Trung tâm cộng đồng học tập tân bình năm 2024

Có một lớp học mà ở đó, trong ngày khai giảng không có cờ hoa, không có diễn văn khai mạc, chào mừng. Nhưng ở đó có tình thương ấm áp, có niềm vui sâu lắng trong từng ánh mắt trẻ thơ.

Lớp học tại Trung tâm học tập cộng đồng trong khuôn viên Nhà văn hóa phường 15, quận Tân Bình. Lớp Phổ cập ấy có nhiều điều đặc biệt như: học sinh không phải đóng bất kỳ khoản tiền nào mà ngược lại còn được cấp dụng cụ học tập; thầy cô không có tiền lương nhưng vui vẻ bỏ tiền túi phụ lo cho các em và cũng đặc biệt ở chỗ các em học cùng lớp nhưng tuổi tác chênh lệch rất cao như cùng học lớp 3 có em lên 8 nhưng có em đã 12,13 tuổi. Trong số 36 em từ lớp 1 tới lớp 5 gần một nửa có hoàn cảnh đặc biệt, cha mẹ đã hoặc đang vướng vào vòng lao, lý tệ nạn xã hội; số còn lại là con em lao động nhập cư. Lớp học do hai vợ chồng thầy cô Nguyễn Tất Hữu và Võ Bích Vân giảng dạy cùng sự hỗ trợ của Phòng giáo dục Tân Bình, UBND, Hội khuyến học Phường 15 và một số nhà hảo tâm.

Trung tâm cộng đồng học tập tân bình năm 2024

Quang cảnh buổi lễ khai giảng lớp phổ cập tại phường 15, Q. Tân Bình

“Lễ khai giảng” năm học diễn ra cũng rất đặc biệt trong vòng 15 phút như những nghi lễ chung và sau đó là chương trình tặng quà, tiếp xúc giao lưu trực tiếp của nhà hảo tâm với học sinh. Cô Bích Vân bày tỏ “Đã gần 20 năm duy trì lớp học, kết quả lớn nhất chúng tôi thu được là hầu hết các em qua lớp học đều nên người; ánh sáng tri thức đã giúp các em rời xa bóng tối tệ nạn …”

Hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời và tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi, thành phần được học tập thường xuyên, được phổ biến kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến trong sản xuất, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tiếp thu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong năm học 2022-2023, xã Tân Bình phấn đấu mở 25 lớp học cho 1200 lượt người tham gia học tập./ Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) là loại hình thiết chế giáo dục thường xuyên được tổ chức đến tận người dân, đặc biệt là những lao động không có điều kiện tới trường chính quy và những người nghèo, yếu thế rất ít cơ hội học tập… Thế nhưng, bên cạnh những nỗ lực và kết quả nhất định, hiện các TTHTCĐ trên địa bàn TP.HCM vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.

Báo cáo kết quả thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT) năm 2022 tại TP.HCM, Ban chỉ đạo công tác xây dựng XHHT TP.HCM cho biết, tính đến nay, 22/22 quận, huyện, TP Thủ Đức đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng XHHT giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn, 100% có quyết định Ban chỉ đạo xây dựng XHHT giai đoạn 2021-2030. Toàn TP hiện có 859 cán bộ quản lý TTHTCĐ; mạng lưới nhân lực được thường xuyên củng cố, bổ sung, đảm bảo duy trì tốt các lớp học gồm 520 giáo viên được phân công giảng dạy, làm việc tại TTHTCĐ và 2.777 báo cáo viên, cộng tác viên gồm cán bộ nghỉ hưu, người có kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực tham gia vào hoạt động giảng dạy.

Trong năm 2022, các trung tâm đã tham gia nhiệm vụ xóa mù chữ cho 677 người; lớp phổ cập giáo dục bậc trung học đạt trên 17.000 người; bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học cho trên 60.000 người; lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, nghề ngắn hạn và tư vấn kinh tế gia đình thu hút 115.156 người tham dự; lớp tuyên truyền về giáo dục pháp luật, y tế, sức khỏe, văn nghệ, thể dục thể thao và một số nội dung khác đạt gần 2 triệu người tham gia…

