao đổi với bác sĩ để lui lại một vài tháng, sau đó việc chụp chiếu vẫn được thực hiện như trên.

Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!

Theo BS Hoa Hồng/Trí thức trẻ

Em đi khám ở bệnh viện phụ sản Hà Nội mọi thứ đều ổn, nhưng khi bác sĩ cho chụp tử cung vòi trứng thì thuốc cản quang bị chảy ra ngoài không vào được bên trong mặc dù đã chụp đến 3 lần liên tục. Do không chup được nên bác sĩ chụp phim kết luận buồng tử cung em dị dạng, tuy nhiên siêu âm thì vẫn thấy bình thường. Cho em hỏi như vậy có bất thường không ạ?

Bạn đọc

- Trả lời của BS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN - Góc tư vấn hiếm muộn

Chụp X quang buồng tử cung vòi trứng có cản quang là một xét nghiệm dùng để khảo sát tình trạng buồng tử cung và sự thông thương của 2 vòi trứng. Bác sĩ thực hiện bằng cách đặt một cần bơm vào buồng tử cung, bơm thuốc qua cần bơm vào buồng tử cung, sau đó, chụp hình ở các thời điểm khác nhau để xem thuốc có lên được và chảy vào ổ bụng qua 2 vòi trứng không.

Một số trường hợp chụp X quang không được do cần bơm chưa đúng vị trí hay do cổ tử cung nhỏ, chit hẹp hay tư thế tử cung quá gập sẽ làm thuốc chảy ra ngoài và kết quả chụp phim không chính xác.

Chị nên trở lại bác sĩ khám hiếm muộn để được chỉ định nội soi buồng tử cung để có nhận định chính xác hơn về tình trạng buồng tử cung và vòi trứng của chị.

* Tôi và chồng tôi đã kết hôn được 2 năm Tôi năm nay 23 tuổi chồng tôi 27 tuổi. Tháng 6-2009 tôi có thai và chữa ngoài dạ con và đã được mổ nội soi. Lúc mổ thì tôi được biết là mổ nội soi vòi trứng phải và bảo tồn. Nhưng từ đó đến nay đã 2 năm mà tôi không thể có thai được.

Cách đây một tháng tôi có đi khám tại bệnh viện thì được biết là tôi bị nấm âm đạo. BS cho tôi thuốc về đặt và uống rồi sau lên kiểm tra vòi trứng còn lại. Do tôi đang bị nấm nên chưa chụp được.

Vậy tôi muốn hỏi chuyên mục là liệu tôi còn 1 vòi trứng thì có thể có em bé được không(tôi khá căng thẳng và mong mỏi).Tôi phải làm những gì để kiểm tra sức khỏe sinh sản của mình bây giờ?NN)

- Trường hợp của chị khó có con có thể do có vấn đề ở 2 ống dẫn trứng. Chị nên thu xếp đi chụp X quang buồng tử cung vòi trứng có cản quang (HSG) để đánh giá lại tình trạng 2 ống dẫn trứng của chị. Nếu bị tắc ống dẫn trứng, chị có thể được mổ nội soi để khảo sát kỹ hơn và kết hợp làm thông ống dẫn trứng. Nếu không thể giải quyết được bằng nội soi, chị có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm để có con. Chị còn trẻ tuổi nên kết quả điều trị sẽ cao. Đừng quá lo lắng.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Góc tư vấn hiếm muộn của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: .

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

TTO

BS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN (Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM)

Các vấn đề liên quan chụp tử cung vòi trứng có đau không? có hại hay không? hay những biến chứng có thể xảy ra là mối quan tâm của nhiều chị em. Nếu muốn hiểu rõ các thông tin liên quan đến vấn đề này hãy tham khảo bài viết sau đây:

Chụp tử cung vòi trứng còn gọi là HSG là phương pháp khá hiệu quả, được sử dụng trong kiểm tra vô sinh do tắc vòi trứng hoặc một số bệnh lý khác liên quan.

Bên cạnh đó, chụp HSG cũng là một phương pháp áp dụng sau khi nữ giới đặt vòng tránh thai. Giúp kiểm tra vị trí của nó đã đúng chưa, hoạt động hiệu quả hay không.

Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

Hình ảnh sau khi chụp X quang HSG sẽ đánh giá rõ ràng về tình trạng trong ống dẫn trứng và tử cung. Giúp các y bác sĩ khoanh vùng nguyên nhân dẫn đến vô sinh, sảy thai nhiều lần ở nữ giới.

