Sâu cuốn lá để trứng bao nhiêu quả 1 lần

Bên cạnh các loại sâu bệnh như: sâu keo, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn… thì sâu cuốn lá hại lúa cũng là đối tượng hại lúa rất hay gặp.

Vậy sâu cuốn lá hại lúa có đặc điểm như thế nào, cách phòng trừ ra sao, bà con cùng tham khảo trong bài viết sau.

Mục lục

Đặc điểm sinh học của sâu cuốn lá hại lúa

Sâu cuốn lá (tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalis) là một loại sâu hại lúa rất phổ biến. Vòng đời của sâu kéo dài khoảng 30 – 45 ngày, vòng đời dài hay ngắn tùy thuộc vào giống lúa, phân bón và thời tiết.

Bướm sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng quang rất mạnh, nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày chúng ẩn nấp, nếu khua động thì chúng cũng chỉ bay lên bằng chiều cao ngọn lúa. Ban đêm chúng đẻ trứng rải rác trên mặt lá lúa trên các ruộng xanh tốt.

Trứng sâu cuốn lá nhỏ có đặc điểm là hình bầu dục, sâu non có 5 tuổi, mới nở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu vàng xanh, đầu màu nâu sáng.

Nhộng màu vàng hoặc nâu đậm, thường gặp trong lá bị cuốn. Bướm sâu cuốn lá có màu vàng hơi nâu, khi đậu cánh sẽ xếp thành hình tam giác có 2 sọc nâu đen rất dễ thấy.

Việc sử dụng giống dễ nhiễm sâu bệnh hoặc dùng phân bón với liều lượng không hợp lý, bón quá nhiều đạm dễ khiến sâu cuốn lá phát sinh và gây hại nặng.

Đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá hại lúa

Sâu cuốn lá hại lúa gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong.

Sâu ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất.

Sâu cuốn lá gây hại mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác. Những vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cây lúa.

Phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa như thế nào?

Để phòng trừ sâu cuốn lá trên cây lúa hiệu quả, bà con cần kết hợp các biện pháp từ thủ công, canh tác, sinh học, cho đến biện pháp hóa học.

Nếu cây lúa còn trong thời kỳ có khả năng ra lá mới (dưới 30 ngày sau sạ) và mật số sâu còn ít, bà con cần lưu ý hạn chế dùng thuốc hóa học để bảo tồn nguồn thiên địch, cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, quan trọng là tiết kiệm chi phí đầu tư vì thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, nấm đến các loài ăn thịt.

Trong quá trình canh tác, bà con cần thực hiện đúng kỹ thuật từ làm đất, bón phân, thời vụ, mật độ gieo trồng, quản lý nước… Điều này góp phần điều chỉnh sự phát sinh quá mức của sâu bệnh hại nói chung và sâu cuốn lá nói riêng.

Sử dụng thuốc đặc trị khi mật số sâu cao chạm ngưỡng phòng trừ (20 – 30 con/m2).

Việc xác định sự xuất hiện của bướm sâu cuốn lá trên ruộng để lựa chọn thời điểm xử lý thuốc là một việc làm vô cùng cần thiết, chính vì thế bà con nên thăm đồng thường xuyên.

Khi quan sát thấy bướm rộ trên đồng thì 6 – 7 ngày sau sẽ có sâu mới nở tuổi 1, đây chính là thời điểm tốt nhất để phun thuốc đặc trị vì sâu còn non, dễ chết khi tiếp xúc với thuốc.

Khi phun thuốc trừ sâu cho lúa, bà con cần phun thuốc thật đều, thật đủ để thuốc tiếp xúc được với sâu và nên phun thuốc theo đúng liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất khi sâu ở tuổi 1 – 3 để vừa đạt hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí.

AgriDrone cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu cho lúa

Nhằm mang đến cho bà con giải pháp trừ sâu bệnh hại tối ưu, AgriDrone Việt Nam giới thiệu công nghệ máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái.

Máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái là thiết bị dễ vận hành, được trang bị những tính năng hiện đại, hiệu quả trừ sâu bệnh cao, công suất gấp vài chục lần nhân công phun thuốc bằng phương pháp thủ công.

Thay vì phải mất hàng giờ để phun 1 hecta thuốc, giờ đây với máy bay không người lái, để phun 1 hecta lúa chỉ mất khoảng 8 – 10 phút, giúp bà con tiết kiệm thời gian rất nhiều.

Máy bay có khả năng phun đồng đều và chính xác, có thể chủ động thời gian phun với khả năng phun vào ban đêm để tiêu diệt sâu bệnh hiệu quả.

Sử dụng máy bay không người lái phun thuốc còn giúp tiết kiệm 90% nước, 30% thuốc, không dẫm đạp lên lúa nên không bị thất thoát. Đặc biệt, sử dụng máy bay phun thuốc sâu không người lái còn giúp bảo vệ sức khỏe cho người nông dân do không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại.

AgriDrone Việt Nam tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam mang đến cho bà con giải pháp máy bay phun thuốc mới nhất của DJI đó là máy bay phun thuốc DJI T40 và DJI T20P.

Hai thiết bị mới này đều là phiên bản cải tiến của những mẫu đã phổ biến trước đó như T10, T20, T30… với những tính năng vượt trội hơn rất nhiều.

Chủ đề