Văn bản tặng cho quyền hưởng di sản thừa kế năm 2024

Chi tiết câu hỏi

Gia đình tôi có thửa đất ở và cây lâu năm đã được cấp sổ đỏ năm 2000, cấp lại sổ hồng năm 2018. Năm 2021, bà nội tôi (là Nguyễn Thị Đơn) mất. Đầu năm 2022, bố mẹ tôi thực hiện tặng cho đất cho các con. Gia đình tôi đã được văn phòng công chứng hướng dẫn làm thủ tục phân chia di sản, có xác nhận nhân khẩu thời điểm năm 2000, bố tôi (ông Nguyễn Văn Hương) là con duy nhất của bà nội bàtôi, ông nội tôi đã mất từ năm 1972. Gia đình tôi thực hiện đầy đủ thủ tục và nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa UBND TP. Hòa Bình. Tuy nhiên sau đó Văn phòng đăng ký đất đai trả lại hồ sơ với lý do, yêu cầu văn phòng công chứng thực phải thực hiện thủ tục thừa kế, sau đó mới làm thủ tục tặng cho các con. Gia đình tôi đã liên lạc với văn phòng công chứng thì được trả lời, văn phòng công chức đã làm thủ tục đúng và không làm lại. Hiện gia đình tôi không làm được thủ tục tặng cho đất đai. Xin hỏi, trường hợp của gia đình tôi phải giải quyết như thế nào? Đến đâu để giải quyết?

Trả lời

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình trả lời vấn đề này như sau:

Đối với hồ sơ đề nghị nhận thừa kế của hộ ông Nguyễn Văn Hương, ngày 1/7/2022, chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP. Hòa Bình tiếp nhận hồ sơ nhận thừa kế đồng thời phân chia quyền sử dụng đất của hộ ông Nguyễn Văn Hương.

Thành phần hồ sơ nộp đầy đủ hồ sơ theo Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính, gồm: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; văn bản khai nhận di sản; trích đo địa chính thửa đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc).

Về nội dung hồ sơ: Tại văn bản khai nhận di sản chứng nhận ngày 14/6/2022 còn một số nội dung chưa bảo đảm quy định. Cụ thể:

Tại phần "Người thừa kế cam kết" trong văn bản khai nhận di sản thừa kế các thành phần thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 chưa được làm rõ (không có thông tin chồng bà Đơn).

Tại Mục 3.2 các đối tượng bà Nguyễn Thị Xuân, bà Nguyễn Thị Ngoan, bà Nguyễn Thị Mai và bà Nguyễn Thị Sinh không thuộc đối tượng nhận di sản thừa kế. Do vậy nội dung Mục 3.2 không đồng nhất với tiêu đề tại Mục III.

Thông tin về nhân thân: Tại mục này thông tin về nhân thân các thành viên của hộ gia đình không có ông Nguyễn Văn Hương.

Thỏa thuận phân chia theo thành viên hộ gia đình: Nội dung tặng cho phần quyền sử dụng đất của các thành viên hộ gia đình và phần quyền được hưởng thừa kế của ông Nguyễn Văn Hương không đồng nhất với nội dung đồng ý nhận phần quyền sử dụng đất được tặng cho và phần quyền được hưởng thừa kế của ông Nguyễn Văn Hương.

Văn bản khai nhận di sản đang thực hiện đồng thời thủ tục nhận thừa kế quyền sử dụng đất của bà Nguyễn Thị Đơn sang hàng thừa kế thứ nhất là ông Nguyễn Văn Hương và thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất sang hàng thừa kế thứ hai là ông Nguyễn Văn Hương cho các con.

Đối với kiến nghị, phản ánh của bà Nguyễn Thị Xuân, qua thu thập hồ sơ và xác minh quá trình giải quyết nội dung đơn của bà Nguyễn Thị Xuân xác định:

Ngày 21/9/2018, hộ ông Nguyễn Văn Hương được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích 1.580,5 m2. Khi đó bà Nguyễn Thị Đơn còn sống và sống cùng hộ ông Nguyễn Văn Hương, do đó quyền sử dụng diện tích đất 1.580,5 m2 thuộc bà Nguyễn Thị Đơn, ông Nguyễn Văn Hương và các thành viên khác trong hộ gia đình theo quy định pháp luật.

Bà Nguyễn Thị Đơn mất ngày 29/7/2021, như vậy ông Nguyễn Văn Hương phải thực hiện thủ tục thừa kế phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của bà Nguyễn Thị Đơn trong hộ gia đình cùng các đối tượng được hưởng thừa kế khác theo quy định.

Sau khi ông Nguyễn Văn Hương thực hiện xong thủ tục thừa kế phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của bà Nguyễn Thị Đơn thì tiếp tục thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất của ông Hương (bao gồm phần diện tích được thừa kế từ bà Nguyễn Thị Đơn và phần diện tích thuộc quyền sử dụng của ông trong hộ gia đình) cho các con, trong đó có bà Nguyễn Thị Xuân.

Cảm ơn anh đã tin tưởng vào dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế miễn phí qua điện thoại của văn phòng luật sư uy tín DHLaw. Và gửi câu hỏi về cho chuyên mục HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT của chúng tôi. Với thắc mắc trên của bạn chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:

Đã được tặng cho tài sản thì có được quyền hưởng di sản thừa kế của cha để lại nữa không theo quy định?

Theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp được áp dụng thừa kế theo pháp luật như sau:

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
...

Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Dựa theo những quy định trên, trường hợp của bạn là người thừa kế theo pháp luật (hàng thừa kế thứ nhất) nên có thể được quyền hưởng di sản thừa kế dù người mất là cha bạn không để lại di chúc.

Đã được tặng cho tài sản thì có được quyền hưởng di sản thừa kế của cha để lại nữa không theo quy định? (Hình từ Internet)

Những người thừa kế có được thỏa thuận về cách thức phân chia di sản thừa kế theo pháp luật không?

Theo khoản 1 Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:

Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Như vậy, khi có thông báo về việc mở thừa kế những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận với nhau về cách thức phân chia di sản theo pháp luật.

Lưu ý: Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Ngoài ra, theo Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo pháp luật như sau:

Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Theo đó, người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế là gì?

Pháp luật không quy định rõ thế nào là từ chối nhận di sản thừa kế. Nhưng từ chối được hiểu là việc không nhận cái dành cho hoặc được yêu cầu. Như vậy từ chối nhận di sản thừa kế có thể hiểu là hành vi thể hiện ý chí của cá nhân khi nhận tài sản thừa kế hợp pháp người khác để lại.

Làm văn bản từ chối nhận di sản thừa kế ở đâu?

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế là bất động sản không phụ thuộc vào nơi có tài sản. Như vậy, di sản thừa kế là bất động sản thì thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không phụ thuộc vào nơi có bất động sản.

Văn bản từ chối nhận di sản có thời hạn bao lâu?

- Việc từ chối di sản thừa kế chỉ thực hiện trong vòng sáu (06) tháng kể từ khi mở thừa kế ( tức là từ ngày người để lại di sản chết nếu thừa kế theo pháp luật, hoặc từ ngày mở di chúc nếu thừa kế theo di chúc). Quý vị có thể tham khảo Điều 642 Bộ Luật dân sự trích dẫn dưới đây.

Văn bản từ chối nhận di sản là gì?

Thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển tài sản thuộc sở hữu của một người sau khi chết cho những người được thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc. Bên cạnh đó, những người còn sống ngoài việc có quyền hưởng di sản thì họ cũng có quyền từ chối việc nhận di sản đó.

Chủ đề