Trải nghiệm sáng tạo Ngữ văn 9 phụ nữ xưa và nay

Xem 16,731

Cập nhật thông tin chi tiết về Trải Nghiệm Sáng Tạo Văn 9: Sự Khác Biệt Giữa Phụ Nữ Xưa Và Nay mới nhất ngày 26/08/2022 trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 16,731 lượt xem.

Sự Khác Biệt Giữa Trung Thu Xưa Và Nay Đáng Suy Ngẫm

14 Sự Khác Biệt Giữa Chuyện Ấy Ngày Xưa Và Ngày Nay

4 Khác Biệt Trong Gia Đình Việt Xưa Và Nay

Xăng A95 Và A92 Khác Nhau Thế Nào?

Điểm Khác Biệt Giữa Iphone 11 Pro Max Và Iphone Xs Max Sau Khi Sử Dụng

Kính chào quý thầy cô cùng

các bạn học sinh

VĂN HỌC 9

Trang phục.

Chuẩn mực về cái đẹp.

Số phận và phẩm chất.

Một số tác phẩm văn học.

Chuẩn mực người phụ nữ hiện đại.

Tích cực và tiêu cực của xã hội đối với người phụ nữ hiện đại.

1. Trang phục:

– Nói về văn hóa thời trang, người xưa có câu “Y phục xứng kỳ đức”, ý nói thông qua trang phục có thể biết tư cách của người mặc nó. Trong xã hội phong kiến, từ vua chúa, quan lại cho đến người dân đều có quy định về trang phục, mũ áo… Nhìn vào trang phục của người mặc, người ta có thể phân biệt được phẩm bậc, thứ hạng chức sắc của người đó…

→ Vấn đề trang phục trong xã hội phong kiến đã cho thấy văn hóa thời trang đã được quan tâm sâu sắc.

1. Trang phục:

– Ngày nay, xã hội đã có cái nhìn thoáng hơn, cởi mở hơn về phong cách thời trang. Phụ nữ không còn bị ràng buộc bởi tư tưởng nho giáo, họ phóng khoáng hơn trong lối suy nghĩ và cách ăn mặc.

a, Trang phục dạo phố.

Đa phần chị em chọn những chiếc áo dài gam màu trầm, trung tính, thiết kế truyền thống, kín đáo khi đi dạo phố.

Tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, kín đáo và duyên dáng của người phụ nữ.

Trang phục dạo phố của phụ nữ đa dạng từ bộ đồ thanh lịch, màu sắc bắt mắt đến những bộ thoải mái, phóng khoáng, năng động hay những chiếc đầm. Giúp phái đẹp tôn lên sự cá tính, năng động.

b, Trang phục dạ hội

Áo dài truyền thống là trang phục được lựa chọn để tham gia các bữa tiếc. Những bộ đầm xòe cũng được lựa chọn. Phụ kiện thường là ví cầm tay, vòng ngọc trai thể hiện sự sang trọng, quý phái. Kiểu tóc búi cao được phụ nữ xưa ưa chuộng.

-Bộ trang phục dạ hội được thiết kế lộng lẫy cầu kỳ, thể hiện được nét đẹp cơ thể, giúp phái đẹp khoe được đường cong.

c, Áo cưới

Áo dài trắng, tóc được uốn xoăn thả buông, đầu đội khăn voan hoặc hoa cài đầu. Hoa cưới được thiết kế tự nhiên, không có nhiều kiểu dáng.

Các mẫu đầm cưới cũng nhiều kiểu dáng, từ những chiếc váy đầm xòe đuôi cá, cho đến chiếc đầm cúp ngực , hay những chiếc đầm xòe công chúa giúp cô dâu lỗng lẫy trong ngày cưới.

2. Chuẩn mực về cái đẹp

Thời xưa, khuôn mặt tròn đầy đặn được xem như tiêu chí hàng đầu của một mỹ nhân. Bất cứ cô gái nào có khuôn mặt tròn phúc hậu đều được coi là mỹ nhân, có tướng phú quý khiến chàng trai nào cũng say mê chinh phục

Ngày nay, các nàng đều ao ước sở hữu một diện mạo thanh thoát với chiếc cằm đúng hình chữ V-line thời thượng và quyến rũ.

