Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất có tên là gì

Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất có tên là gì

Nguồn: Sputnik launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên Xô mở đầu Kỷ nguyên Không gian (Space Age) bằng việc phóng Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Con tàu vũ trụ tên là Sputnik, có nghĩa là vệ tinh trong tiếng Nga, đã được phóng vào lúc 10:29 tối, theo giờ Moskva, từ trạm phóng Tyuratam tại Cộng hòa Kazakhstan. Sputnik có đường kính 22 inch (55,8 cm), nặng 184 pound (83,5 kg), và có thể bay một vòng quanh Trái Đất hết 1 giờ 36 phút. Vệ tinh này có vận tốc 18.000 dặm/giờ, với quỹ đạo hình elip, trong đó điểm cực viễn cách Trái Đất 584 dặm và điểm cực cận cách 143 dặm.

Sputnik có thể quan sát được bằng ống nhòm trước khi mặt trời mọc hoặc sau khi mặt trời lặn. Nó truyền tín hiệu vô tuyến trở lại Trái Đất đủ mạnh để ngay cả những vật thu sóng vô tuyến nghiệp dư cũng có thể bắt được. Bấy giờ, người Mỹ nào sở hữu những thiết bị như vậy đều điều chỉnh và lắng nghe đầy kinh ngạc mỗi khi tàu vũ trụ Liên Xô bayqua Mỹ nhiều lần trong ngày. Vào tháng 1/1958, quỹ đạo vệ tinh Sputnik dần thu hẹp như đã được tiên đoán, và con tàu vũ trụ bị đốt cháy trong bầu khí quyển.

Về mặtchính thức, việc phóng Sputnik là để hưởng ứngNăm Địa Vật lý Quốc tế, một năm mà Hội đồng các Hiệp hội Khoa học Quốc tế (International Council of Scientific Unions) tuyên bố là thời điểm lý tưởng cho việc phóng vệ tinh nhân tạo để nghiên cứu Trái Đất và hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ lại lo sợ mục đích đầy nham hiểm của công nghệ tên lửa và vệ tinh mới của Liên Xô, rõ ràng là đang đitrước những nỗ lực không gian của Mỹ. Sputnik lớn gấp khoảng 10 lần kích thước của vệ tinh dự kiếnđầu tiên của Mỹ, theo kế hoạchsẽ không được phóngcho đến năm tiếp sau đó. Chính phủ, quân đội, và cộng đồng khoa học Mỹ đã mất cảnh giác trước các thành tựu công nghệ của Liên Xô, và những nỗ lực của họ nhằm bắt kịp với Liên Xô đã báo trước sự khởi đầu của một cuộc chạy đua không gian.

Vệ tinh đầu tiên của Mỹ, Explorer, được phóng vào ngày 31/01/1958. Tính đến thời điểm đó, Liên Xô đã đạt được một chiến thắng lớn về mặt ý thức hệ, khi họ đưa một con chó vào quỹ đạo không gian trên tàu Sputnik 2. Trong khoảng cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1960, các chương trình không gian của Liên Xô liên tiếp đạt được một loạt các danh hiện đầu tiên, như: người đàn ông đầu tiên bay vào không gian, người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian, ba người đàn ông đầu tiên bay vào không gian, cuộc đi bộ đầu tiên trong không gian, tàu vũ trụ đầu tiên đến gần Mặt Trăng, bay vào quỹ đạo Mặt Trăng, tàu vũ trụ đầu tiên đến gần Sao Kim, và thiết bị không gian đầu tiênhạ cánh trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, Mỹ đã có bước nhảy vọt khổng lồ trong cuộc đua không gian vào cuối những năm 1960, với chương trình Apollo, hạ cánh thành công hai tàu Apollo với 11 phi hành gia trên bề mặt của Mặt Trăng vào tháng 7/1969.

Cần phân biệt với vệ tinh tự nhiên, ví dụ mọi vật thể thuộc Hệ Mặt Trời gồm cả Trái Đất, đều là vệ tinh tự nhiên của Mặt Trời ; hoặc vệ tinh tự nhiên của Trái Đất là Mặt Trăng.

Việc định nghĩa vật thể nào là vệ tinh không phải luôn đơn giản khi xét đến một cặp hai vật thể. Bởi vì mọi vật thể đều có sức hút của trọng lực, chuyển động của vật thể chính cũng bị ảnh hưởng bởi vệ tinh của nó. Nếu hai vật thể có khối lượng tương đương, thì chúng thường được coi là một hệ đôi và không một vật thể nào bị coi là vệ tinh; một ví dụ là tiểu hành tinh kép 90 Antiope. Tiêu chuẩn chung để một vật thể được coi là vệ tinh là trung tâm khối lượng của hệ nằm bên trong vật thể chính.

