Top các tập đoàn lớn nhất việt nam năm 2024

Top các tập đoàn lớn nhất việt nam năm 2024
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Doanh nghiệp luôn nằm trong Top 10 BXH Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

(PLVN) - Ngày 17/11/2023 , Công ty Cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố Bảng xếp hạng (BXH) VNR500 - Top 500 doanh nghiệp (DN) lớn nhất Việt Nam năm 2023.

BXH VNR500 đã bước sang năm thứ 17 trên chặng đường tìm kiếm, ghi nhận và tôn vinh những thành tích xứng đáng của các DN có quy mô lớn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ổn định, những DN đã cho thấy bản lĩnh kiên cường trước những cơn sóng biến động bất ngờ từ bối cảnh quốc tế và sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế.

BXH VNR500 cũng góp phần giới thiệu thương hiệu DN Việt tới cộng đồng kinh doanh cũng như các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tạo kết nối với những doanh nhân, học giả, những “guru” hàng đầu thế giới thông qua hàng loạt các hoạt động hỗ trợ phát triển thương hiệu từ Ban Tổ chức chương trình.

Bên cạnh việc công bố BXH Top 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2023, Vietnam Report cũng công bố BXH Top 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2023.

Theo đó, Top 10 BXH Top 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2023 gồm: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn; Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân Đội; Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam; CTCP Tập Đoàn Hòa Phát; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Tập đoàn Vingroup - CTCP.

Top 10 BXH Top 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2023 gồm: CTCP Tập đoàn Hòa Phát; Tập đoàn Vingroup - CTCP; CTCP Đầu tư Thế giới Di động; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji; CTCP Tập đoàn Masan; CTCP Sữa Việt Nam; Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam; CTCP Tập đoàn Thành Công; CTCP Tập đoàn Hoa Sen.

Kết quả thống kê từ BXH VNR500 năm 2023 cho thấy tổng doanh thu của cả ba lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ và Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản đều có sự gia tăng so với năm 2022. Trong đó, ngành Công nghiệp - Xây dựng vẫn là một trong những động lực phát triển của ngành kinh tế và hoạt động Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản vẫn giữ được đà cải thiện đáng kể so với năm trước.

Kết quả còn cho thấy phần lớn các nhóm ngành chính trong BXH có sự tăng trưởng trở lại về doanh thu so với BXH năm trước ngoại trừ nhóm ngành Xây dựng, Thép và Cơ khí. Cùng thời điểm này năm ngoái có thể nói là giai đoạn khủng hoảng của DN Xây dựng, Thép khi bất động sản “đóng băng”, nhu cầu xây dựng lao đao, nhu cầu tiêu thụ thép chậm ở cả trong nước và thế giới khiến cho các DN trong ngành bị ảnh hưởng nặng nề dẫn kết quả năm 2022 giảm sút. Ngược lại, ngành Khoáng sản, xăng dầu lại có một năm bội thu, tăng trưởng hơn 42% so với kết quả thống kê từ BXH năm 2022, vươn lên vị trí ngành có tổng doanh thu lớn nhất BXH trong khi đó vị trí này năm ngoái thuộc về ngành Tài chính.

Top các tập đoàn lớn nhất việt nam năm 2024

Kết quả khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra top 3 ngành có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất trong 12 tháng tới từ góc nhìn DN VNR500.

Đáng chú ý, ngành Công nghệ thông tin - Viễn thông đã có năm thứ 2 liên tiếp được bình chọn là ngành có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất trong 12 tháng tới.

Tiếp đến là Ngành Điện - Năng lượng với sự bình chọn của 37,8% số DN đã vươn lên vị trí thứ hai trong top 3 ngành có tiềm năng tăng trưởng lớn trong 12 tháng tới (+10,1% so với kết quả khảo sát năm 2022).

Cái tên còn lại trong top 3 ngành có tiềm năng tăng trưởng lớn là Tài chính - Ngân hàng. Mặc dù tăng trưởng tín dụng tương đối chậm trong bối cảnh khó khăn chi phối hầu hết các ngành trong năm 2023, tuy nhiên, các DN nhận định rằng tình hình của ngành này vẫn có thể đi theo hướng tích cực trong năm tới theo đà phục hồi của nền kinh tế và DN. Việc tăng cường trích lập và xử lý nợ xấu trong 2023 sẽ giảm bớt áp lực chi phí tín dụng trong 2024 cũng như khả năng lợi nhuận từ thu hồi nợ tăng lên. Bên cạnh đó, NIM có dư địa phục hồi khi môi trường lãi suất thấp được dự báo duy trì sang năm 2024, qua đó giúp kết quả kinh doanh của ngành trong 12 tháng tới khởi sắc hơn.

* Thông tin chi tiết về danh sách và thứ hạng của các DN được đăng tải trên website: www.vnr500.com.vn.

Năm 2018, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) được thành lập theo Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ nhằm thực hiện chủ trương tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, khắc phục tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong quản lý doanh nghiệp nhà nước của các bộ, địa phương.

Sau khi được chuyển giao từ các bộ về Ủy ban, 19 tập đoàn, tổng công ty đều sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển liên tục, ổn định. So với năm 2018, đến nay, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 doanh nghiệp đã tăng thêm hơn 150 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản tăng hơn 130 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của các đơn vị thuộc Ủy ban đạt 1 triệu 871 nghìn tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 103 nghìn 310 tỷ đồng; tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước hợp nhất đạt 227 nghìn 990 tỷ đồng, tăng cao so với các năm trước.

Lễ ra mắt Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2018. Nguồn: Ủy ban quản lý vốn nhà nước

Lễ ra mắt Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2018. Nguồn: Ủy ban quản lý vốn nhà nước

Ủy ban đã hoàn thành xử lý hầu hết công việc chuyển giao từ các bộ còn xử lý dở dang, phức tạp, vướng mắc, tồn đọng qua nhiều thời kỳ.

Tiếp nhận vai trò Cơ quan Thường trực và Chủ tịch Ủy ban làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương. Đến nay, công tác xử lý các tồn tại, yếu kém của nhiều dự án, doanh nghiệp đã có những tiến triển quan trọng và đạt nhiều kết quả tích cực.

Ủy ban cũng đã tăng cường kiểm tra, giám sát về tài chính doanh nghiệp; đốc thúc doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư lớn, quan trọng; chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm, kiểm tra hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình tháng 8/2022 để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này. (Ảnh: Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp)

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm, kiểm tra hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình tháng 8/2022 để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này. (Ảnh: Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp)

Ủy ban còn làm đầu mối tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp về đầu tư; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước; sắp xếp lại, xử lý đất đai; quản lý, sử dụng tài sản công; cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Chủ động đề xuất và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ nhiều năm để thúc đẩy tiến độ nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Ủy ban còn chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty chủ động triển khai chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp; thực hiện vai trò dẫn dắt trong xây dựng hạ tầng số, phát triển kinh tế số.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, những kết quả nêu trên đã khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của việc thành lập Ủy ban là cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tiến trình đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Nhà nước.