2. Chuẩn mực về cái đẹp

2. Chuẩn mực về cái đẹp

Thời xưa, một mái tóc đẹp, dài và sạch sẽ. Họ thường xõa tóc hoặc buộc gọn gàng mái tóc của mình.

Ngày nay, phụ nữ sẽ dùng đủ mọi sản phẩm công nghệ hay hóa chất để tạo kiểu cho mái tóc yêu dấu của mình.

2. Chuẩn mực về cái đẹp

– Những bé gái 4-5 tuổi đã bị buộc phải mang giày nhỏ hơn kích cỡ chân mình để có được đôi chân bé nhỏ.

– Tục bó chân rất đau đớn và nguy hiểm cho phụ nữ, tuy nhiên ở thời này ai có đôi chân càng nhỏ nhắn thì sẽ càng có cơ hội được gả cho người giàu có.

“Chân ống đồng không sát chồng thì cũng sát con”

3. Số phận và phẩm chất

a, Phụ nữ ngày xưa

– Họ chỉ là cái bóng của người đàn ông.

– ” Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” người phụ nữ là nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợ lẽ), luôn chìm đắm trong những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đau

– Người phụ nữ thời ấy không được học hành, thi cử.Họ không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ

– Đạo ” Tam tòng” (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) đã trói buộc người phụ nữ khiến số phận họ đầy đau khổ và éo le.

3. Số phận và phẩm chất

a, Phụ nữ ngày xưa

– Tuy nhiên, họ vẫn luôn giữ được đầy đủ: Công – dung- ngôn- hạnh.

+ Công: là nữ công gia chánh, đề cao sự khéo léo và chu đáo của người phụ nữ đối với các công việc nội trợ trong gia đình.

+ Dung: là dung nhan, đề cao cái đẹp tâm hồn và hình thức bên ngoài (biểu hiện sự tươi tắn, chăm chút cho mái tóc, hàm răng và trang phục).

+ Ngôn: là lời nói, ngoài ra còn là sự đề cao cả trí tuệ và tâm hồn người nói (biết cân nhắc lời ăn tiếng nói, không quá lời lúc nóng giận, không ba hoa khi hứng chí, giả dối khi giao tiếp).

+ Hạnh: là hạnh kiểm, đức hạnh (mực thước, nghiêm trang trong dáng đứng, bước đi; thủy chung, yêu chồng, thương con; giàu lòng nhân ái, hy sinh vì người khác)

3. Số phận và phẩm chất

a, Phụ nữ ngày xưa

– Ngoài ra:

+ Họ còn có tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc, bất khuất, quật cường, dám đứng đấu tranh chống lại bất công trong xã hội phong kiến.

” Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”

3. Số phận và phẩm chất

b, Phụ nữ ngày nay:

– Ngày nay, đạo ” Tam tòng, tứ đức” đã có phần thay đổi. Người phụ nữ đã được xã hội tôn trọng. Họ không còn là chiếc bóng của người đàn ông. Họ tự đứng trên đôi chân của bản thân, được làm chủ chính mình. Ngoài ra, họ còn được làm việc và học tập ở mọi lĩnh vực.

 Về chính trị: trong Quốc hội Khóa XI, Việt Nam đã leo lên vị trí thứ nhất châu Á và thứ hai khu vực châu Á Thái Bình Dương về tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội.(27,31%)

 Về giáo dục: Cứ 100 cử nhân có 36 nữ, 100 thạc sĩ có 34 nữ, 100 tiến sĩ có 24 nữ.

Về kinh tế: Có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là những người có thu nhập. Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn 8% năm 2004.

Nguyễn Ly Hương – Nữ cơ trưởng đầu tiên của Việt Nam.

 “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ:

4. Văn học

– Vũ Nương là người con gái thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Nhưng, chế độ nam quyền độc đoán đã làm số phận nàng đầy đau khổ, éo le.

 “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ:

4. Văn học

– Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng – sự cách biệt giàu nghèo khiến nàng luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu” và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu và gia trưởng.

– Tuy nhiên, Vũ Nương vẫn làm tròn trách nhiệm một người vợ thủy chung, một người con dâu hiếu thảo và là người mẹ thương con hết mực.

