Toô ng gia m đô c công ty top a

Vừa qua, Tổng giám đốc Phạm Văn Phong đã chủ trì buổi làm việc giữa lãnh đạo Tổng công ty Khí Việt Nam với Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG Việt Nam) về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm, kế hoạch 3 tháng cuối năm 2023 cũng như các định hướng trong thời gian tới.

Tham dự buổi làm việc, về phía Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) còn có lãnh đạo các ban/đơn vị liên quan. Tiếp đoàn, về phía CNG Việt Nam có bà Nguyễn Thị Hồng Hải – Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT); ông Vũ Văn Thực – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc; các Phó giám đốc và Trưởng, Phó phòng trực thuộc. Đây là buổi làm việc nằm trong chuỗi làm việc của Tổng giám đốc PV GAS với các đơn vị trực thuộc và thành viên nhằm rà soát công tác đã thực hiện, đẩy mạnh việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2023 của của toàn Tổng công ty.

Toô ng gia m đô c công ty top a
Tổng giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong chủ trì buổi làm việc với CNG Việt Nam

Tại cuộc họp, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Hồng Hải và Giám đốc Vũ Văn Thực cùng các cán bộ chủ chốt của CNG Việt Nam đã báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trong 9 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm 2023. Tính đến tháng 9/2023, CNG Việt Nam có 278 cán bộ chính thức với độ tuổi trung bình của CBCNV là 40,5 tuổi; trình độ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ 53%, đáp ứng tốt các yêu cầu về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm để thực hiện công việc được PV GAS/Công ty giao.

Toô ng gia m đô c công ty top a
Lãnh đạo CNG Việt Nam báo cáo về tình hình SXKD của đơn vị

Theo báo cáo 9 tháng đầu năm, CNG Việt Nam đã bám sát nhiệm vụ được giao, triển khai kế hoạch với nhiều cố gắng trong điều kiện thị trường không được thuận lợi với kết quả: đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Sản lượng tiêu thụ CNG là 185,9 triệu Sm3 đạt 87% kế hoạch 9 tháng; Doanh thu là 2.374,3 tỷ đồng đạt 93% kế hoạch 9 tháng; đưa thêm được 7 nhà máy/khách hàng vào nhận khí; ký thêm hợp đồng cung cấp khí với 5 khách hàng mới; tích cực công tác chuẩn bị kinh doanh LNG, đặc biệt là thị trường miền Bắc… CNG Việt Nam cũng đã báo cáo Tổng giám đốc PV GAS các khó khăn, vướng mắc của Công ty trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và nguồn cung khí suy giảm, đồng thời đã đề xuất một số kiến nghị với lãnh đạo PV GAS để mở rộng hoạt động SXKD.

Sau khi nghe các nội dung báo cáo của CNG Việt Nam, lãnh đạo các ban/đơn vị tham dự cuộc họp đã nêu các ý kiến trao đổi và góp ý, nỗ lực đồng hành cùng CNG Việt Nam với quyết tâm vượt mọi khó khăn, hoàn thành kế hoạch năm 2023 cũng như những nhiệm vụ trong thời gian tới.

Kết luận cuộc họp, Tổng giám đốc Phạm Văn Phong đại diện lãnh đạo Tổng công ty Khí Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những kết quả và nỗ lực của tập thể lãnh đạo và người lao động CNG Việt Nam đã đạt được trong 9 tháng đầu năm 2023 và đề nghị CNG Việt Nam tiếp tục quyết liệt, nghiêm túc và nhanh chóng tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy sản lượng, đảm bảo hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và hoàn thành nhiệm vụ cho các tháng còn lại của năm 2023.

Toô ng gia m đô c công ty top a
Ông Phạm Văn Phong - Tổng giám đốc PV GAS đánh giá cao những nỗ lực của Ban lãnh đạo và tập thể người lao động CNG Việt Nam

Lãnh đạo PV GAS yêu cầu CNG Việt Nam đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu hoàn thành toàn bộ chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2023 được Tổng công ty giao. Bên cạnh đó, CNG Việt Nam cần xem xét mô hình kinh doanh, chính sách bán hàng để phù hợp tình hình mới, đảm bảo sự phát triển ổn định, lâu dài.

Tổng giám đốc Phạm Văn Phong cũng chỉ đạo các ban/đơn vị liên quan tăng cường phối hợp, hỗ trợ CNG Việt Nam xử lý các tồn tại, đặc biệt tập trung vào tìm kiếm nguồn cung khí ổn định và triển khai chiến lược cạnh tranh sản phẩm để giúp Công ty hoàn thành nhiệm vụ.

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) vừa công bố thông tin nhận được đơn từ nhiệm của Chủ tịch HĐQT là bà Lê Thị Tuyết (sinh năm 1956) và Tổng Giám đốc là ông Phạm Thái Bình (sinh năm 1956). Thời gian vào ngày ngày 14/8, lý do được cả 2 lãnh đạo đưa ra nhằm "cơ cấu lại nhân sự Công ty".

Ngoài vai trò Tổng Giám đốc, ông Bình đang đồng thời giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Công ty. Được biết, bà Lê Thị Tuyết và ông Phạm Thái Bình vừa được bầu lại vào HĐQT Trung An nhiệm kỳ 2023-2028 trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 diễn ra tháng 6 vừa qua. Ông Bình và bà Tuyết là vợ chồng.

Hiện, ông Bình đang nắm giữ 11 triệu cổ phiếu TAR, tương ứng tỷ lệ 14,04% vốn; trong khi đó bà Tuyết không sở hữu cổ phần nào tại TAR.

Những phiên gần đây, cổ phiếu TAR gây chú ý khi bước vào đợt tăng giá rất mạnh từ 16.000 đồng/cp lên 21.600 đồng/cp. Đà tăng diễn ra sau thông tin giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng kỷ lục, xuất phát từ động thái Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo dẫn đến rủi ro thiếu hụt nguồn cung.

Toô ng gia m đô c công ty top a

Về Trung An, Công ty là một trong những "ông lớn" của ngành gạo Việt Nam, đã xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường khó tính, nổi bật có thị trường châu Âu. Từ tháng 8/2020, Trung An cũng đã xuất khẩu gạo mang thương hiệu Trung An vào thị trường châu Âu. Đại diện Công ty chia sẻ với báo giới, hiện toàn bộ gạo của Công ty bán vào châu Âu đều được đóng bao bì nhãn mác thương hiệu Trung An.

Sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu Trung An hiện chiếm khoảng 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của công ty. Đến nay Trung An đã phát triển được hơn 30.000ha vùng nguyên liệu liên kết.

Kết thúc quý 2/2023, Công ty ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.615 tỷ đồng doanh thu, gấp 2 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh cùng chi phí hoạt động, lãi vay tăng khiến TAR lỗ sau thuế gần 8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 24 tỷ đồng.

Giải trình, Trung An cho biết nguyên nhân lỗ chủ yếu do chi phí lãi vay cao hơn cùng kỳ và Công ty phải thanh lý hủy không thể thu hồi một số hàng hóa hư hỏng giao tại cảng cho khách nước ngoài.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần Công ty đạt 2.513 tỷ đồng, tăng 46%; lãi sau thuế vỏn vẹn 606 triệu đồng, giảm mạnh từ mức 51 tỷ đồng cùng kỳ và chỉ thực hiện được hơn 1% kế hoạch lợi nhuận năm (50 tỷ đồng).