Triết lý là gì triết lý giáo dục là gì

Hệ thống Trường Hội nhập Quốc tế iSchool (viết tắt iSchool) xác định triết lý giáo dục là Nhân bản – Khai phóng – Toàn diện nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, biết yêu thương, tôn trọng, sáng tạo và tự học trong môi trường hội nhập quốc tế.

(iSchool chọn triết lí giáo dục Nhân Bản cho con đường sứ mệnh của mình)

Triết lý giáo dục là gì?

Triết lý giáo dục là một trong những phạm trù được quan tâm, nghiên cứu. Hiện tại, có nhiều khái niệm về triết lý giáo dục.nTheo Soltis (1988), triết lý giáo dục có ba phương diện như sau:

1. Cá nhân: liên quan đến điều tốt, lẽ phải và đánh giá trong giáo dục.

2. Công chúng: theo nghĩa định hướng hoạt động cho nhiều người.

3. Chuyên nghiệp: cung cấp những giải pháp cụ thể cho giảng dạy.

Theo Annick M. Brennen (1999), triết lý giáo dục là triết lý được áp dụng cho giáo dục như một lĩnh vực chuyên biệt trong sự nỗ lực của nhân loại. Nó liên quan đến những tác động đặc trưng của triết học nói chung ảnh hưởng đến giáo dục.

Dù khái niệm, bản chất được các nhà nghiên cứu đưa ra là gì thì ở mỗi hoàn cảnh lịch sử, mỗi hình thái tổ chức xã hội sẽ có một triết lý giáo dục khác nhau phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, hình thái tổ chức xã hội đó.

Tóm lại, triết lý giáo dục được xem là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động giáo dục, được xây dựng trên 4 trụ cột chính là đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp. Triết lý giáo dục nhằm trả lời 04 câu hỏi: Dạy cái gì? Dạy cho ai? Mục đích dạy là gì? Dạy bằng cách nào?

Triết lý giáo dục một số nước

Triết lý giáo dục là gì?

Triết lý giáo dục là một trong những phạm trù được quan tâm, nghiên cứu. Hiện tại, có nhiều khái niệm về triết lý giáo dục.nTheo Soltis (1988), triết lý giáo dục có ba phương diện như sau:

1. Cá nhân: liên quan đến điều tốt, lẽ phải và đánh giá trong giáo dục.

2. Công chúng: theo nghĩa định hướng hoạt động cho nhiều người.

3. Chuyên nghiệp: cung cấp những giải pháp cụ thể cho giảng dạy.

Theo Annick M. Brennen (1999), triết lý giáo dục là triết lý được áp dụng cho giáo dục như một lĩnh vực chuyên biệt trong sự nỗ lực của nhân loại. Nó liên quan đến những tác động đặc trưng của triết học nói chung ảnh hưởng đến giáo dục.

Dù khái niệm, bản chất được các nhà nghiên cứu đưa ra là gì thì ở mỗi hoàn cảnh lịch sử, mỗi hình thái tổ chức xã hội sẽ có một triết lý giáo dục khác nhau phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, hình thái tổ chức xã hội đó.

Tóm lại, triết lý giáo dục được xem là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động giáo dục, được xây dựng trên 4 trụ cột chính là đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp. Triết lý giáo dục nhằm trả lời 04 câu hỏi: Dạy cái gì? Dạy cho ai? Mục đích dạy là gì? Dạy bằng cách nào?

Triết lý giáo dục một số nước

Theo một số nghiên cứu, triết lý giáo dục có từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, nó xuất phát từ Hy Lạp với vai trò là nền tảng trong việc dạy thanh niên và công nhân vận dụng trong thực tiễn đời sống.

(Triết lí giáo dục là “kim chỉ nam” cho một nền giáo dục)

Triết học giáo dục Singapore đặt "nắm bắt tốt về ngôn ngữ tiếng Anh" là mục tiêu số một, tiếp theo là tiếng mẹ đẻ và toán học. Một triết lý khác là trung tâm của hệ thống giáo dục Singapore là Khổng giáo xem “cuộc sống tốt đẹp là khát vọng vô tận cho sự hoàn hảo đạo đức”. Do đó, đạo đức là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục Singapore và nó cũng giống như ở Nhật Bản.

Từ thời Minh Trị, Triết lý giáo dục Nhật Bản lấy đạo đức làm trung tâm: “Học sinh có kỷ luật và đạo đức, lớn lên tạo thành một xã hội có kỷ luật và đạo đức. Nó đã có tác động tích cực và lâu dài đến toàn xã hội Nhật Bản. Đạo đức có ý nghĩa cao về kỷ luật được phản ánh trong cuộc sống của giới trẻ, những người coi giáo dục như một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp, từ đó tỷ lệ bỏ học thấp và tỷ lệ tốt nghiệp rất cao.