 Nét đẹp vẹn toàn, lí tưởng của người phụ nữ xưa.

 “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ:

4. Văn học

– Chỉ vì lời nói ngây thơ của con , Trương Sinh đã hồ đồ mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết để tự minh oan cho mình.

Trong xã hội phong kiến người phụ nữ không có quyền, không có tiếng nói, chịu biết bao thiệt thòi dù họ có đầy đủ phẩm hạnh cao đẹp và khát vọng được sống hạnh phúc.

 “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

“Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.

“Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.”

→ Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn.

4. Văn học

 “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

Thúy Kiều là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:

Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều.

“Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền”

Để có tiền cứu cha và em , Kiều đã phải bán mình cho Mã giám sinh – một tên buôn người

Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã giám sinh và Tú bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh khiến náng đau đớn suốt mười lăm năm đoạn trường, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”

4. Văn học

– Tuy nhiên, ở nơi đất khách quê người, bị đẩy vào chốn lầu xanh nàng vẫn lo, nhớ về Kim Trọng, về cha mẹ hơn cả bản thân.

4. Văn học

 “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

 Một tâm hồn thủy chung, cao thượng, biết hi sinh vì người khác.

– Ngày nay, người phụ nữ có điều kiện để phát huy toàn bộ những khả năng tiềm ẩn và những phẩm chất tốt đẹp đã được bồi dưỡng từ khi còn nhỏ và được truyền thụ qua nhiều thế hệ.

– Tuy nhiên , người phụ nữ hiện đại, bên cạnh việc xây tổ ấm còn phải gánh vác rất nhiều trọng trách trong công việc. Đôi khi, họ cảm thấy bị quá tải và không biết cần phải tuân theo những chuẩn mực nào.

5. Chuẩn mực người phụ nữ hiện đại

– Lúc ấy, hãy nhớ rằng phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam hiện đại được gói gọn trong 4 chữ: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang

– Tự tin: dám nghĩ, dám làm, tin tưởng vào khả năng của chính bản thân mình. Họ thấu hiểu những khiếm khuyết, tìm cách khắc phục và phát huy hoàn hảo những mặt mạnh.

+Tuy nhiên, tự tin không phải là tự cao.Người phụ nữ tự tin đủ để không tự ti, nhưng vẫn giữ được sự khiêm tốn, luôn nỗ lực học hỏi, trau dồi, rèn luyện.

“Cây lúa, hạt càng nhiều càng mẩy thì cúi càng thấp”

Tự trọng:Lòng tự trọng khiến con người ta biết dừng lại trước những điều xấu, biết chấp hành pháp luật, tạo dựng cho chính mình một thói quen ứng xử có văn hóa, giữ mình trước những cám dỗ thường ngày.

Người phụ nữ giả danh là bác sỹ để lừa đảo tiền của người nhà bệnh nhân tại BV Phụ sản Trung Ương. Ảnh: VTCNews

Trung hậu: là một trong những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ Việt hiện từ xa xưa.

Sự thủy chung, tình nghĩa, nhân ái, son sắt, vị tha, bao dung đều được gói trọn trong phạm vi của hai từ: “trung hậu”.

Người phụ nữ trung hậu là người giàu tình cảm, dám đứng lên đấu tranh cho những điều thiện, cho những người bị ức hiếp.

Dù ở thời đại nào thì phẩm chất “đảm đang” của người phụ nữ đều được coi trọng.

Người phụ nữ đảm đang là người biết hài hòa, cân bằng các yếu tố trong cuộc sống.

Biết khéo léo chia sẻ những khó khăn cùng chồng con, động viên họ cùng tham gia công việc gia đình

Biết dừng lại mỗi khi cãi vã, biết dùng lý trí và tình cảm hài hòa trong mọi vấn đề của cuộc sống.

Ngoài ra:

Đối với cha mẹ: luôn tôn trọng, hiếu thảo.

Đối với chồng: họ cùng người chồng chăm lo hạnh phúc gia đình và nuôi dạy con cái. Họ biết động viên, khen ngợi; quan tâm đến công việc của chồng.

Đối với con: họ luôn dốc lòng chăm sóc, nuôi dạy con và thầm lặng hy sinh cho con họ.

