Trưởng bộ phận marketing của khách sạn lương bao nhiêu

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Marketing là khâu mũi nhọn giúp thương hiệu của doanh nghiệp lan tỏa mạnh mẽ và sâu rộng đến đông đảo người tiêu dùng nhờ các chiến dịch thông minh. Đứng đầu bộ phận Marketing là trưởng phòng Marketing. Cùng xem mô tả công việc trưởng phòng Marketing bao gồm những gì và mức lương học nhận được ra sao nhé!

Trưởng phòng Marketing là ai? Tiếng Anh gọi là gì?

Trưởng phòng marketing tên tiếng Anh là gì?

Trưởng phòng Marketing thuộc nhân sự cao cấp, được giao quản lý phòng marketing. Đây là phòng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đưa ra kế hoạch, chiến lược và thực hành các mảng hoạt động marketing của công ty, doanh nghiệp, chẳng hạn như:

  • Chiến dịch quảng cáo;
  • Chiến dịch bán hàng nhanh thông qua chương trình khuyến mãi;
  • Chiến dịch quản lý về chi phí marketing;
  • Chiến lược phân phối nguồn hàng
  • Chiến dịch tuyển dụng nhân sự…

Các chiến dịch này mang lại mục đích quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm; bán hàng nhanh, tạo lợi nhuận cho công ty.

Vậy, trưởng phòng Marketing tên tiếng Anh là gì? Theo cách gọi chung, trưởng phòng trong tiếng Anh gọi là “manager” hoặc “director”. Do đó, trưởng phòng Marketing có thể gọi là: “Marketing Manager” hoặc “Marketing Director”.

Ngoài tên gọi trên, đôi khi trong công việc, giao tiếp, người ta gọi trưởng phòng Marketing bằng cách gọi ngắn gọn:

  • Manager: Trưởng phòng.
  • Director: Trưởng phòng
  • Supervisor: Người giám sát.
  • Team leader hoặc leader: Trưởng nhóm. (Từ ngày chỉ được dùng khi trưởng phòng là người trực tiếp dẫn dắt nhóm).

Mô tả công việc Trưởng phòng Marketing

Bảng mô tả công việc Trưởng phòng Marketing

Để có thể giữ chức Trưởng phòng Marketing, bản thân người ngồi ở vị trí này phải đáp ứng nhu cầu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Trưởng phòng Marketing cũng cần có các kỹ năng mềm: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng đàm phán và thuyết phục; kỹ năng sắp xếp… Đồng thời, bản thân họ phải là người giao tiếp tốt, khéo léo; có khả năng giải quyết tình huống và là người sáng tạo, biết nắm bắt xu hướng thị trường.

Trưởng phòng Marketing sẽ thực hiện những nhiệm vụ nào? Cùng xem bản mô tả công việc trưởng phòng Marketing như sau:

Quản lý nhân sự

Trưởng phòng Marketing là người đứng đầu một phòng ban chuyên môn trong doanh nghiệp – phòng marketing. Đây là phòng ban đưa ra các chiến lược giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.

Nhiệm vụ đầu tiên của Trường phòng Marketing chính là phải quản lý nhân sự trong phòng Marketing. Quản lý nhân sự ở đây không chỉ quản lý con người, thời gian làm việc mà phải quản lý các công việc mà cá nhân được giao.

Xây dựng kế hoạch, hoạch định chiến lược marketing

Trưởng phòng là người đưa ra các quy định, xây dựng chương trình làm việc chung của phòng và phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên dưới quyền. Trưởng phòng Marketing còn là người triển khai, kiểm soát công việc của phòng. Trưởng phòng có thể tự mình xây dựng hoặc đưa ra chiến lược hoặc phân chia cho các thành viên trong phòng xây dựng kế hoạch triển khai. Tuy nhiên, dù với hình thức nào thì Trưởng phòng luôn là người cuối cùng thông qua bản kế hoạch trước khi trình lên cấp lãnh đạo cao hơn hoặc trước khi thực hiện.