Triết lý Giáo dục của Mỹ được kế thừa tuyền thống giáo dục châu Âu với chủ nghĩa tự do và nguyên tắc dân chủ là trên hết. Triết lý của chủ nghĩa thực dụng là xương sống của nền giáo dục và cuộc sống của người Mỹ.

Như vậy, triết lý giáo dục phải được đúc kết từ thực tiễn, hình thành lý luận rồi khái quát thành triết học. Sau đó, nó vận dụng vào thực tiễn khách quan và trở thành “kim chỉ nam” cho một nền giáo dục.

Triết lý giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hựu Thế, Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).

(Triết lý giáo dục iSchool hướng đến một mục tiêu duy nhất là đào tạo nên những công dân toàn cầu bản lĩnh, sống tích cực, có lý tưởng)

Tiếp theo, Nghị quyết 29-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” ban hành ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã xác định lại triết lý giáo dục Việt Nam  như sau “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng”.

Gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội, triết lý giáo dục Việt Nam đã được xác định và có vai trò to lớn trong sự phát triển quốc gia.

Triết lý giáo dục iSchool

Triết lý giáo dục iSchool thống nhất với triết lý giáo dục Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0. Nhân bản – Khai phóng – Toàn diện là những giá trị mà triết lý giáo dục iSchool xác định.

Giáo dục Nhân bản đối với Hệ thống giáo dục iSchool được thể hiện qua việc xác định vị thế quan trọng của con người. Tất cả các hoạt động giáo dục nhằm vào mục tiêu phát triển hài hoà, và tối đa năng lực tiềm ẩn bên trong con người. Các giá trị cốt lõi cổ vũ cho tính nhân văn, lòng vị tha, kích thích lòng hướng thượng; cổ vũ sự sáng tạo, tôn trọng tính khác biệt, quan điểm của mỗi cá nhân… Với triết lý nhân bản, iSchool tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, nhân văn, tôn trọng người học, tôn trọng quyền bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc và quyền được học tập, phát triển như nhau.

(Môi trường giáo dục của iSchool thân thiện, nhân văn, tôn trọng người học, tôn trọng quyền bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc và quyền được học tập, phát triển như nhau)

Giáo dục khai phóng thể hiện tính Hội nhập quốc tế trong hệ thống giáo dục iSchool. Ngoài kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới, học sinh iSchool được giáo dục năng lực hội nhập như kỹ năng, giá trị sống, thái độ có trách nhiệm đối với cộng đồng, tổ quốc và toàn cầu. Đặc biệt, chú trọng giáo dục nhân cách theo những giá trị cốt lõi được UNESCO công nhận.

Giáo dục toàn diện được thể hiện giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào. Giáo dục toàn diện nhằm hướng tới 1 con người phát triển tự nhiên, có trí tuệ, sức khoẻ, tinh thần, kỹ năng và sự nhân văn.

Triết lý giáo dục iSchool hướng đến một mục tiêu duy nhất là đào tạo nên những công dân toàn cầu bản lĩnh, sống tích cực, có lý tưởng và luôn mang trong mình những giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc với thông điệp “TRÍ TUỆ QUỐC TẾ - TRÁI TIM VIỆT NAM”.

Lời người dịch: Cụm từ “Triết lí giáo dục” hiện nay đang bị hiểu sai lệch rất có thể là do lỗi… dịch thuật.

Khi dịch cụm từ “Philosophy of Education” người ta đã bỏ qua chữ “về”, nên lẽ ra phải dịch đầy đủ không tĩnh lược đi là “Triết học về giáo dục”.

Triết học về giáo dục (hoặc nói gọn, sau khi đã mặc nhiên hiểu là có chữ “về”) là một nhánh trổ ra của Triết học, theo hướng giáo dục.

Giống như Triết học về Tôn giáo, Triết học về Khoa học, Triết học về Đạo đức, Triết học về Cuộc sống (hay còn gọi là Triết lí sống hay Nhân sinh quan mà nhiều người nhầm lẫn với cái đang được gọi là “Triết lí giáo dục”).

Chúng tôi xin dịch Chương Dẫn nhập trong Cẩm nang Triết học về Giáo dục của Đại học Oxford.

Tôi muốn được bàn thêm, tranh luận về triết lí giáo dục

Có thể các nhà triết học được nhắc tới trong Cẩm nang này đều là người phương Tây, song những thành tựu của họ là kết quả của những suy tưởng, tranh luận, nghị trình triết học trải qua hàng ngàn năm, cho nên có thể coi là tri thức chung của loài người. Vì thế, chúng ta có thể yên tâm tham khảo.