Đối với bạn bè: họ cư xử hòa nhã với bạn bè, giao lưu và kết thân nhiều bạn mới.

Đối với các mối quan hệ sơ: họ tôn trọng người khác và giữ ý tứ mọi nơi.

5. Tích cực và tiêu cực của người phụ nữ hiện đại

Quyền bình đẳng nam nữ. Phụ nữ Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trên con đường bình đẳng, tự do và phát triển.

a, Mặt tích cực

Một biểu tượng của bình đẳng giới

Chị em phụ nữ được học tập, tham gia nhiều hoạt động xã hội cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Nhiều chị em đã đạt được những thành tích cao không thua kém gì phái mạnh.

Có thể kết nhiều bạn kể cả là nam.

a, Mặt tích cực

Được giải phóng về mặt tâm lý, không còn chịu tâm lý lệ thuộc vào người đàn ông.

Nền kinh tế đất nước đang theo đà phát triển theo hướng công nghiêp hóa – hiện đại hóa giúp người phụ nữ có cuộc sống ổn định, sung túc. Quá trình mở cửa hội nhập quốc tế và sự phát triển mạng xã hội tạo nhiều cơ hội để phụ nữ Việt Nam học hỏi và hoàn thiện bản thân.

a, Mặt tích cực

 Phân biệt đối xử trong xã hội – Bình đẳng giới:

Ở Việt Nam, số nam giới làm cán bộ quản lý cao hơn năm lần so với nữ giới.

Các gia đình mong muốn có con trai, đặc biệt là con đầu lòng, đây là một trong các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ phá thai nữ rất cao ở Việt Nam, và sự mất cân bằng giới tính.

Còn nhiều phụ nữ phải làm trong các ngành nghề độc hại không phù hợp

b, Mặt tiêu cực

b, Mặt tiêu cực

 Bạo hành gia đình:

30% số phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng cưỡng bức bằng nhiều hình thức do người chồng gây ra. Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc và Tổng cục Thống kê thì 58% phụ nữ Việt Nam là nạn nhân của bạo lực gia đình. Nhiều vụ bạo hành thương tâm diễn ra, để lại di chứng rất nặng nề cho người phụ nữ

b, Mặt tiêu cực

 Buôn bán phụ nữ:

Hằng năm, có hàng nghìn phụ nữ Việt Nam bị buôn bán trái phép qua Trung Quốc, Campuchia, Đài Loan, Malaysia Thái Lan ,…

Phụ nữ và trẻ em Việt Nam sinh sống tại vùng biên giới đã bị bắt cóc bán sang Trung Quốc làm vợ hoặc phục vụ trong các động mại dâm.

Khoảng 10% số vụ hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Trung Quốc là kết quả của nạn buôn người.

b, Mặt tiêu cực

 Tỷ lệ phá thai cao:

Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất Châu Á, và người thua thiệt bao giờ cũng là phụ nữ.

Một nguyên nhân là do tình hình quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên, trước và ngoài hôn nhân của vị thành niên và thanh niên ngày càng nghiêm trọng.

Vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em nữ chưa tốt và do sự du nhập của văn hóa sống tự do phương Tây qua các phương tiện truyền thông.

 Mại dâm:

Phụ nữ là nạn nhân chính của tệ nạn mại dâm tại Việt Nam. Hiên nay, do vấn đề kinh tế, đặc biệt tại các vùng khó khăn, tình trạng mại dâm nữ diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng tăng lên.

b, Mặt tiêu cực

Sự Khác Biệt Giữa Chung Cư Xưa Và Nay

10 Tính Năng Tuyệt Vời Nhất Của Iphone Xs Và Iphone Xs Max

Sự Khác Biệt Giữa What Và Which

Tấn Mỹ Blog: Sự Khác Biệt Giữa Hệ Điều Hành 32 Bit Và 64 Bit

Khác Biệt Giữa Windows 32Bit Và 64Bit

Bạn đang xem bài viết Trải Nghiệm Sáng Tạo Văn 9: Sự Khác Biệt Giữa Phụ Nữ Xưa Và Nay trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Yêu thích 2531 / Xu hướng 2611 / Tổng 2691

Video liên quan

Chủ đề