Trẻ sơ sinh nên để điều hòa bao nhiêu độ

Việc để trẻ sơ sinh nằm điều hòa sẽ là giải pháp tốt cho bé trong những ngày nóng bức. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng nắm rõ nên chỉnh nhiệt độ bao nhiêu và làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho bé khi dùng điều hòa.

Cơ chế điều hòa thân nhiệt của trẻ sơ sinh chưa đi vào nề nếp như người lớn. Đó là lý do các bé rất dễ bị nóng bức hoặc hạ thân nhiệt. Nhiều mẹ ủ ấm quá mức cho con dẫn đến bé bị nóng, mất nước, nổi mẩn trên da, mệt mỏi và thậm chí, bị sốc nhiệt. Một số chuyên gia cho rằng, việc cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa đúng cách sẽ giúp bé ngủ ngon hơn và giúp giảm tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Tuy vậy, khi sử dụng máy điều hòa, mẹ nên chú ý những điều sau để giúp bé luôn khỏe mạnh.

Nhiều mẹ thắc mắc rằng nên để nhiệt độ điều hòa bao nhiêu là thích hợp với trẻ sơ sinh. Trên thực tế, nhiệt độ phòng mới chính là yếu tố mẹ cần chú ý. Nhiệt độ hiển thị trên máy lạnh có thể là 23 độ C, nhưng nhiệt độ phòng chỉ 19 độ mà thôi. Chính vì vậy, khi trẻ sơ sinh nằm điều hòa, mẹ nên trang bị thêm một nhiệt kế đo nhiệt độ phòng.

Khi dùng điều hòa cho bé sơ sinh, mẹ không nên dựa nhiệt độ hiển thị trên máy

Việc để nhiệt độ phòng bao nhiêu là tốt nhất cho trẻ sơ sinh vẫn chưa được thống nhất. Theo nhiều chuyên gia, nhiệt độ phòng lý tưởng cho trẻ sơ sinh là từ 23 đến 26 độ C. Khi áp dụng mức nhiệt độ này, mẹ nên cho bé mặc đầy đủ quần áo dài tay và chú ý quan sát bé, bởi bên cạnh việc dễ bị nóng, bé sơ sinh cũng rất dễ bị lạnh. Cụ thể, khi bé không được mặc quần áo, nhiệt độ ở mức 26 độ C cũng làm cho bé lạnh như một người lớn không mặc quần áo ở mức 0 độ C.

Một số chuyên gia khác lại cho rằng, nhiệt độ phòng từ 26 độ C đến 28 độ C là tốt nhất cho bé. Do đó, mẹ nên căn cứ vào biểu hiện cụ thể của con và điều kiện thực tế từ môi trường bên ngoài để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho bé.

Một điểm hạn chế của máy điều hòa nhiệt độ là dễ làm cho không khí bị khô. Tình trạng này dễ làm cho niêm mạc trong mũi bé bị khô và có thể gây chảy máu mũi. Chính vì vậy, nếu muốn sử dụng máy điều hòa cho trẻ sơ sinh, mẹ nên kết hợp việc mở cửa sổ, sử dụng quạt thông gió để đảm bảo luân chuyển không khí trong phòng, giữ cho không khí không bị khô và bí. Máy tạo độ ẩm trong phòng là một lựa chọn lý tưởng hơn nhưng khá tốn kém.

Tránh thổi hơi lạnh trực tiếp lên người bé

Khi để trẻ nằm điều hòa, mẹ không nên để cơ thể bé tiếp xúc trực tiếp với luồng hơi lạnh tỏa ra. Điều này không chỉ khiến bé nhanh chóng bị lạnh mà còn có thể khiến con mắc bệnh. Để tránh hơi lạnh trực tiếp tác động đến bé, mẹ có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Mặc nhiều lớp quần áo khác nhau cho bé: Thay vì chọn một bộ đồ thật dày, mẹ có thể mặc cho con nhiều lớp quần áo mỏng. Nếu nhận thấy bé bị nóng, mẹ bỏ bớt 1-2 lớp áo ngoài. Ngược lại, khi con bị lạnh, mẹ sẽ mặc thêm áo ngoài cho bé. Lưu ý, quần áo nên bao phủ cánh tay và cẳng chân của bé.
  • Dùng nón và bao tay, vớ chân: Để tránh tình trạng hơi lạnh làm bé khó chịu, mẹ có thể dùng nón, bao tay và bao chân cho bé. Tuy nhiên, điều này không thật sự cần thiết nếu nhiệt độ phòng đã ở mức vừa phải cho bé.

Máy lạnh có thể là nguồn phát tán vi khuẩn, siêu vi gây bệnh nếu không được vệ sinh thường xuyên. Vì vậy, sau mỗi 1 đến 3 tháng, mẹ nên vệ sinh máy lạnh một lần.

Dưỡng ẩm da bé

Không khí quá khô do dùng máy lạnh có thể khiến da bé bị khô, sần và nứt. Chính vì vậy, khi dùng máy lạnh, mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm da cho bé. Ngoài kem, mẹ cũng có thể sử dụng dầu dừa, dầu olive để giúp duy trì độ ẩm, tránh những tổn thương do da khô cho bé.