Mục đích chính là để tránh những nhầm lẫn (đôi khi rất sơ đẳng) trong tranh luận Triết học về giáo dục và cả cách nghiên cứu “Triết lí giáo dục” không theo lối “nghiên cứu” mà theo lối “tổng kết” (có công trình cấp Bộ đã “tổng kết” cả “Triết lí giáo dục của Hồ Quí Li”. [1]

Triết học về giáo dục là gì?

Triết học về giáo dục education là nhánh trổ ra từ triết học khi triết học bàn đến những câu hỏi có tính triết học về bản chất, các mục tiêu và các vấn đề của giáo dục.

Xét như một nhánh (hay một ngành) của triết học mang tính thực tiễn, các nhà thực hành triết học về giáo dục phải biết nhìn hướng vào trong, tức nhìn vào môn Triết học là bậc cha mẹ của nó và đồng thời phải biết nhìn hướng ra ngoài, tức phải nhìn vào thực tiễn giáo dục cũng như phải nhìn vào môn tâm lí học phát triển, khoa học (liên ngành) về nhận thức ở người và nói rộng ra hơn là phải biết nhìn hướng tới môn xã hội học và các môn học khác có liên quan với xã hội học.

Vấn đề cơ bản nhất của Triết học về giáo dục là vấn đề liên quan đến các mục tiêu: các mục tiêu đúng nghĩa của giáo dục và những ý niệm dẫn đạo giáo dục là gì? 

Câu hỏi khác của Triết học về giáo dục là câu hỏi liên quan đến việc đánh giá: những tiêu chí thích hợp cho việc đánh giá những cố gắng, các định chế, những sự thực hành và những kết quả giáo dục là gì?

Còn có những câu hỏi quan trọng khác nữa, chúng liên quan tới thẩm quyền của Nhà nước và các giáo viên, các quyền của người học và các bậc phụ huynh, các ý niệm giáo dục được nói tới là có đặc điểm gì.

Chẳng hạn như ý niệm về tư duy phê phán, những hiện tượng không đáng mong muốn như sự nhồi sọ; cách nào là tốt nhất để hiểu và thực hiện giáo dục đạo đức; một loại các câu hỏi liên quan đến việc dạy, học và chương trình học.

Tác giả “Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam” nói về triết lý giáo dục

Mối tương quan giữa Triết học về giáo dục và Triết học

Trong lịch sử của Triết học phương Tây, những câu hỏi của Triết học có liên quan đến vấn đề giáo dục đều được đề cao trong nghị trình của triết học.

Từ Socrates, Plato và Aristotle cho tới những triết gia ở thế kỉ XX như Bertrand Russell, John Dewey, R. S. Peters, và Israel Scheffler, họ là những nhà triết học hiểu theo nghĩa thông thường (tức họ là những nhà triết học đang làm việc trong các phân khoa của triết học, có các bài viết xuất bản trên các tạp chí triết học chủ lưu và những tiền bối của họ trong lịch sử).

Cả hai đều đã đề cập những câu hỏi về triết học về giáo dục, theo hướng họ giải quyết những vấn đề của tri thức luận (epistemology: khoa học về nhận thức, hỏi “Ta biết bằng cách nào? Cái biết ấy có đúng là biết đúng thật, đúng nghĩa hay không?...), siêu hình học, triết học về tinh thần và ngôn ngữ (philosophy of mind and language) và triết học về đạo đức, xã hội/chính trị.

Họ làm đúng những công việc như những nhân vật quan trọng của truyền thống triết học Tây phương như Augustine, Aquinas, Descartes, Locke, Hume, Rousseau, Kant, Hegel, Mill và nhiều người khác nữa.

Thoạt nhìn thì điều này không gây ngạc nhiên gì cả. Thứ nhất, việc theo đuổi những câu hỏi của triết học mà chúng có dính dáng đến giáo dục là phần nào phụ thuộc vào những nghiên cứu của các lĩnh vực cốt lỗi quen thuộc hơn của Triết học.

Ví dụ các câu hỏi liên quan đến chương trình học phụ thuộc vào tri thức luận và các chủ đề nằm trong chương trình học mà Triết học có quan tâm tới (ví dụ, “Liệu học môn Khoa học có nên nhấn mạnh sự tinh thông về lí thuyết hiện hành hay là nên dạy nhấn mạnh vào “thực hành” tri thức khoa học?

“Môn Nghệ thuật có vị trí gì trong chương trình học? Nội dung cụ thể của chương trình được lựa chọn theo những tiêu chí nào? Có nên dạy cho tất cả học sinh cùng nội dung như nhau hay không?).

Những câu hỏi liên quan đến học, tư duy, lập luận, niềm tin và sự thay đổi niềm tin tất thảy đều thay đổi theo cách đặc thù tùy thuộc vào tri thức luận, đạo đức học hoặc triết học về tinh thần.

