Trong hệ mặt trời hành tinh nào có sự sống năm 2024

Ngày 22-2 (giờ địa phương), NASA đã tổ chức một cuộc họp báo tại Oa-sinh-tơn với sự tham dự của nhiều nhân vật hàng đầu trong giới nghiên cứu khoa học và thiên văn học trên khắp thế giới, trong đó có 4 nhà nghiên cứu Mỹ và 1 nhà khoa học Bỉ. Cuộc họp báo kéo dài khoảng 1 giờ, được phát trực tiếp trên trang mạng và tài khoản mạng xã hội Twitter của NASA.

So sánh giữa hệ mặt trời TRAPPIST-1 chứa 7 hành tinh có thể có sự sống vừa được phát hiện với Hệ Mặt Trời của chúng ta. Ảnh: Telegraph

Trong cuộc họp báo, NASA cho biết, kính thiên văn vũ trụ Spitzer đã phát hiện ra một hệ thống gồm 7 hành tinh có kích cỡ tương đương với Trái Đất và xoay quanh một ngôi sao. Hệ thống này có tên gọi TRAPPIST-1, cách Trái Đất khoảng 39 năm ánh sáng-tương đương với 235 nghìn tỷ dặm. Nó cũng là hệ thuộc "vùng ôn hòa", không quá nóng và cũng không quá lạnh. Ba trong số những hành tinh này nằm trong khu vực có thể sống được-khu vực xung quanh một ngôi sao mà một hành tinh có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng trên bề mặt.

Trong điều kiện khí hậu phù hợp, cả 7 hành tinh này đều có thể có nước ở thể lỏng-chìa khóa dẫn đến sự sống, tuy nhiên cơ hội lớn nhất thuộc về 3 hành tinh nằm trong khu vực có thể sống được. Phát hiện này đã lập kỷ lục mới về số lượng hành tinh nằm trong khu vực có thể sống được xung quanh một ngôi sao ở bên ngoài hệ Mặt Trời. Đây có thể là một mảnh ghép quan trọng trong quá trình tìm kiếm một môi trường có thể duy trì sự sống bên ngoài Trái Đất.

Phó giám đốc Chương trình Sứ mệnh khoa học (SMD) của NASA Th.Cắt-sơ (Thomas Kutcher) cho biết: “Phát hiện này là một dấu hiệu cho thấy việc tìm ra hành tinh thứ hai giống Trái Đất không phải là vấn đề có thể hay không, mà là khi nào. Đây cũng là một bước tiến lớn trong việc trả lời câu hỏi lâu nay rằng liệu con người có cô đơn trong vũ trụ này hay không”.

Ông M.Ghi-lân (Michael Gillon), giáo sư Đại học Liege ở Bỉ và cũng là tác giả chủ trì nghiên cứu, cùng nhóm nghiên cứu bắt đầu theo dõi TRAPPIST-1, còn được gọi là "ngôi sao lùn cực mát", màu đỏ, có khối lượng nhỏ hơn 10 lần so với Mặt Trời, bằng một kính viễn vọng từ năm 2010. Năm ngoái, nhóm nghiên cứu đã công bố thông tin về 3 hành tinh trong quỹ đạo của nó. Nếu so sánh khoảng cách giữa Mặt Trời của chúng ta và các hành tinh quay quanh nó, "gia đình" của TRAPPIST-1 "chật chội" hơn. "Ngôi sao lùn" và 7 hành tinh của nó có thể hoạt động "gói gọn" trong phạm vi khoảng cách từ Mặt Trời tới hành tinh gần nhất của nó là Sao Thủy. Nếu Trái Đất cũng ở khoảng cách gần như vậy với Mặt Trời, nó sẽ biến thành một quả cầu lửa. Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết, TRAPPIST-1 phát ra nhiệt lượng nhỏ hơn đối với các hành tinh của nó. Tùy theo từng khí quyển, nhiệt độ tại 7 hành tinh có thể nằm trong khoảng từ 0-100 độ C.

Ông Ghi-lân và các cộng sự đã bắt đầu phân tích những thành phần hóa học trong các bầu khí quyển của những hành tinh này. Ông nói: "Có ít nhất một sự kết hợp các phân tử mà nếu điều đó tồn tại tương đối nhiều, chúng tôi có thể tự tin tới 99% để nói rằng sẽ có sự sống". Nhà khoa học A.Tri-au (Amaury Triaud) tại Đại học Cambridge (Anh) gọi đây là một bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Trong khi đó, giáo sư B.Đi-mo-ri (Brice-Olivier Demory) của Đại học Bern (Thụy Sĩ) khẳng định, cho đến nay, TRAPPIST-1 là cơ hội tốt nhất của nhân loại trong cuộc truy tìm sự sống ngoài Trái Đất.

Hiện chưa rõ liệu có hành tinh nào trong những hành tinh vừa được phát hiện có thể nuôi dưỡng sự sống. Tuy nhiên, các nhà thiên văn khẳng định rằng, bề mặt của cả 7 hành tinh đều có nước-yếu tố được cho là thiết yếu với sự sống. Nhóm các nhà thiên văn quốc tế này đang chờ kính thiên văn vũ trụ James Webb của NASA đi vào hoạt động năm 2018 để khẳng định một số điều kiện khác như hỗn hợp bầu khí quyển và khí hậu của các hành tinh mới phát hiện như thế nào. Các nhà thiên văn cũng chỉ ra rằng, ngôi sao TRAPPIST-1, hệ mặt trời chứa những hành tinh này, là một ngôi sao trẻ hơn hệ Mặt Trời của chúng ta rất nhiều. TRAPPIST-1 được cho là sẽ cháy sáng trong khoảng 10 nghìn tỷ năm nữa, nghĩa là lâu hơn 700 lần so với tuổi thọ của Vũ trụ tính đến nay. Tạp chí Nature cho rằng, quãng thời gian đó “đủ để cho sự sống tiến hóa”.

