Người lao động nước nào không phải đóng thuế năm 2024

Công ty mình có 1 sếp là người nước ngoài có giấy phép lao động, hiện đang làm thẻ tạm trú ở Việt Nam với thời hạn khoảng 2-3 năm, không có phát sinh thu nhập tại Việt Nam mà hoàn toàn do công ty mẹ ở nước ngoài chi trả thù lao. Vậy nếu xác định là cá nhân cư trú thì ông có phải chịu khoản thuế thu nhập nào tại Việt Nam không?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC' title="vbclick('3C350', '331119');" target='_blank'> Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC thì phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế được phân theo đối tượng người cư trú và người không cư trú. Cụ thể:

- Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;

- Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.

- Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC' title="vbclick('3222C', '331119');" target='_blank'> Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày; Cá nhân có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú được xác định là cá nhân cư trú.

Đối chiếu với trường hợp của chị, người lao động nước ngoài của công ty chị nếu được xác định là cá nhân cư trú theo quy định trên đây, thì phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân, cho dù khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam hay tại nước ngoài.

Thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động làm việc ở nước ngoài được đặc biệt quan tâm. Vậy, mức thu nhập cá nhân này được tính như thế nào? Trên thực tế, ta sẽ phải xét người lao động thuộc đối tượng nộp thuế nào để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân đối với người làm việc ở nước ngoài.

1. Trường hợp người làm việc ở nước ngoài thuộc đối tượng cá nhân không cư trú

Theo quy định tại Điều 2, Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 12/12/2012 quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) như sau: “Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.” Như vậy, xét trường hợp người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài (người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động hay người lao động Việt Nam công tác tại nước ngoài dài ngày…) thuộc đối tượng đóng thuế TNCN là cá nhân không cư trú. Cụ thể là các đối tượng cá nhân không đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú như sau:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Người lao động làm việc tại nước ngoài có nguồn thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân chủ yếu từ các hoạt động như: từ hoạt động sản xuất kinh doanh; từ tiền công, tiền lương; từ hoạt động đầu tư vốn. \>> Tham khảo: Cách tính thuế thu nhập cá nhân lũy tiến.

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với người làm việc ở nước ngoài

Cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú sẽ được tính thuế thu nhập cá nhân theo Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013. Cụ thể công thức như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
  • Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế

Các khoản giảm trừ gia cảnh:

  • Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

(Theo Điều 1, Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14)

Trường hợp người lao động là cá nhân không cư trú có nguồn thu nhập ở Việt Nam.

2.1. Thuế thu nhập cá nhân đối với người làm việc ở nước ngoài có nguồn thu nhập chịu thuế từ kinh doanh

Căn cứ theo quy định tại Điều 25, Luật Thuế thu nhập cá nhân thì thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh x Thuế suất.

Trong đó:

  • Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hóa, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả.
  • Trường hợp thỏa thuận hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh.

Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:

  • Tính bằng 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa;
  • Tính bằng 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ;
  • Tính bằng 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.

2.2. Thuế thu nhập cá nhân đối với người làm việc ở nước ngoài có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công

Căn cứ theo quy định tại Điều 26, Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính như sau:

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x Thuế suất 20%.

Trong đó:

  • Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

2.3. Thuế thu nhập cá nhân đối với nguồn thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Thuế thu nhập cá nhân thì thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú có nguồn thu từ đầu tư vốn được tính như sau:

Thuế TNCN = Tổng số tiền nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam x Thuế suất 5%.

Trường hợp người làm việc ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 28, Luật Thuế thu nhập cá nhân thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn đối với cá nhân không cư trú được tính như sau:

Thuế TNCN = Tổng số tiền nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam x Thuế suất 0,1%,

Lưu ý: không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài. \>> Tham khảo: Tra cứu thông tin người nộp thuế TNCN.

2.4. Thuế thu nhập cá nhân đối với người làm việc ở nước ngoài thuộc cá nhân không cư trú trong các trường hợp khác

Có rất nhiều nguồn thu nhập đối với người làm việc ở nước ngoài trong trường hợp là cá nhân không cư trú. Cách tính thuế như sau: Thuế đối với cá nhân thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam:

Thuế TNCN = Giá chuyển nhượng bất động sản x Thuế suất 2%.

Thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại:

Thuế TNCN = Phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam x Thuế suất 5%.

Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng:

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất 10%.

Lưu ý:

  • Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam; Thu nhập này được tính theo từng lần phát sinh thu nhập mà cá nhân không cư trú nhận được tại Việt Nam.

Người nước ngoài có được giảm trừ gia cảnh không khi nào người nước ngoài là cá nhân cư trú?

Theo đó, người nước ngoài được giảm trừ gia cảnh đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nếu là cá nhân cư trú và áp dụng quy định tính thuế thu nhập cá nhân như lao động là người Việt Nam.

Khi nào người lao động phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, Điều 7 và Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, đối với cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu/năm).

Thuế thu nhập cá nhân người nước ngoài bao nhiêu phần trăm?

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế trong trường hợp này được xác định bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.

Nộp thuế môn bài là như thế nào?

Thuế môn bài là khoản tiền mà doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh. Mức nộp thuế môn bài hàng năm không lớn nhưng là nghĩa vụ bắt buộc, trừ trường hợp được miễn. * Thuế môn bài là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ lệ phí môn bài.

Chủ đề