Truyền thuyết nghĩa là gì

Trong cuộc sống những câu chuyện Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh – Thủy Tinh, … đều quen thuộc với nhân dân Việt. Đây là những câu chuyện truyền thuyết gắn bó bao đời với bao thế hệ Việt Nam. Vậy truyền thuyết là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Truyền thuyết là thể loại có vị trí nổi bật trong hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam không chỉ ở số lượng phong phú mà ở cả chất lượng phản ánh vô cùng đặc sắc.

Truyền thuyết vốn dĩ đã gắn bó quen thuộc với mọi người nhưng để đưa ra định nghĩa về truyền thuyết không hề đơn giản và cũng không phải ai cũng giải đáp được.

Hiện nay theo nội dung sách giáo khoa ngữ văn 6 giải thích truyền thuyết là gì như sau: “Truyền thuyết loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể”.

Ví dụ về truyền thuyết

Để làm rõ hơn về truyền thuyết là gì bài viết xin đưa ra tóm tắt nội dung truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh để độc giả tham khảo theo dõi rõ hơn về khái niệm của truyền thuyết.

Nàng Mỵ Nương sắc đẹp tuyệt trần là con gái của vua Hùng thứ 18. Nàng được vua cha yêu thương hết mực nên nhà vua mở hội kén rể để tìm chàng trai vừa hiền, vừa tài cho Mị Nương. Trai tráng khắp nơi về kinh đô thi tài trong đó có hai chàng trai một người là Sơn Tinh – chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh – chúa miền biển. Cả hai đều tài giỏi nên vua không biết chọn ai. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”.

Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đã đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương.

Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Đánh ròng rã mấy tháng  sức lực của Thủy Tinh đã hạn nên đành chịu thua. Thủy Tinh lòng mang thù hận không thể quên nên hằng năm vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng thua trận.

Đặc trưng thể loại truyền thuyết

Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử với một số đặc trưng riêng.

Đề tài truyền thuyết thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại (Ví như truyền thuyết con rồng cháu tiên lấy từ  thời đại Hùng Vương – thời đại mở đâu lịch sử Việt Nam với ý nghĩa giải thích nguồn gốc của dân tộc Việt Nam; truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy – gắn liền lịch sử Hùng Vương để giải thích nguồn gốc của tục làm bánh chưng bánh giầy vào ngày lễ, tết ở nước ta ngày nay,..)

Truyền thuyết thường được sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu (Trong câu chuyện con rồng cháu tiên sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu như mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm người con; hay Sơn Tinh Thủy Tinh có yếu tố hư cấu rằng tài năng phi thường của Sơn Tinh, Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dời núi lấp biển,…)

Các nhân vật trong truyền thuyết thường được xây dựng rất đơn giản, không miêu tả quá cầu kỳ về tiểu sử hay ngoại hình. Nhân vật thường được xây dựng có sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.

Bên cạnh đó cốt truyện của những câu chuyện truyền thuyết thường đơn giản, ít tình tiết. (Sơn Tinh Thủy Tinh câu chuyện xoay quanh việc kén rể của Vua Hùng 18 cho con gái và cuộc kén rẻ của hai chàng Sơn Tinh Thủy Tinh)

Truyền thuyết là những câu chuyện thường có thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật.

Các câu chuyện truyn thuyết trong chương trình Ngữ Văn

Hiện nay trong chương trình học tập của học sinh thì mỗi bộ sách Ngữ văn lại giảng dạy các bài truyền thuyết khác nhau. Cụ thể:

Trong chương trình Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống có 5 truyện truyền thuyết học sinh được tìm hiểu là: Truyền thuyết Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thạch Sanh, Cây khế.

Trong chương trình Ngữ Văn 6 Cánh Diều có 3 truyện truyền thuyết: Truyền thuyết Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sự tích Hồ Gươm.

Trong chương trình Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo có 5 truyện truyền thuyết: Thánh Gióng, Sự tích Hồ gươm, Bánh chưng bánh Giầy, Sọ Dừa, Em bé thông minh.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 cũ có tất cả 5 truyện truyền thuyết, gồm có: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm. Trong đó: Bốn truyện Con rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh là những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đâu lịch sử Việt Nam. Những truyền thuyết này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng.  Truyện Sự tích Hồ Gươm – là truyền thuyết về thời Hậu Lê. So với những truyền thuyết về thời kì đầu dựng nước, những truyền thuyết về thời sau ít yếu tố hoang đường hơn và theo sát lịch sử hơn.

Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại.

Một số thông tin về truyền thuyết là gì cũng như các vấn đề liên quan đến truyền thuyết như đặc trưng của truyền thuyết, ví dụ truyền thuyết … đã được Luật Hoàng Phi tổng hợp và chia sẻ qua nội dung bài viết trên. Hy vọng các thông tin chia sẻ sẽ hữu ích với độc giả quan tâm theo dõi.

Câu hỏi: Truyền thuyết là gì?

Lời giải:

-Truyền thuyết lànhững câu chuyện kể dân gian, kể lại những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.

- Đặc trưng thể loại:

+ Đề tài thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại

+ Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu

+ Nhân vật thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.

+ Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn cho câu hỏitruyền thuyết là gì? nhé:

1. Khái niệm

Truyền thuyết là thể loại có vị trí nổi bật trong hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam không chỉ ở số lượng phong phú mà ở cả chất lượng phản ánh vô cùng đặc sắc của nó. Do những đặc thù lịch sử về vấn đề chữ viết và hàng ngàn nầm bị ngoại bang xâm lược (chính sử của nước ta xuất hiện muộn) nên truyền thuyết dân gian trở thành pho sử truyền miệng đặc biệt quý báu được nhân dân lưu truyền, gìn giữ trong suốt mấy ngàn năm lịch sử.