Một số trường hợp dưới đây được các y bác sĩ tư vấn nên tiến hành xét nghiệm chụp X – quang tử cung vòi trứng:

1.1 Người làm thủ thuật đóng vòi trứng

Thủ thuật đóng vòi trứng được xem là một cách triệt sản ở nữ giới. Việc chụp HSG sau khoảng 3 tháng làm thủ thuật này nhằm xác định vị trí, hoạt động của cơ quan sinh dục nữ giới như thế nào. 

Đánh giá tình trạng có đảm bảo đúng như yêu cầu triệt sản lúc đầu hay không. Đồng thời kiểm tra các nguy cơ, biến chứng đề kịp thời xử lý và can thiệp.

1.2 Sảy thai nhiều lần

Trường hợp người bệnh có thể thụ thai, nhưng không thể hoàn thành chu kỳ thai hoặc thường xuyên xảy thai, sẽ được bác sĩ sẽ tư vấn chụp HSG để kiểm tra xác định nguyên nhân.

Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

Thông thường tỷ lệ kiểm tra cho ra kết quả tắc vòi trứng, hoặc một số khối u ở cổ tử cung khá cao. 

Trường hợp này, khi xác định được chính xác nguyên nhân gây sảy thai. Bác sĩ sẽ thiết lập được phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

1.2 Khó mang thai

Tương tự trường hợp sảy thai nhiều lần, việc không có thai trong khi các xét nghiệm khác đều cho kết quả bình thường. Thì bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành chụp HSG để xác định nguyên nhân có thể nằm ở vòi trứng, tử cung hay không.

Trên đây là một số trường hợp phổ biến nhất sẽ được chỉ định tiến hành chụp tử cung vòi trứng. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải bất cứu đối tượng nữ giới nào gặp phải các trường hợp trên đều có thể tiến hành chụp HSG.

  • Một số chị em có tiền sử bệnh lý như chấn thương vùng chậu, viêm nhiễm, mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục,… sẽ không được tiến hành phương pháp này.
  • HSG là một kỹ thuật chẩn đoán có xâm lấn, vì thế nhiều chị em lo lắng rằng chụp tử cung vòi trứng có đau không. Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan trong quá trình tiến hành và điều trị.

Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

2. Chụp tử cung vòi trứng HSG có đau không?

Chụp tử cung vòi trứng có đau không? Có gây nguy hại gì hay không? Là câu hỏi của khá nhiều chị em và người thân quan tâm khi được bác sĩ tư vấn về phương pháp.

Trên thực tế trong toàn bộ quy trình thực hiện chụp tử cung vòi trứng, thường kéo dài 30 đến 45 phút. Người bệnh có thể cảm thấy đau do tử cung co thắt. 

Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

Tình trạng này sẽ khác nhau ở mỗi người, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây tê để giảm sự khó chịu cho người bệnh.

  • Có thể nói phương pháp này khá an toàn. Tuy sẽ có cảm giác đau nhẹ khác nhau, nhưng về cơ bản chúng ta có thể chịu được. 
  • Một số bệnh nhân còn không có quá nhiều cảm giác khi thực hiện xét nghiệm X quang tử cung vòi trứng này.

Một điều cần lưu ý cho bạn là đừng quá lo lắng, hãy giữ cho mình tâm trạng thoải mái khi tiến hành chụp HSG. 

Một khi cơ thể bạn quá lo âu, sẽ nảy sinh nhiều phản ứng bất thường gây co thắt tử cung. Đôi khi không thể tiến hành chụp HSG hoặc cho kết quả không chính xác.

??? Xem thêm: Chi phí chụp tử cung vòi trứng HSG

3. Chụp tử cung vòi trứng có hại không và tiềm ẩn những nguy hiểm gì?

Hiện nay kỹ thuật chụp tử cung vòi trứng HSG được đánh giá khá an toàn. Tỷ lệ tiềm ẩn các mối nguy hại đến sức khỏe rất thấp chỉ 1%. Chủ yếu diễn ra ở các trường hợp sau đây.

3.1 Dị ứng với thuốc

Dị ứng với thuốc cụ thể ở đây là thành phần trong chất cản quang hay còn gọi là thuốc nhuộm khi chụp HSG. 

Mặc dù trường hợp này cực hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra, khi dị ứng cơ thể sẽ có những biểu hiện như: Nổi mẩn đỏ, ngứa, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tai biến.

Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

Phổ biến nhất trong dị ứng thành phần của chất cản quang đó là Iodine. Do đó nếu bị dị ứng với chất này cần báo ngay cho bác sĩ (dị ứng hải sản, thuốc cản quang tĩnh mạch). 

Trường hợp này bác sĩ sẽ thay thế bằng một loại chất cản quang khác không có Iodine. Đồng thời sau khi chụp HSG nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường trên cơ thể, cần báo ngay để được điều trị kịp thời.

3.2 Nhiễm trùng 

Đây là biến chứng phổ biến nhất khi chụp HSG, vì kỹ thuật này sử dụng có xâm lấn trong cơ thể. Nếu vòi trứng bị viêm nhiễm trước đó, hoặc quá trình thực hiện gây viêm nhiễm trong sẽ dễ xảy ra tình trạng này.

Biểu hiện chính của tình trạng nhiễm trùng sau khi chụp đó là người bệnh thấy đau, hoặc có thể sốt trong 1 -2 ngày, thì cần liên hệ bác sĩ để điều trị kịp thời. 

Tuyệt đối không chủ quan, vì biến chứng của trường hợp này là nhiễm trùng vùng chậu, có thể phải cắt bỏ phần ống dẫn trứng.

3.3 Chấn thương tử cung

Việc đưa dụng cụ chuyên dụng vào tử cung nếu thao tác không đủ chính xác, có thể dẫn đến tổn thương tử cung và gây nên nhiều biến chứng. 

Một số biến chứng có thể xảy ra như xuất huyết âm đạo, hình thành lạc nội mạc, u tử cung,…

Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

Tuy rằng trường hợp này hiếm khi xảy ra, nhưng để đảm bảo an toàn người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế an toàn, có nhiều kinh nghiệm, trách nhiệm cao,..

4. Những biến chứng cần gặp bác sĩ nếu gặp phải

Để đảm bảo an toàn sau khi tiến hành chụp HSG, người bệnh và người nhà cần theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể. Nếu có những bất thường sau đây cần lập tức liên hệ bác sĩ.

4.1 Sốt nôn nhiều, có thể ngất xỉu

Đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng nhiễm trùng xảy ra sau khi chụp tử cung vòi trứng. Cần gặp ngay bác sĩ để can thiệp kịp thời.

4.2 Chuột rút đau bụng dữ dội

Đây cũng là một biểu hiện khá nguy hiểm xảy ra, nguyên nhân có thể do nhiễm trùng vòi trứng hoặc chấn thương tử cung.

Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

4.3 Xuất huyết kéo dài

Thông thường sau khi chụp HSG người bệnh sẽ có thể xuất hiện tình trạng ra máu âm đạo nhẹ trong 1-2 ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể từ nhiều nguyên nhân khác, người bệnh cần hết sức chú ý.

4.4 Dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu

Dịch âm đạo (có mùi hôi) thường bắt nguồn từ sự viêm nhiễm, có thể ở vùng chậu hoặc các cơ quan sinh dục. Biểu hiện này cần liên hệ bác sĩ sớm, để xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

5. Địa chỉ chụp tử cung vòi trứng an toàn và uy tín.

Bệnh viện đa khoa Hồng Hà là một trong những địa chỉ chụp tử cung vòi trứng uy tín được đề cử cho bạn, nếu bạn ở khu vực phía Bắc.

Đây là một địa chỉ được nhiều người tin cậy, đặc biệt trong các lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn.

  • Bệnh viện đa khoa Hồng Hà có đội ngũ chuyên gia y tế giàu năng lực, kinh nghiệm cao. Thao tác thực hiện chuyên nghiệp, giúp hạn chế các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra ở người bệnh.

Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

  • Bên cạnh đó trang thiết bị đạt chuẩn, cùng chất lượng dịch vụ cao cũng là một điểm nổi bật thu hút người bệnh đến bệnh viện đa khoa Hồng Hà.

Tin rằng đây sẽ là địa chỉ y tế đáng tin cậy, phù hợp để lựa chọn khi bạn có nhu cầu kiểm tra vô sinh hiếm muộn.

Hy vọng đáp án cho câu hỏi chụp tử cung vòi trứng có đau không, được trình bày trên đây đây có thể cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho bạn. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ Hotline: 1900 633 988!

CÁC TIN LIÊN QUAN

  • Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

  • Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

  • Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

  • Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

  • Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần

  • Có nên chụp tử cung vòi trứng nhiều lần