Trẻ sơ sinh nằm điều hòa đúng cách không chỉ giúp bé cảm thấy dễ chịu, ngủ ngon mà còn giảm nguy cơ bị sốc nhiệt do nóng. Ngoài những lưu ý kể trên, mẹ cũng cần để ý mỗi khi đưa trẻ từ phòng máy lạnh ra bên ngoài môi trường ấm áp. Bé cần một khoảng thời gian để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, nên mẹ có thể tắt máy lạnh và để cơ thể bé từ từ làm quen với nhiệt độ ấm dần lên, sau đó mới ẵm bé ra bên ngoài phòng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng không khí lạnh có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng non nớt của trẻ, và họ thường tìm cách quấn tã và ủ ấm cho bé hết mức có thể. Và đương nhiên, ba mẹ cũng không dám cho bé sơ sinh nằm điều hòa trong những ngày trời nắng nóng, mùa hè.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh và có cân nặng từ 3.5kg trở lên là đã có đủ lượng mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể rồi. Thân nhiệt của bé cũng có thể tự thay đổi để thích nghi với môi trường nên bé hoàn toàn có thể nằm phòng điều hòa như người lớn. 

Nhưng nếu trẻ sơ sinh bị sinh non, cân nặng dưới 3.5kg thì cha mẹ nên cân nhắc về vấn đề này. Tốt nhất là hãy chăm bé đủ cân nặng và sức khỏe ổn định rồi mới để bé nằm phòng máy lạnh nhé!

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh sẽ phụ thuộc vào cân nặng và ngày tuổi của bé (đã đề cập bên trên), nhưng nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh khuyến nghị nằm trong khoảng 26 - 28 độ C. Với những thiên thần nhỏ sinh đủ tháng, nhiệt độ của trẻ sơ sinh bình thường sẽ ở khoảng 36 - 37,5 độ C. Nếu được mặc quần áo trẻ sơ sinh, mang bao tay, vớ, đội mũ và đắp chăn bình thường thì bạn có thể để điều hòa ở nhiệt độ 26 - 28 độ. 

Ban đầu, bạn nên để nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh không quá chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài quá nhiều. Sau đó, bạn luôn theo dõi tình trạng thân nhiệt của bé. Nếu bé đổ mồ hôi nhiều, còn bứt rứt và khó chịu thì bạn nên giảm nhiệt độ từ từ để cơ thể bé dần được thích nghi với sự thay đổi này. Tránh tình trạng bật máy điều hòa quá nóng hoặc lạnh, vì có thể gây ra nguy cơ đột tử ở trẻ. Hiện tượng này thường rất hay gặp ở đối tượng trẻ em từ 1 tháng cho tới 12 tháng tuổi.

Việc lưu thông không khí sạch và thoáng là điều rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, thế nhưng môi trường điều hòa lại yêu cầu không gian kín. Nếu bạn sử dụng điều hòa, hãy nhớ chuẩn bị thêm quạt thông gió để tạo sự lưu thông trong phòng nhé. 

Ngoài ra, bạn cần lưu ý thường xuyên tự vệ sinh máy lạnh hoặc gọi dịch vụ vệ sinh máy lạnh để đảm bảo không khí máy lạnh thổi ra không chứa quá nhiều bụi bẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ.

Đây là lưu ý sử dụng điều hòa mà cả người lớn và trẻ nhỏ cần chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu quạt gió thổi thẳng vào mặt, mũi và đầu bé có thể gây viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi và nhiều căn bệnh khác nguy hiểm hơn. 

Nếu máy điều hòa lắp trước khi bé sinh ra, bạn nên căn chỉnh vị trí giường và hướng nằm của bé để tránh hướng gió nhé. Đồng thời, bạn nên đặt tốc độ quạt gió ở mức thấp nhất và chỉnh chế độ quay.

Thông thường, bé chỉ nên nằm tối đa khoảng 2 - 3 tiếng/lần là đủ. Sau khoảng thời gian này, mẹ có thể tắt điều hòa và mở cửa sổ để không khí tự nhiên được lưu thông trong phòng. Điều này giúp giải phóng không gian ngợp và không khí tồn đọng tốt hơn. 

Ngoài ra, sau khi bé đã quen với nhiệt độ thường, bạn nên bế bé ra ngoài “rong chơi” một chút nhé.

Hiện tượng sốc nhiệt cũng có thể gây những hậu quả không tốt đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và người lớn. Khi bé chơi ở ngoài vào, lúc này mẹ nên lau mồ hôi cho con và để bé ở trong phòng thường khoảng 5 - 10 phút để cơ thể bé thích nghi lại với nhiệt độ thường. Sau đó mới bật máy lạnh và điều chỉnh dần cho phù hợp với thời tiết.

Phòng điều hòa mát mẻ là thế, nhưng nó cũng khiến cho cơ thể bé bị khô hơn. Cụ thể là khô da, khô mũi và khô mắt. Mẹ nên chuẩn bị thêm một chai nước muối sinh lý để nhỏ cho bé nhé. Thêm vào đó, nên cho bé bú nhiều lần để bù lại lượng nước đã thoát hơi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa thêm chút kem dưỡng ẩm dành riêng cho baby để làn da bé luôn được ẩm mịn nhất nhé.

Trên đây là một vài thông tin về nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh, cũng như những lưu ý mà bạn cần nhớ khi cho trẻ nằm phòng điều hòa. Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp ích được cho bạn trong việc chăm sóc bé yêu. Cleanipedia cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Xuất bản lần đầu 28 tháng 8 năm 2020

Video liên quan

Chủ đề