Thế nhưng, bên cạnh những kết quả đó cũng còn không ít bất cập, khó khăn. Chỉ ra một số tồn tại hiện nay, ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết: “Hoạt động của một số TTHTCĐ kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập đa dạng của người dân và yêu cầu phát triển bền vững của các cộng đồng, địa phương. Số lượng người tham gia học tập ít, nội dung hoạt động chưa phong phú, thiếu hấp dẫn, thậm chí có nơi còn tổ chức mang tính hình thức”. Theo ông Dũng, một số phường, xã, thị trấn thực hiện cơ chế phối hợp giữa chính quyền, ban, ngành, đoàn thể chưa mạnh, do đó việc huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia xây dựng XHHT chưa hiệu quả. Phần lớn lực lượng tham gia trực tiếp công tác xây dựng XHHT là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi khiến việc duy trì ổn định công việc gặp nhiều khó khăn.

Theo các đại biểu, nguyên nhân của tình trạng trên là do sự thay đổi nhân sự quản lý TTHTCĐ ở một số phường, xã, thị trấn (luân chuyển công tác cán bộ lãnh đạo); công tác bàn giao chưa đầy đủ; chế độ công tác của giáo viên biệt phái và cán bộ kiêm nhiệm chưa khuyến khích được nâng cao công suất và hiệu suất công việc. Quan trọng hơn, hình thức tổ chức hoạt động học tập tại các TTHTCĐ chưa linh hoạt, đa dạng, chưa phù hợp điều kiện sống và làm việc của người dân ở từng địa phương. Kinh phí từ ngân sách cấp cho TTHTCĐ hằng năm để triển khai cho các hoạt động học tập cộng đồng chưa đảm bảo.

Trung tâm cộng đồng học tập tân bình năm 2024

Một Trung tâm học tập cộng đồng tại TP.HCM

Hội Khuyến học TP.HCM thông tin thêm, cán bộ quản lý TTHTCĐ được bố trí theo chế độ kiêm nhiệm, gồm một cán bộ quản lý cấp xã (thường phân công là Phó chủ tịch UBND) kiêm Giám đốc trung tâm, một cán bộ của Hội Khuyến học (Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội) và một cán bộ lãnh đạo của trường tiểu học hoặc THCS trên địa bàn kiêm Phó giám đốc.

Từ thực tế hoạt động cho thấy, với cơ chế kiêm nhiệm và không có nhân sự chuyên trách như hiện nay, việc quản lý và tổ chức hoạt động của trung tâm không thể đạt hiệu quả cao như mong muốn. Cán bộ lãnh đạo UBND thường xuyên thay đổi, cán bộ Hội khuyến học ở xã, phường, thị trấn đa phần là người lớn tuổi, tuy rất nhiệt tình và có trách nhiệm nhưng lại hạn chế về sử dụng công nghệ thông tin và không có điều kiện tham gia thường xuyên. Ban giám đốc trung tâm được hưởng phụ cấp từ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước theo quy định với mức rất thấp (100.000 đồng/tháng đối với chức danh Phó giám đốc của Hội Khuyến học).

Hiện 100% xã, phường, thị trấn tại TP.HCM đều đã thành lập TTHTCĐ. Tuy nhiên, ngoài một số trung tâm được bố trí chung với các trung tâm VHTT, nhà văn hóa phường – xã – thị trấn, điểm sinh hoạt cộng đồng thì nhiều trung tâm phải đặt tại trụ sở UBND, không có đủ phòng ốc, trang thiết bị để tổ chức hoạt động học tập theo nhu cầu của người dân.

Là một trong 5 huyện ngoại thành, đại diện UBND huyện Cần Giờ bày tỏ, việc kiện toàn bộ máy quản lý của nhiều trung tâm chậm và chưa hiệu quả. Phần lớn thiếu cán bộ quản lý có chuyên môn sâu và am hiểu phương pháp điều hành loại thiết chế giáo dục dành cho người lớn… Bên cạnh đó, nguồn kinh phí hoạt động hằng năm hạn hẹp nên chưa tổ chức được nhiều lớp học cũng như các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao theo nhu cầu của người dân, dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa được như mong muốn.

“TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm hoạt động tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước. Có thể khẳng định, nếu không có các TTHTCĐ và những thiết chế giáo dục thường xuyên cắm sâu trên địa bàn xã, phường và thị trấn… thì không thể nói đến việc thực hiện khẩu hiệu “ai cũng được học tập”, và không thể xây dựng thành công xã hội học tập”, một cán bộ UBND quận 5 bày tỏ.