Trăm hay không bằng tay quen là gì

Tiếng Việt phong phú và giàu đẹp, được tạo nên bởi 29 chữ cái cùng 5 thanh dấu. Trong hệ thống ấy, không thể không nhắc đến kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao đậm bản sắc Việt. Chúng lưu truyền từ đời này qua đời khác, được người dân sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, ít người hiểu được nguồn gốc xuất xứ, ngữ nghĩa sâu xa. Lâu dần, những thành ngữ, tục ngữ đi sâu vào tiềm thức, trở thành "lời ăn, tiếng nói" của người dân.

Chẳng hạn như câu thành ngữ "trăm hay không bằng tay quen" đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đại đa số chúng ta đều hiểu sai câu này là "biết nhiều không bằng quen tay".

Trăm hay không bằng tay quen là gì

Nếu suy ngẫm kỹ sẽ thấy ý nghĩa như vậy là có vấn đề. Chẳng lẽ tổ tiên muốn khuyên chúng ta rằng chỉ cần quen tay là được mà không cần phải học hỏi, không cần phải trau dồi kiến thức từng ngày? Liệu một người cứ làm theo thói quen mà không biết gì thì có hơn được người khác không?

Sự hiểu lầm này là do cách hiểu sai chữ "trăm" theo nghĩa thông thường là số 100, tức tượng trưng cho số nhiều. Và người xưa giải thích "trăm hay" là biết nhiều.

Tuy nhiên, trong cuốn Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của có giảng: "Trăm" là "nói trết trác, líu lo". Cuốn Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức cũng giảng: "Trăm" là "nói líu lo, dấp dính". Cuốn Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức cũng khẳng định: "Trăm" là "nói lăn-líu và tía lia".

Như vậy, hàm nghĩa đích thực của câu này là "nói nhiều không bằng quen làm", chứ không phải là "một trăm cái hay" không bằng "quen tay".

"Trăm hay" là cách nói mộc mạc, có nghĩa là biết hàng trăm điều tức là biết nhiều, lý thuyết giỏi. Còn "tay quen" có nghĩa là thaọ việc, làm thuần thục, nói cách khác là thực hành giỏi, thành thạo công việc. Như vậy, câu tục ngữ "Trăm hay không bằng tay quen" muốn khẳng định biết lí thuyết nhiều cũng không thể bằng thói quen thành thạo công việc.

“Trăm hay không bằng tay quen”, đây là câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nói để nhắc nhở nhau rằng mọi kỹ năng đến từ việc thực hành luyện tập chăm chỉ.

Trăm hay không bằng tay quen là gì
Ông lão bán dầu bằng việc rót dầu qua một đồng xu đặt trên miệng bình, đã dạy người cung thủ kiêu ngạo bài học rằng: kỹ năng là xuất phát từ việc tập luyện. (Ảnh: Epochtimes)

Câu nói trên có nguồn gốc là câu thành ngữ “Thục năng sinh xảo” được ghi lại trong chương thứ 31 của tiểu thuyết “Kính hoa duyênđược viết năm 1827, bởi Lý Nhữ Trân (Li Ruzhen) dưới thời nhà Thanh (1644-1911).

Chuyện kể rằng, vào thời Bắc Tống (960-1127), có một cung thủ kỳ tài tên là Trần Nghiêu Tư (Chen Yaozi). Ông không bao giờ bắn trượt bất cứ mục tiêu nào, học trò của ông đã gọi ông với biệt danh “cung thủ thần tài”. Trần Nghiêu Tư vô cùng tự hào về khả năng của mình, và tin rằng ông chính là người bắn cung điệu nghệ nhất trên đời.

Một ngày, trong khi đang bắn tên, Trần Nghiêu Tư thu hút đám đông chú ý và bắt đầu tung hô tài năng của mình. Trong đám đông ấy có một ông lão bán dầu, ông ta chỉ lắc đầu và không lộ vẻ ấn tượng gì.

Ngạc nhiên trước thái độ của ông lão, Trần hỏi: “Ông có thể làm được không?”

Ông lão trả lời: “Không”!

Trần lại hỏi: “Ông nghĩ sao về tài bắn cung của tôi?”

