Trai thuộc lớp nào của ngành thân mềm

Trai Thuộc ngành Thân mềm, với cơ thể là thân mềm và không có cơ quan tự vệ nên trai tự vệ bằng cách xây cho mình lớp vỏ vững chắc và màu vỏ giống màu môi trường sống để lẩn tránh kẻ thù.

A. Tiết chất độc từ áo trai.

B. Phụt mạnh nước qua ống thoát.

C. Co chân, khép vỏ.

D. Cả A và C đều đúng.

Đáp án đúng C.

Phương pháp tự vệ của trai là co chân, khép vỏ.

Lý giải việc chọn đáp án C là do:

Vỏ trai

– Thân trai mềm nằm trong 2 mảnh vỏ. Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn

– Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ.

– Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng.

Cơ thể trai

– Trai di chuyển nhờ sự thò ra thụt vào của chân rìu kết hợp với hoạt động đóng mở vỏ: vỏ trai hé mở cho chân thò ra vươn dài trong bùn về hướng muốn đi tới để mở đường, sau đó trai co chân đồng thời với việc khép vỏ lại, tạo ra lực đẩy do nước phụt ra ở rãnh phía sau làm trai tiến về phía trước

– Trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30cm một giờ và để lại phía sau một đường rãnh trên mặt bùn

– Mài mặt ngoài trai ta thấy có mùi khét, vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng có thành phần là chất hữu cơ nên khi mài nóng, nó sẽ có mùi khét.

Dinh dưỡng

– Thức ăn: vụ hữu cơ, động vật nguyên sinh

– Dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ 2 đôi tấm mang

– Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở lỗ miệng trai nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng

– Hô hấp qua 2 đôi tấm mang

– Trai Thuộc ngành Thân mềm, với cơ thể là thân mềm và không có cơ quan tự vệ nên trai tự vệ bằng cách xây cho mình lớp vỏ vững chắc và màu vỏ giống màu môi trường sống để lẩn tránh kẻ thù.

– Trai sông di chuyển theo cách Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưỡi rìu thò ra hướng về phía muốn đi tới., lúc này trai hút nước vào trong. Sau đó, chân trai thụt vào đồng thời với việc khép vỏ vào, tạo lực đẩy do nước phụt ra ở ống rãnh (ống thoát nước), làm trai tiến về phía trước.

– Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30cm một giờ, để lại phía sau một đường rãnh trên mặt bùn.

Câu hỏi : Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm?

Lời giải:

* Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:

- Thân mềm, không phân đốt.

- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển

- Hệ tiêu hóa phân hóa.

- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.

- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

Kiến thức mở rộng

1. Đặc điểm chung

- Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vựcnhiệt đới, bao gồmViệt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài nhưtrai,sò,ốc,hến,ngao,mực,bạch tuộc.

+ Ngành này được chia thành 9 hoặc 10 lớp, trong đó 2 lớptuyệt chủng hoàn toàn.

+ Cephalopodanhưmực,cuttlefishvàbạch tuộclà các nhóm có thần kinh cao nhất trong tất cả các loài động vật không xương sống, vàmực khổng lồhaymực ống khổng lồlà những loài động vật không xương sống lớn nhất đã được biết đến. Năm 1877, người ta đã phát hiện xác của loài này dạt vào ven bờĐại Tây Dương,dài18m (kể cả tua miệng), cả cơ thể nặng khoảng hơn một tấn.

+ Động vật chân bụng(ốc sênvàốc) là nhóm có số loài nhiều nhất đã được phân loại, chúng chiếm khoảng 80% trong tổng số loài động vật thân mềm. Nghiên cứu khoa học về động vật thân mềm được gọi lànhuyễn thể học(Malacology).

- Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền nhưcon hà. => Có độ đa dạng cao, không chỉ về kích thước mà còn về cấu trúcgiải phẫu học, môi trường sống.