Trong cách nói thông thường, thuật ngữ "vệ tinh" thường để chỉ một vệ tinh nhân tạo, nó là một vật thể do con người chế tạo và bay quanh Trái Đất (hay một thiên thể khác). Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng có thể sử dụng thuật ngữ đó để chỉ các vệ tinh thiên nhiên, hay các Mặt Trăng. Nói chung, trong cách dùng thông thường, "vệ tinh thiên nhiên" là thuật ngữ để chỉ các Mặt Trăng.

Các vệ tinh nhân tạo

Vệ tinh nhân tạo đầu tiên

Người đầu tiên đã nghĩ ra vệ tinh nhân tạo dùng cho truyền thông là nhà viết truyện khoa học giả tưởng Arthur C. Clarke vào năm 1945. Ông đã nghiên cứu về cách phóng các vệ tinh này, quỹ đạo của chúng và nhiều khía cạnh khác cho việc thành lập một hệ thống vệ tinh nhân tạo bao phủ thế giới. Ông cũng đề nghị 3 vệ tinh địa tĩnh (geostationary) sẽ đủ để bao phủ viễn thông cho toàn bộ Trái Đất.

Tuy nhiên, vệ tinh nhân tạo đầu tiên là Sputnik 1 được Liên bang Xô viết phóng lên ngày 4 tháng 10 năm 1957.

Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất có tên là gì

Vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik 1

Các loại vệ tinh

  • Vệ tinh vũ trụ là các vệ tinh được dùng để quan sát các hành tinh xa xôi, các thiên hà và các vật thể ngoài vũ trụ khác.
  • Vệ tinh thông tin là các vệ tinh nhân tạo nằm trong không gian dùng cho các mục đích viễn thông sử dụng sóng radio ở tần số vi ba. Đa số các vệ tinh truyền thông sử dụng các quỹ đạo đồng bộ hay các quỹ đạo địa tĩnh, mặc dù các hệ thống gần đây sử dụng các vệ tinh tại quỹ đạo Trái Đất tầm thấp.
  • Vệ tinh quan sát Trái Đất là các vệ tinh được thiết kế đặc biệt để quan sát Trái Đất từ quỹ đạo, tương tự như các vệ tinh trinh sát nhưng được dùng cho các mục đích phi quân sự như kiểm tra môi trường, khí tượng học, lập bản đồ, vân vân.
  • Vệ tinh hoa tiêu (navigation satellite) là các vệ tinh sử dụng các tín hiệu radio được truyền đi theo đúng chu kỳ cho phép các bộ thu sóng di động trên mặt đất xác định chính xác được vị trí của chúng. Sự quang đãng (không có vật cản) của đường truyền và thu tín hiệu giữa vệ tinh (nguồn phát) và máy thu trên mặt đất tích hợp với những cải tiến mới về điện tử học cho phép hệ thống vệ tinh hoa tiêu đo đạc khoảng cách với độ chính xác khoảng một vài mét.
  • Vệ tinh tiêu diệt là các vệ tinh được thiết kế để tiêu diệt các vệ tinh "đối phương", các vũ khí và các mục tiêu bay trên quỹ đạo khác. Một số vệ tinh này được trang bị đạn động lực, một số khác sử dụng năng lượng hay các vũ khí hạt nhân để phá huỷ các vệ tinh, ICBMs, MIRVs. Cả Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết đều có các vệ tinh này. Các đường dẫn bàn luận về các "Vệ tinh tiêu diệt", ASATS (Vệ tinh chống vệ tinh) gồm USSR Tests ASAT weapon và  ASAT Test
  • Vệ tinh trinh sát là những vệ tinh quan sát Trái Đất hay vệ tinh truyền thông được triển khai cho các ứng dụng quân sự hay tình báo. Chúng ta hiện không biết nhiều về năng lực thực sự của các vệ tinh này vì các chính phủ điều hành chúng thường giữ tuyệt đối bí mật về thông tin cho các vệ tinh loại này.
  • Vệ tinh năng lượng Mặt trời là các vệ tinh được đề xuất là sẽ bay trên quỹ đạo Trái Đất tầm cao sử dụng cách truyền năng lượng viba để chiếu năng lượng mặt trời tới những antenna cực lớn trên mặt đất, nơi nó có thể được dùng để thay thế cho những nguồn năng lượng quy ước thông thường.
  • Trạm vũ trụ là các cơ cấu do con người chế tạo, được thiết kế để con người sống được trong vũ trụ. Một trạm vũ trụ được phân biệt với những tàu vũ trụ ở điểm nó không có động cơ đầy chính hay các thiết bị hạ cánh — thay vào đó, người ta dùng các thiết bị khác để vận chuyển lên và xuống trạm. Các trạm vũ trụ được thiết kế để có thể duy trì sự sống trong một khoảng thời gian trung bình trên quỹ đạo, các khoảng thời gian có thể là tuần, tháng, hay thậm chí là năm.
  • Vệ tinh thời tiết là các vệ tinh có mục đích chính là để quan sát thời tiết hay khí hậu của Trái Đất.
  • Vệ tinh thu nhỏ là các vệ tinh có trọng lượng và kích thước nhỏ hơn thông thường. Những tiêu chí xếp hạng mới để đánh giá các vệ tinh đó: tiểu vệ tinh (500–200 kg), vệ tinh siêu nhỏ (dưới 200 kg), vệ tinh cỡ nano (dưới 10 kg), vệ tinh cỡ pico (dưới 1 kg) và vệ tinh cỡ femto (dưới 100 g).
  • Vệ tinh sinh học là các vệ tinh có mang các tổ chức sinh vật sống, nói chung là cho mục đích thực nghiệm khoa học.

