Tuổi thọ trung bình của trái đất năm 2024

Các nhà khoa học mới phát hiện ra siêu Trái Đất có khí hậu phù hợp với sự sống, quanh một ngôi sao lùn đỏ cách 105 năm ánh sáng.

Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh (TESS) của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA phát hiện ra hai hành tinh quay quanh ngôi sao TOI-4306, trong đó một hành tinh có khả năng tồn tại sự sống.

Tuổi thọ trung bình của trái đất năm 2024

Siêu Trái Đất khí hậu ôn đới, nơi tuổi thọ con người là 3.158

Nhà vật lý thiên văn Laetitia Delrez, người đứng đầu dự án cho biết TOI-4306 nóng bằng một nửa mặt trời của chúng ta và nhỏ hơn khoảng 6,5 lần.

Ngôi sao lùn đỏ cách Trái Đất 105 năm ánh sáng. Hành tinh mới có khả năng tồn tại sự sống được gọi là LP 890-9b hoặc TOI-4306b.

LP 890-9 lớn hơn Trái Đất khoảng 30% và hoàn thành quỹ đạo quanh ngôi sao của nó chỉ 2,7 ngày. Tuổi thọ của con người nếu sống trên hành tinh này lên đến 9.943 tuổi, nhưng khả năng ít xảy ra.

TESS là một sứ mệnh không gian dành riêng cho việc tìm kiếm ngoại hành tinh bên ngoài hệ mặt trời.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Liège đã sử dụng kính thiên SPECULOOS trên mặt đất để xác nhận, mô tả đặc điểm của hành tinh mới mẻ này. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu vẫn tiếp tục sử dụng kính viễn vọng để tìm kiếm thêm những hành tinh khác mà TESS chưa phát hiện ra.

Kính thiên văn SPECULOOS được trang bị camera hồng ngoại có độ nhạy cao, rất dễ dàng quan sát những loại sao này với độ chính xác cao.

SPECULOOS đã phát hiện ra hành tinh thứ hai là LP 890-9c hay còn gọi là SPECULOOS-2c. Hành tinh thứ hai này lớn hơn Trái Đất khoảng 40%, có chu kỳ quỹ đạo khoảng 8,5 ngày. Tuổi thọ của con người nếu sống trên hành tinh này lên đến 3.158 tuổi.

LP 890-9c được ví như siêu Trái Đất vì có những điều kiện mà con người có khả năng sinh sống được. Do TOI-4306 là một ngôi sao có nhiệt độ không quá cao, thậm chí khá mát mẻ. Mặc dù vị trí của LP 890-9c gần ngôi sao chủ, gần hơn sao Thủy so với mặt trời, nhưng nó có khí hậu ôn đới.

Francisco J. Pozuelos, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Mặc dù hành tinh này quay quanh rất gần ngôi sao của nó nhưng khoảng cách đó vẫn ngắn hơn khoảng 10 lần so với sao Thủy xung quanh mặt trời. Nó nhận rất ít bức xạ, thậm chí nước dạng lỏng vẫn có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh. Nhiệt độ của LP 890-9 nhỏ hơn mặt trời khoảng 6,5 lần, do vậy dù ở gần nhưng LP 890-9c vẫn có các điều kiện thích hợp cho sự sống".

Phát hiện mới mở ra hi vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất trong tương lai. Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm cách xác định xem trong bầu khí quyển của chúng có thêm bất kỳ dấu vết nào cho sự sống hay không.

Sau gần 10 năm phục vụ trong Cục an ninh vận tải Mỹ, chú chó Eebbers, 11 tuổi đang chuẩn bị cho những ngày làm việc cuối cùng.

Quá trình tiến hóa của Mặt Trời sẽ khiến Trái Đất trở thành mảnh đất chết với phần lớn các loài trong 1,3 tỷ năm nữa.

