Trong cấu tạo của Trái Đất lớp nào có nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000 độ C

Soạn Địa 6 Bài 10 Cấu tạo bên trong của trái đất chi tiết  được giải, chia sẻ bởi cộng đồng giáo viên bộ môn địa uy tín trên cả nước đảm bảo tính chính xác và bám sát chương trình sách mới. Cập nhật nhanh nhất, hay nhất tại Soanbaitap.com.

 thuộc phần: CHƯƠNG I. TRÁI ĐẤT

Hướng dẫn giải bài tập SGK bài 10 Cấu tạo bên trong của trái đất

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 31 SGK Địa lí 6

Đề bài: Dựa vào hình 26 SGK và bảng ở trang 32, hãy trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.

Lớp

Độ dày

Trạng thái

Nhiệt độ

Lớp vỏ Trái Đất

Từ 5km đến 70 km

Rắn chắc

Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000oC

Lớp trung gian

Gần 3.000km

Từ quánh dẻo đến lỏng

Khoảng 1.500oC đến 4.700oC

Lõi Trái Đất

Trên 3.000km

Lỏng ở ngoài, rắn ở trong

Cao nhất khoảng 5.000oC

Lời giải chi tiết

Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.

-    Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70 km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000°C.

-     Lớp trung gian dày gần 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500°c đến 4700°C.

-     Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000°C.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 33 SGK Địa lí 6

Đề bài: Dựa vào hình 27 SGK, hãy nêu sổ lượng các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất. Đó là những địa mảng nào?

Lời giải chi tiết

Vỏ Trái Đất có 7 địa mảng chính, đó là các địa mảng: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu - Á, Phi, Nam Cực, Ấn Độ và Thái Bình Dương.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 33 SGK Địa lí 6

Đề bài: Hãy quan sát hình 27 và chỉ ra những chỗ tiếp xúc của các địa mảng.

Lời giải chi tiết

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp.

Lời giải chi tiết

-    Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

+  Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70 km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000°C.

+ Lớp trung gian dày gần 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500°C đến 4700°C.

+ Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000°C.

Đề bài: Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.

Lời giải chi tiết

Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn chắc, vỏ Trái Đất rất mỏng, chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất.

Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Đây là nơi tồn tại của không khí, nước, sinh vật và đất đai...và là nơii sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. Nếu thiếu những thành phần này, con người không thể sinh sống được.

Đề bài: Hãy dùng compa vẽ mặt cắt bổ đôi của Trái Đất và điền tên: lõi, lớp trung gian, lớp vỏ (dùng compa vẽ hai vòng tròn đồng tâm: vòng đầu có bán kính 2 cm, tượng trưng cho lõi Trái Đất; vòng sau có bán kính 4 cm, tượng trưng cho cả lớp trung gian và lớp vỏ Trái Đất. Lớp vỏ Trái Đất rất mỏng nên chỉ cần tô đậm vành ngoài của vòng tròn có bán kính 4 cm).

Lời giải chi tiết

Vẽ cấu tạo của Trái Đất.

Soạn Địa 6 Bài 10 Cấu tạo bên trong của trái đất chi tiết  được biên soạn theo chuẩn chương trình sách mới bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn địa. Được Soanbaitap.com chọn lọc và cập nhật trong chuyên mục giải địa 6, giúp các em học tốt môn địa lý lớp 6. Nếu thấy hay hãy Chia sẻ và comment để các bạn khác cùng học tập nhé!

Câu 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Là những lớp nào? Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, lớp ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

Câu 2. Lớp trung gian của Trái Đất có cấu tạo như thế nào?


Lớp trung gian có độ dày gần 3000 km, vật chất ở tr ạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ trong lớp này dao động khoảng 15000 C đến 47000C.

Câu 3. Lớp lõi Trái Đất có cấu tạo như thế nào?


Lõi Trái Đất có độ dày trên 3000 km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài và rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.

Câu 4.  Trình bày cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Nêu vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.

- Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất : + Là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng Trái Đất, mỏng (độ dày dao động từ 5km ở đại dương đến 70km ở lục địa) chiếm 15% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.  + Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau ; các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo, còn bộ phận trũng, thấp  bị  nước bao phủ là đại dương. 

- Vai trò đối với đời sống và hoạt động của con người : là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác  (không khí, nước, sinh vật,...)  và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất. Lõi Trái đất có nhiệt độ cao nhất là 5000°C và có trạng thái từ lỏng đến rắn với độ dày khoảng 3400 km

Trắc nghiệm: Lõi Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là:

A. 1 000°C

B. 5 000°C

C. 7 000°C

D. 3 000°C

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. 5 000°C

Nhiệt độ cao nhất của lòi trái đất là 5 000°C

Giải thích:

Lõi Trái Đất:

- Ngoài lỏng, nhân trong rắn chắc.

- Độ dày: trên 3000km.

- Trạng thái: Lỏng ở ngoài, rắn ở trong.

- Nhiệt độ: Cao nhất khoảng 5000°C

Kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

- Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất có độ dày từ 5 đến 70 km, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa lên đến 10000C.

- Bao man-ti với trạng thái quánh dẻo đến rắn, có độ dày 2900 km, nhiệt độ từ 1500 - 37000C.

- Lớp nhân có tạng thái từ lỏng đến rắn với độ dày khoảng 3400 km, nhiệt độ khoảng 50000C.

Trong cấu tạo của Trái Đất lớp nào có nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000 độ C

>>> Xem thêm: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp?

2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.

- Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng.

- Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên: không khí nước, sinh vật…và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

- Vỏ Trái Đất do một số địa mảng kề nhau tạo thành, có 7 địa mảng lớn:

+ Mảng lục địa (là bộ phẩn nổi trên bề mặt nước biển.): Á – Âu, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực.

+ Mảng đại dương (gồm các đảo và vùng trũng bị chìm ngập dưới mực nước biển): Thái Bình Dương.

- Các địa mảng di chuyển rất chậm.

- Có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

   + Hai mảng tách xa nhau: Các mảng dần tách xa nhau về hai phía. Hình thành vực sâu, sống núi dưới đại dương. Gây động đất, núi lửa, sóng thần.

   + Hai mảng xô vào nhau: Hai mảng nén ép, xô trườn lên nhau → Hình thành : núi cao, vực sâu.

Trong cấu tạo của Trái Đất lớp nào có nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000 độ C

3. Bài tập vận dụng bổ sung kiến thức về cấu tạo của Trái Đất

Câu 1: Quan sát hình 2, em hãy:

- Kể tên các địa mảng lớn của Trái Đất. Việt Nam nằm ở địa mảng nào?

- Dựa vào chú giải, tìm trên hình các địa mảng xô vào nhau và đới tiếp giáp của các địa mảng đó.

Trong cấu tạo của Trái Đất lớp nào có nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000 độ C

Lời giải chi tiết

- Các địa mảng lớn của Trái Đất bao gồm:

+ Mảng Thái Bình Dương;

+ Mảng Bắc Mỹ;

+ Mảng Nam Mỹ;

+ Mảng Âu – Á;

+ Mảng Phi;

+ Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a;

+ Mảng Nam Cực.

- Việt Nam nằm ở địa mảng Âu – Á.

- Các địa mảng xô vào nhau:

+ Mảng Phi với mảng Âu-Á;

+ Mảng Âu – Á với mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a;

+ Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a với mảng Thái Bình Dương;

+ Mảng Bắc Mỹ với mảng Thái Bình Dương;

+ Mảng Nam Mỹ với mảng Nam Cực.

=> Đới tiếp giáp giữa các địa mảng xô vào nhau được thể hiện bằng đường màu đỏ trên bản đồ hình 2 (em tự xác định trên bản đồ).

Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người?

Bài làm:

- Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

+ Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)

+ Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.

+ Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

Câu 3: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp?

Bài làm:

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C

Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu thêm kiến thức về Lõi Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là.  Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.