2. Thể loại

Truyền thuyết là thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hoá các sự kiện và nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử và thái độ, tình cảm của nhân dân.

Truyền thuyết và thần thoại :

-Nếu như truyện cổ tích kể về những điều không có thật, những truyện hư cấu, không thể xảy ra trong thưc tế thì truyền thuyết kể về những điều gắn với các sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ. Song, chức năng làm sứ của truyền thuyết dân gian cũng mang những đặc trưng riêng. Truyền thuyết không ghi chép lịch sử một cách khô cứng, máy móc, đơn giản mà đằng sau việc phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử là thái độ, tình cảm, cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử đó. Truyền thuyết dân gian phản ánh lịch sử nhưng đó là lịch sử được phản chiếu qua lăng kính nghệ thuật của nhân dân, có chức năng nhận thức và thẩm mĩ to lớn. cốt lõi lịch sử và yếu tố hư cấu, tưởng tượng là hai đặc trưng không thể thiếu của truyền thuyết dân gian. “Truyền thuyết dân gian thường có cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng và nghệ thuật dân gian, làm nên những tác phẩm mà đòi đời con người yêu thích” (Nhận định của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, báo Nhân dân, 29 – 4 – 1969).- Khi nghiên cứu và tìm hiểu truyền thuyết, cần có huớng tiếp cận tác phẩm theo hệ thống các yếu tố nghệ thuật nhu hình tuợng nhân vật, kết cấu, lời kể.

Truyền thuyết và cổ tích

+ Nhân vật cổ tích là nhân vật hư cấu, còn nhân vật truyền thuyết do chính lịch sử tạo ra. Tuy không phải nhân vật hư cấu, nhung nhân vật truyền thuyết cũng không phải là bản sao của nhân vật lịch sử. Nhân dân đã lựa chọn những nhân vật mang ý nghĩa biểu trung cho lịch sử khái quát của dân tộc (những nhân vật trong truyền thuyết thời vua Hùng nhu Thánh Gióng (Thánh Gióng), Son Tinh (Sơn Tinh, Thuý Tinh),…) hoặc nhũng nhân vật cụ thể, có thật trong lịch sử vừa phản ánh hiện thực vừa lí tuởng hoá nhân vật, qua đó gửi gắm thái độ, tình cảm của nhân dân.

+ Sử thi của các dân tộc thường được thể hiện duới hình thức thơ ca hoặc văn vần kết họp với văn xuôi, nên ngôn ngữ là yếu tố nghệ thuật cần đuợc chú ý khai thác kĩ. Truyền thuyết của nguời Việt thường tồn tại trong lời kể văn xuôi, do vậy mà ta phải chú ý vào kết cấu và các chi tiết nghệ thuật, còn lời kể lại là yếu tô thứ yếu.

-Khi khai thác, phân tích truyền thuyết phải chú ý đến vai trò của kết cấu. Kết cấu truyền thuyết có mô hình đơn giản hơn kết cấu truyện cổ tích.

Về nội dung:

-Truyền thuyết có kết cấu chuỗi, nghĩa là xung quanh một nhân vật lịch sử đuợc phản ánh, nhân dân chú ý tạo ra rất nhiều dị bản (những biến thể). Đó là hệ thống các mẩu truyện có kết cấu đơn giản không quá nghiêm ngặt về trình tự sắp xếp theo thời gian như các chi tiết trong truyện cổ tích nhưng với điều kiện các mẩư truyện ấy đều xoay xung quanh nhân vật trung tâm.

-Tìm hiểu truyền thuyết cũng cần chú ý đến các môtíp truyền thống khi mô hình hoá kết cấu xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm.

-Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật chính : môtíp sinh nở thần kì hoặc đặc điểm lạ trên cơ thể, hoặc tài nầng nhân vật,…

-Sự nghiệp của nhân vật chính : môtíp vũ khí thần kì, chiến công, sự nghiệp của nhân vật.

Về kết thúc truyện:

- Kết thúc của truyền thuyết, nhân vật thường hoá thân, được thờ phụng, gia phong, có trường họp nhân vật hiển linh, phù trợ cho các nhân vật anh hùng đời sau. Chủ Đồng Tử hiển linh phù trợ Triệu Quang Phục, Bà Triệu hiển linh phù trợ đoàn quân của Quang Trung trên đường hành quân ra Bắc,…

-Với thể loại truyền thuyết, ngoài việc tiếp cận tác phẩm theo hướng thi pháp văn học như khai thác hình tượng nhân vật, kết cấu, các thủ pháp nghệ thuật, cần chú ý đến phương pháp nghiên cứu liên ngành, đặc biệt là phương pháp phân tích theo chức năng thể loại: chức năng phản ánh lịch sử thông qua cách đánh giá của nhân dân, đồng thời chú ý phương pháp tiếp cận đối tượng theo bối cảnh diễn xướng (đặt truyền thuyết trong phong tục, tín ngưởng, lễ hội dân gian).

-Môi trường diễn xướng của truyền thuyết là lễ hội dân gian. Nếu những địa danh, đền đài, miếu mạo tồn tại dày đặc khắp noi ưên đất nước ta là vốn văn hoá vật thể vô cùng quý báu của dân tộc thì các truyền thuyết dân gian là linh hồn, là vốn văn hoá phi vật thể luôn lung linh toả sáng. Hai mặt này luôn luôn hoà quyện, không thể tách rời.

Video liên quan

Chủ đề