Chủ nhiệm đề tài cấp quốc gia về triết lý giáo dục lên tiếng

Ví dụ: Trong những điều kiện nào thì đáng để hoặc được phép tìm cách thay đổi những niềm tin căn bản của người học? Dạy nên hướng tới mục đích gì, nếu hướng tới mục đích nào đó thì là vì lí do gì? Liệu có thể khuyến khích khả năng lập luận một cách độc lập với sự nhồi sọ những niềm tin cụ thể nào đó?

Những câu hỏi liên quan đến bản chất của những “ước chế” ràng buộc và chi phối việc dạy học, chúng thường phụ thuộc vào đạo đức học, tri thức luận hoặc triết học về tinh thần và triết học về ngôn ngữ.

Những câu hỏi liên quan đến nhà trường cũng thường phụ thuộc vào đạo đức học, triết học về xã hội và tri thức luận về xã hội (ví dụ: Nhà trường nên tập trung vào phát triển nhân cách hay tập trung vào tính đúng sai của những hành động cụ thể? Nhà trường có được phép làm công việc đào tạo tính cách của người học, bởi lẽ “khai phóng” tức là nên thận trọng với việc tán thành những quan niệm quá cụ thể về điều tốt?).

Còn có lí do khác nữa, nó có liên quan đến việc truyền thống triết học xưa nay đều coi các vấn đề của giáo dục là địa điểm để họ tìm hiểu những vấn đề có tính căn bản liên quan đến giáo dục – ví dụ các mục tiêu của giáo dục, giáo dục khai phóng, trí tưởng tượng và những vấn đề quan tâm độc lập khác của triết học song có đan quyện các vấn đề cốt lõi của giáo dục

Ngoài ra, việc theo đuổi những câu hỏi căn bản, chúng ít nhiều là những lĩnh vực cốt lõi của Triết học vẫn thường tự nhiên dẫn đến và đôi khi được nâng cao bởi việc kiên trì chú ý tới những câu hỏi về giáo dục (ví dụ: các nhà triết học tri thức luận bất đồng với việc đồng nhất cái giá trị tối cao, căn bản nhất của tri thức với một cách nhìn nhất phiến nào đó về khái niệm đúng/đúng thật, niềm tin đúng/niềm tin đúng thật... Tranh luận này được làm sáng tỏ nếu triết học quan tâm tới bối cảnh của giáo dục).

Vì những lí do trên cho nên không ngạc nhiên khi thấy truyền thống của triết học nói chung đã coi giáo dục như một mục tiêu quan trọng xứng đáng để triết học suy tư về nó.

Vì thế thật không may là việc theo đuổi triết học về giáo dục xét như một lĩnh vực của nghiên cứu triết học đã hầu như bị các nhà triết học bỏ quên trong nhưng thập niên cuối của thế kỉ XX, đặc biệt là ở Hoa Kì.

 Những năm 1950, 1960 và 1970 chỉ có một vài nhà triết học có đóng góp quan trọng cho triết học về giáo dục trong đó nổi bật là Kurt Baier, Max Black, Brand Blanshard, Richard Brandt, Abraham Edel, Joel Feinberg, William Frankena, Alan Gewirth, D. W. Hamlyn, R. M. Hare, Alasdaire MacIntyre, A. I. Melden, Frederick Olafson, Ralph Barton Perry, R. S. Peters, Edmund Pincoffs, Kingsley Price, Gilbert Ryle, Israel Scheffler, và Morton White.

“Giáo sư quần đùi” Trương Nguyện Thành luận bàn về triết lý giáo dục

Chủ đề “giáo dục” gần đây còn gần như biến mất, hầu hết các nhà triết học và cả những học viên cao học về triết học đều không còn nhận ra giáo dục là một phần của danh sách các vấn đề của Triết học.

Có nhiều lí do phức tạp và chúng chủ yếu phụ thuộc vào giai đoạn lịch sử. Hiện tình này là không may mắn cho sức khỏe của triết lí về giáo dục xét như một lĩnh vực của triết học đối với các nhà triết học nói chung.

Triết học về giáo dục là một lĩnh vực có tính trung tâm kể từ thời của Socrates và Plato, việc sao lãng nó không chỉ làm mất đi nhiều tài năng tiềm tàng trong lĩnh vực này, nó còn các nhà triết học và những người nghiên cứu triết học không đánh giá đúng đây là một nhánh quan trọng của môn học của mình.

Cuốn Cẩm nang này có một mục đích là sửa lại tình hình này.

Tài liệu tham khảo:

[1]//www.oxfordhandbooks.com/view/10.1093/oxfordhb/9780195312881.001.0001/oxfordhb-9780195312881

PHẠM ANH TUẤN (dịch)

Video liên quan

Chủ đề