Phát triển thương hiệu

Như đã nói ở trên, mục đích của phòng marketing là đưa thương hiệu đến gần với người tiêu dùng và bán hàng, thu lợi nhuận. Như vậy, Trưởng phòng Marketing là người đứng đầu, chịu trách nhiệm giúp phát triển và giữ gìn danh tiếng cho thương hiệu. Đây là nhiệm vụ quan trọng, khi thực hiện phải có kế hoạch rõ ràng giúp tạo chỗ đứng của thương hiệu vững chắc hơn trong lòng người tiêu dùng.

Đánh giá hoạt động marketing

Một Trưởng phòng Marketing phải đánh giá được hiệu quả của chiến lược hoạt động Marketing. Có thể đánh giá sơ khai ban đầu trước khi thực hiện, đánh giá trong quá trình thực hiện và đưa ra đánh giá, kết luận sau khi thực hiện hoạt động marketing.

Trưởng phòng Marketing là người có thể thu thập và chịu trách nhiệm về mức độ tăng trưởng đơn hàng; lượng khách hàng mới của thương hiệu; mức độ nhận diện của thương hiệu sau chiến dịch… Thông qua kết quả đánh giá cho thấy rõ hiệu quả của chiến dịch để báo cáo với cấp trên đồng thời khắc phục những điểm yếu trong các hoạt động kế tiếp.

Một vài công việc khác của Trường phòng Marketing

Thông qua một loạt mô tả công việc Trưởng phòng Marketing ở trên, bạn đã hiểu phần nào công việc mà họ đảm nhận. Không chỉ quản lý nhân sự, xây dựng và thực hiện kế hoạch, chiến lược, phát triển thương hiệu, đánh giá hoạt động Marketing, người đứng đầu bộ phận này còn phải:

– Không ngừng tìm tòi, học tập để nắm bắt yếu tố mới trong lĩnh vực marketing bằng hình thức học tập; tham gia hội thảo;…nghiên cứu, phân tích các nguồn dữ liệu nhằm tìm ra phương hướng phát triển mới, mở rộng thị trường;

– Xây dựng kênh bán hàng qua các kênh online hoặc offline;

– Xây dựng tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng;

– Thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng từ nhiều nguồn;

– Hỗ trợ cho nhân viên bán hàng;

– Tìm kiếm đối tác kinh doanh;

– Thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng bá…

Trưởng phòng Marketing lương cao không?

Mức lương trưởng phòng Marketing nhận được ứng với năng lực

Mức lương của Trưởng phòng Marketing không cố định mà tùy thuộc vào năng lực cá nhân, hợp đồng giữa cá nhân với doanh nghiệp, doanh thu của doanh nghiệp… Tuy nhiên, có thể khẳng định: mức lương dành cho vị trí trưởng phòng Marketing cao. Cụ thể như sau:

– Mức lương trả cho Trưởng phòng Marketing có từ 5-6 năm kinh nghiệm khoảng 70- 100 triệu đồng/tháng.

– Mức lương trả cho Trưởng phòng Marketing kỹ thuật số có từ 3-5 năm kinh nghiệm khoảng 70-100 triệu đồng/tháng.

– Mức lương trả cho Trưởng phòng nghiên cứu thị trường có từ 3-5 năm kinh nghiệm khoảng 30-45 triệu đồng/tháng.

– Mức lương trả cho Trưởng phòng truyền thông có từ 2-3 năm kinh nghiệm khoảng 8-15 triệu đồng/tháng.

Ở bài viết này, chúng tôi đã nêu các nội dung mô tả công việc Trưởng phòng Marketing một cách khá chi tiết. Có thể nói đây là vị trí việc làm năng động và trọng yếu trên thị trường việc làm hiện nay. Xứng đáng là mục tiêu để bạn hướng tới cho nghề nghiệp tương lai của mình.

Chủ đề