Tuổi thọ trung bình của trái đất năm 2024

Mặt Trời sẽ nuốt chửng Trái Đất trong tương lai. Ảnh: Independent

Khi Mặt Trời ở trung tâm hệ già đi, chu kỳ của nó cuối cùng sẽ nuốt chửng Trái Đất. Các nhà khoa học dự đoán Mặt Trời còn tồn tại vài tỷ năm nữa, nhưng sự sống trên Trái Đất sẽ kết thúc sớm hơn rất nhiều. Trái Đất sẽ trở nên không thể sinh sống được đối với hầu hết sinh vật trong khoảng 1,3 tỷ năm nữa do tiến hóa tự nhiên của Mặt Trời. Con người có thể dễ dàng đẩy bản thân và vô số loài khác tới bờ tuyệt chủng trong vòng vài thế kỷ tới nếu tốc độ biến đổi khí hậu hiện nay không bị hạn chế, theo Live Science.

"Trái Đất có khoảng 4,5 tỷ năm trước khi Mặt Trời trở thành sao khổng lồ đỏ lớn và sau đó nuốt chửng hành tinh", Ravi Kopparapu, nhà khoa học ở Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA, cho biết. Sao khổng lồ đỏ hình thành ở bước cuối cùng của quá trình tiến hóa, khi ngôi sao cạn kiệt nhiên liệu hydro để cung cấp cho phản ứng nhiệt hạch và bắt đầu chết, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

Sau khi phản ứng nhiệt hạch dừng lại, lực hấp dẫn sẽ phát huy ảnh hưởng. Phần lõi heli sẽ bắt đầu bị nén lại dưới tác động của lực hấp dẫn, khiến nhiệt độ tăng lên. Nhiệt độ tăng vọt làm cho lớp plasma ở ngoài cùng của Mặt Trời mở rộng đáng kể. Mặt Trời sẽ phình to ít nhất đến kích thước của quỹ đạo Trái Đất. Nhưng Trái Đất chắc chắn không thể tồn tại tới 4,5 tỷ năm.

Không cần chờ lớp ngoài cùng của Mặt Trời chạm tới Trái Đất, hành tinh sẽ trải qua nhiệt độ cực hạn từ lâu trước khi Mặt Trời hoàn thành biến đổi thành sao khổng lồ đỏ. Khi quá trình chết dần của Mặt Trời khiến nhiệt độ tăng lên, kết quả là các đại dương sẽ bốc hơi, sau đó khí quyển biến mất, cuối cùng lực thủy triều tư trọng lực của Mặt Trời sẽ xé rách Trái Đất.

Khoảng 1,3 tỷ năm tính từ bây giờ, con người sẽ không thể sinh tồn tự nhiên trên Trái Đất do điều kiện nóng ẩm kéo dài. Trong khoảng hai tỷ năm nữa, đại dương có thể bốc hơi khi độ sáng của Mặt Trời tăng gấp gần 20% so với hiện nay, theo Kopparapu. Một số dạng sống có thể tồn tại ở thời điểm này như vi khuẩn ưa sống ở những điểm cực hạn như gần mạch thủy nhiệt ở đáy biển, nhưng không phải con người.

Nhiệt độ cầu ướt (chỉ số thực nghiệm thể hiện sự căng thẳng nhiệt mà một cá thể phải tiếp xúc) nguy hiểm, kết hợp nhiệt độ, độ ẩm, sức gió, góc Mặt Trời và độ che phủ mây, trong đó con người không thể tự hạ nhiệt bằng cách đổ mồ hôi, có thể sắp xuất hiện thường xuyên. Đầu tiên, ngưỡng nhiệt độ cầu ướt dành cho con người được dự đoán ở mức 35 độ C, nhưng nghiên cứu mới chỉ ra mức 30 độ C có thể gây chết người.

Một số nơi trên Trái Đất đã đạt nhiệt độ cầu ướt trên 32 độ C trong nhiều dịp. Mô hình khí hậu dự đoán mức 35 độ C sẽ xuất hiện phổ biến ở những vùng như Trung Đông vào cuối thế kỷ này. Ở nhiệt độ đó, động vật sẽ bị nung nóng. Về cơ bản, hiệu ứng nhà kính sẽ đe dọa sự sống và xã hội trên Trái Đất trước khi Mặt Trời chết.