Ông lão đáp lại: “Cũng được đấy, nhưng không có gì đặc biệt cả; tất cả chỉ cần luyện tập là có thể làm được”.

Điều này khiến Trần không vui. Một trong những học trò của Trần nói với ông lão bán dầu: “Không ai có thể sánh với tài năng bắn cung của thầy tôi. Sao ông dám hạ thấp thầy tôi chứ?”

Đám đông ai nấy đều sửng sốt. Ông lão bán dầu quay sang Trần và nói: “Điều đó cũng chẳng là gì cả. Tôi có thể làm được việc này nếu tôi đã luyện tập nó rất nhiều. Mọi kỹ năng đều đến từ việc luyện tập mà thôi”.

Không nói lời nào, ông lão lấy ra một cái bình, để nó trên mặt đất, và đặt một đồng xu có lỗ vuông ở giữa lên trên miệng bình. Rồi ông rót dầu từ chiếc gáo gỗ vào bình mà không để rớt một giọt dầu nào lên đồng xu ấy.

Nói xong, ông lão quay đi, để lại đám đông lặng nhìn nhau.

Lời nhận xét của ông lão bán dầu đã khiến Trần vô cùng hổ thẹn về hành vi ngạo mạn của mình trước đó. Kể từ đó, Trần trở nên khiêm tốn, hòa nhã và luyện tập bắn cung chăm chỉ hơn trước. Chẳng bao lâu sau, Trần trở nên nổi tiếng không chỉ về tài bắn cung điêu luyện, mà còn về nhân cách của mình.

Về sau, người ta sử dụng thành ngữ “Thục năng sinh xảo” (Trăm hay không bằng tay quen) để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành và luyện tập.

Đây là câu tục ngữ rất quen thuộc với người Việt. Hầu như ai cũng hiểu nghĩa của nó là “biết nhiều không bằng quen làm”. Thậm chí, trên mạng xã hội, nhiều người còn “đi xa quá” khi giảng giải rằng hàm ý của nó là “đề cao kinh nghiệm, coi nhẹ lý thuyết”. Phải chăng, ông bà ta muốn khuyên con cháu chỉ cần làm theo kinh nghiệm, làm theo “tay quen” mà không cần tìm tòi, tổng kết sáng tạo, khái quát thành lý luận? Thật ra ông bà ta không kém cỏi như thế, việc hiểu như vừa kể là sai lệch.

Trong tục ngữ cấu trúc “Ax không bằng By” khá phổ biến, điển hình là câu “trăm nghe không bằng một thấy”, hai vế Ax và By đối nhau để tăng cùng tác dụng nhấn mạnh. Xét theo cấu trúc này, câu tục ngữ ta đang xét phải là “trăm hay không bằng một quen” mới là tối ưu! “Trăm” thì không thể đối với “tay”. Ngay cả “hay” cũng không đối với “quen” được vì trong ngữ cảnh này, nó được dùng với nghĩa danh từ.

Vấn đề nằm ở từ “trăm”. Trong tiếng Việt hiện đại, chỉ có duy nhất một từ “trăm” - số từ, có giá trị “bằng mười chục”, rồi dần mang nghĩa tượng trưng cho “số lượng lớn không xác định” như trong cách nói “trăm người như một”, “khổ trăm bề”… Do đó mà có cách hiểu như trên.

Nhưng “trăm” ở câu tục ngữ lại mang nghĩa khác. Đây là một từ cổ, nay không còn được dùng trong tiếng Việt. Khá nhiều từ điển ghi nhận điều này. Chẳng hạn, Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng “trăm” là “nói trết trác, líu lo”, Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng là “nói líu-lo, dấp-dính”, Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức cũng giảng là “nói lăn-líu và tía-lia”. Như vậy, “trăm hay không bằng tay quen” phải được hiểu là “nói hay không bằng làm quen”.

Về mặt cấu trúc, câu tục ngữ này đảm bảo được tính đối xứng (quen đối với hay vì cùng là tính từ, tay chuyển nghĩa hoán dụ để chỉ hoạt động “làm” có thể đối được với động từ trăm với nghĩa “nói”). Hơn nữa, đây mới đích thị là dụng ý của người xưa: Đề cao hành động hơn nói suông.