Các loại quỹ đạo

Đa số các vệ tinh thường được mô tả đặc điểm dựa theo quỹ đạo của chúng. Mặc dù một vệ tinh có thể bay trên một quỹ đạo ở bất kỳ độ cao nào, các vệ tinh thường được xếp theo độ cao của chúng.

  • Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp (LEO: 200 đến 1200 km bên trên bề mặt Trái Đất)
  • Quỹ đạo Trái Đất tầm trung (ICO hay MEO: 1200 đến 35786 km)
  • Quỹ đạo Trái Đất đồng bộ (GSO)
  • Quỹ đạo địa tĩnh (GEO: quỹ đạo đồng bộ không nghiêng, cách xích đạo Trái Đất 35 786 km)
  • Quỹ đạo Trái Đất tầm cao (HEO: trên 35786 km)

Các quỹ đạo sau là các quỹ đạo đặc biệt cũng thường được dùng để xác định đặc điểm của vệ tinh:

  • Quỹ đạo Molniya
  • Quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời
  • Quỹ đạo cực
  • Quỹ đạo di chuyển Mặt Trăng
  • Quỹ đạo di chuyển Hohmann Đối với kiểu quỹ đạo này thì vệ tinh thường là một tàu vũ trụ
  • Quỹ đạo siêu đồng bộ hay quỹ đạo trôi dạt — quỹ đạo bên trên GEO. Các vệ tinh sẽ trôi dạt theo hướng tây - (GEO + 235 km + (1000 × CR × A/m) km), nếu CR là hệ số bức xạ áp suất của Mặt Trời (thường giữa 1.2 và 1.5) và A/m là vùng tương quan [m²] với tỷ lệ khối lượng [kg] khô
  • Quỹ đạo dưới đồng bộ hay quỹ đạo trôi dạt - quỹ đạo gần nhưng bên dưới GEO. Được sử dụng cho các vệ tinh đang trải qua những thay đổi tình trạng ổn định theo hướng đông.

Vệ tinh nhân tạo của Việt Nam

Tháng 4 năm 2008 Việt Nam đã thuê Pháp phóng thành công vệ tinh VINASAT-1 (mua của Mỹ) lên quỹ đạo địa tĩnh, với việc phóng được vệ tinh nhân tạo Việt Nam đã tiết kiệm 10 triệu USD mỗi năm. Việt Nam là nước thứ 93 phóng vệ tinh nhân tạo và là nước thứ sáu tại Đông Nam Á. Theo các nguồn thông tin nước ngoài, tổng trị giá của dự án VINASAT-1 là 250 triệu USD, trong đó bao gồm chi phí mua vệ tinh và phí phóng vệ tinh, xây dựng trạm mặt đất, bảo hiểm... Dự tính vệ tinh hoạt động được từ 15 đến 20 năm và được khoảng 20 công ty phụ trách.

Năm 2007, sau khi được thành lập, Viện Công nghệ Vũ trụ Việt Nam đã tiến hành dự án chế tạo vệ tinh nhỏ pico (10x10x10cm, 1 kg)

Năm 2008, công ty FPT thành lập Phòng nghiên cứu không gian FSpace với mục tiêu thiết kế chế tạo vệ tinh nhỏ vệ tinh nano F-1 (10 x 10 x 20cm, 2 kg).

Ngày 16-5-2012, 5g13p, tên lửa Arian 5 mang theo vệ tinh Vinasat-2 rời bãi phóng Kouru của GuyanaNam Mỹ. Sau 36 phút bay, lúc 5g49p, vệ tinh Vinasat-2 rời khỏi tên lửa Arian 5, vào quỹ đạo an toàn. Vinasat-2 với nhiệm vụ và thiết kế tương tự như Vinasat-1.