Trước đó, vào hồi tháng 8-2016, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại Nam bán cầu (ESO) xác nhận sự tồn tại của Proxima Centauri b (thường gọi là Proxima b), hành tinh được mệnh danh là Trái Đất thứ hai, lại có khoảng cách cực kỳ gần với Trái Đất-chỉ 4 năm ánh sáng. Proxima b đã thắp lên hy vọng trở thành một căn cứ của loài người trong tương lai. Nhưng rất tiếc chỉ sau vài tháng, khả năng nuôi dưỡng sự sống của hành tinh này gần như đã bị bác bỏ do môi trường quá khắc nghiệt.

Sao Hỏa, sao Diêm Vương, mặt trăng sao Mộc và sao Thổ quy tụ những điều kiện phù hợp cho sự sống ngoài hành tinh hình thành và phát triển.

Viện nghiên cứu trí thông minh ngoài hành tinh (SETI) cho rằng hệ Mặt Trời có thể chứa những dạng sống ở cấp độ vi khuẩn và liệt kê danh sách 7 nơi được xem như ứng cử viên tiềm năng để phát hiện sự sống, International Business Times hôm 24/9 đưa tin.

"Ít nhất 7 nơi khác trong hệ Mặt Trời của chúng ta có thể là nơi tồn tại dạng sống vi khuẩn, đó là những thiên thể láng giềng mà bạn có thể tới bằng tên lửa", Seth Shostak, nhà thiên văn học cấp cao của SETI cho biết.

Sao Hỏa

Trong hệ mặt trời hành tinh nào có sự sống năm 2024
Mật độ boron cao ở mạch khoáng chất Catabola trên sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Hành tinh đỏ nằm trong số những ứng cử viên hàng đầu để tìm kiếm sự sống. Với ngày càng nhiều thông tin về thành phần hóa học và môi trường trên hành tinh, việc hy vọng tìm thấy sự sống ở đó không phải điều phi thực tế. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện boron, nguyên liệu cơ bản cho sự sống, trên sao Hỏa.

Mặt trăng sao Mộc

Trong hệ mặt trời hành tinh nào có sự sống năm 2024
Tàu vũ trụ sẽ đổ bộ xuống mặt trăng Europa trong vòng 15 năm tới. Ảnh: NASA.

Europa là một ứng cử viên tiềm năng hứa hẹn có sự sống tồn tại trong đại dương nước lỏng ở bên dưới bề mặt. Những điểm nóng ở đáy đại dương có nhiều núi lửa nhỏ cung cấp năng lượng cho sự sống phát triển, theo Shostak.

Ganymede là mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt Trời, có thể hỗ trợ sự sống hình thành và phát triển trong đại dương bên dưới lớp băng dày bao phủ bề mặt.

Callisto là một mặt trăng khác có cả khí quyển và đại dương.

Mặt trăng sao Thổ

Trong hệ mặt trời hành tinh nào có sự sống năm 2024
Những mạch phun ở cực nam của mặt trăng Enceladus. Ảnh: NASA.

NASA phát hiện thành phần hóa học phù hợp để hỗ trợ màng tế bào tồn tại trên Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ. Theo Futurism, mặt trăng này còn có nhiều hồ lớn chứa đầy khí gas tự nhiên.

Enceladus, một mặt trăng khác của sao Thổ, được xem là nơi thích hợp hơn cả để sự sống hình thành. Enceladus có những mạch phun năng vào không trung. "Bạn không cần đổ bộ, không cần phải khoan, chỉ việc thu thập một ít vật liệu đem về Trái Đất và có thể bạn sẽ tìm thấy sự sống ngoài hành tinh", Shostak nói.

Sao Diêm Vương

Các nhà nghiên cứu cho rằng sao Diêm Vương có nhiều túi nước lỏng bên dưới bề mặt. Theo Shostak, bất kỳ nơi nào có nước lỏng đều có thể chứa vi khuẩn. Tàu thăm dò New Horizons quan sát bầu trời màu xanh và băng mềm màu đỏ trên sao Diêm Vương, đồng thời phát hiện vô số khu vực nhỏ có băng mềm lộ thiên.

Hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh có sự sống?

Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời.nullThời gian biểu phát hiện các hành tinh và vệ tinh trong Hệ Mặt Trờivi.wikipedia.org › wiki › Thời_gian_biểu_phát_hiện_các_hành_tinh_và_v...null

Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

Hệ Mặt Trời có tám hành tinh, xếp theo thứ tự khoảng cách từ gần nhất cho đến xa nhất so với mặt trời là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương (Sao Diêm Vương từng được xếp vào nhóm này nhưng hiện tại bị loại ra do không đáp ứng được tiêu chí ba trong định nghĩa của IAU ...nullHành tinh – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Hành_tinhnull

Hành tinh giống Trái Đất tên gì?

TP - Hành tinh tên Gliese 12b có kích thước bằng Trái đất, có khả năng sinh sống được và chỉ cách chúng ta 40 năm ánh sáng.nullPhát hiện hành tinh mới giống Trái đất - Báo Tiền Phongtienphong.vn › phat-hien-hanh-tinh-moi-giong-trai-dat-post1640472null

Trái Đất có kích thước lớn thứ mấy so với các hành tinh trong hệ mặt trời?

Nếu chỉ tính riêng trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất là lớn thứ 5/8 hành tinh, sau Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.nullKích thước Trái Đất thế nào so với ngôi sao lớn nhất từng được biết ...dantri.com.vn › khoa-hoc-cong-nghe › kich-thuoc-trai-dat-the-nao-so-voi-...null