- Ngành thân mềm có số loài rất lớn, sai khác nhau về kích thước, môi trường, tập tính.

- Một số đại diện:

- Tuy thích nghi rộng như vậy, nhưng cấu tạo cơ thể thân mềm vẫn có các đặc điểm chung.

* Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:

- Thân mềm, không phân đốt.

- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển

- Hệ tiêu hóa phân hóa.

- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.

- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

2. Những vai trò của ngành thân mềm

* Lợi ích của ngành thân mềm là gì?

- Làm thức ăn cho người như: mực, ngao, sò, ốc, hến…

- Làm thức ăn cho động vật khác như: ốc, ấu trùng của thân mềm.

- Làm đồ trang trí như: ngọc trai

- Làm sạch môi trường như: trai, vẹm, hàu.

- Có giá trị xuất khẩu như: bào ngư, sò huyết.

- Có giá trị về mặt địa chất như: hóa thạch các loài ốc, vỏ sò.

* Tác hại của ngành thân mềm

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì ngành thân mềm cũng có một số tác hại như:

- Ngành thân mềm có hại cho cây trồng: ốc bươu vàng.

- Bên cạnh đó còn làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc đĩa, ốc tai, ốc mút.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 21 trang 71:

– Quan sát hình 21 thảo luận rồi đánh dấu và điền cụm từ gợi ý vào bảng 1 sao cho phù hợp:

– Thảo luận và rút ra đặc điểm chung của ngành thân mềm.

Lời giải:

Bảng 1. Đặc điểm chung của ngành thân mềm

Trai thuộc lớp nào của ngành thân mềm

– Đặc điểm chung của ngành thân mềm: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển nên có vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển. Trừ 1 số ít có hại, hầu hết đều có lợi .

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 21 trang 72: Hãy dựa vào kiến thức trong cả chương, liên hệ đến địa phương, chọn tên các đại diện thân mềm để ghi vào bảng 2.

Lời giải:

Bảng 2. Ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm

STT Ý nghĩa thực tiễn Tên đại diện thân mềm có ở địa phương
1 Làm thực phẩm cho con người Ngao, sò, ốc vặn, hến, trai,…
2 Làm thức ăn cho động vật khác Ốc, các loại ấu trùng của thân mềm
3 Làm đồ trang sức Trai
4 Làm vật trang trí Trai
5 Làm sạch môi trường nước Trai, hầu
6 Có hại cho cây trồng Ốc bươu vàng
7 Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán Ốc đĩa, ốc tai, ốc mút
8 Có giá trị xuất khẩu Bào ngư, sò huyết
9 Có giá trị về mặt địa chất Hóa thạch vỏ sò, vỏ ốc

Bài 1 (trang 73 sgk Sinh học 7): Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp ?

Lời giải:

Mực bơi nhanh, ốc sên bò chậm, nhưng lại được xếp chung vào một ngành Thân mềm, vì chúng có đặc điểm giống nhau :

– Thân mềm, cơ thể không phân đốt.

– Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể.

– Có hệ tiêu hóa phân hóa.

– Có khoang áo phát triển.

Bài 2 (trang 73 sgk Sinh học 7): Ở các chợ địa phương em có các loại thân mềm nào được bán làm thực phẩm. Loài nào có giá trị xuất khẩu ?

Lời giải:

Nói chung trong các chợ địa phương trong cả nước thường gặp. Các loại ốc, trai, hến. Chợ vùng biển có thêm mực (mực khô và mực tươi). Đó là những thực phẩm có giá trị xuất khẩu.

Bài 3 (trang 73 sgk Sinh học 7): Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm ?

Lời giải:

Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm:

– Vỏ thân mềm là nguyên liệu cho trang trí, thủ công mĩ nghệ.

– Vỏ thân mềm đã hóa thạch giúp xác định địa tầng và có ý nghĩa trong các ngành khoa học nghiên cứu về sự sống.

– Vỏ đá vôi giúp hình thành các lớp đá vôi.