Tóm tắt văn bản lặng lẽ sa pa năm 2024

Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

*BÀI KHAM KHẢO 1 :

Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết.

Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.

* BÀI KHAM KHÀO 2 :

Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.

Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên.

Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.

*BÀI KHAM KHẢO 3 :

Lặng lẽ Sa Pa kể về nhân vật chính là 1 anh thanh niên 27 tuổi sống 1 mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Công việc chính của anh là công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu. Công việc ấy đòi hỏi anh phải có tinh thần trách nhiệm cao vì thế 4 năm anh chưa về nhà 1 lần. Ở đây anh luôn thèm người vì vậy anh đã dùng cây chắn ngang đường để mong được tiếp xúc với người qua đường. Trong 1 lần anh làm quen với bác lái xe và nhờ bác giới thiệu anh gặp gỡ với hành khách trên xe trong đó có ông hoa sĩ và cô kĩ sư họ đã lên thăm chỗ anh ở. Trong cuộc gặp gỡ anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau 1 lúc nói chuyện họ chia tay. Trước khi ra về anh không quên tặng hành khách trên xe 1 làn trứng để ăn trưa. Anh đã để lại ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.

Lặng lẽ Sa Pa

  1. Tìm hiểu chung
  1. Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925 - 1991)

Phong cách sáng tác: Ông là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện

ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ trong trẻo và nhẹ

nhàng.

Quan niệm sáng tác: “Lao động nghệ thuật là một con đường gian khổ, đòi hỏi người cầm bút phải

có cá tính sáng tạo”

Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm”…

  1. Tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa”

Hoàn cảnh sáng tác: mùa hè năm 1970, trong chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả Nguyễn

Thành Long, in trong tập “Giữa trong xanh”.

Bố cục:

Đoạn 1: Từ đầu đến “Kìa, anh ta kia”: Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe.

Đoạn 2: Tiếp theo đến “không có vật gì như thế”: Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh

niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư.

Đoạn 3: Còn lại: Cuộc chia tay cảm động.

Ý nghĩa nhan đề: Nói Sa Pa lặng lẽ vì đó là vẻ ngoài của một nơi vắng vẻ, thanh bình, ít người lui tới

nhưng kì thực lại chẳng hề lặng lẽ. Bởi vì nó có sự cống hiến đẹp đẽ của những con người đầy trách

nhiệm với công việc và đất nước. Họ sôi nổi và nhiệt huyết, tiêu biểu là anh thanh niên với phẩm

chất tốt đẹp của mình đã làm nên sức sống của Sa Pa, khiến nó trở nên giàu sức sống và đầy lãng

mạn. Sự hi sinh âm thầm của những con người vô danh trở thành biểu tượng khái quát cho một thế

hệ lao động mới.

II. Đọc - hiểu văn bản

  1. Tình huống truyện

Tình huống truyện khá đơn giản xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa anh thanh niên, ông họa sĩ, cô

kĩ sư và bác lái xe.

Tác dụng của tính huống

Giúp nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên

Khắc họa nhân vật thông qua nhận xét của các nhân vật khác → khách quan

Góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm là sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ.

  1. Bức tranh thiên nhiên Sa Pa

Vẻ đẹp kì thú, rực rỡ nắng lạ thường

Cảnh sắc thơ mộng, hư ảo, giàu chất thơ

Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét, hình

khối, sắc màu. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên

đất nước.

  1. Nhân vật anh thanh niên

Nhân vật chính xuất hiện thông qua lời kể của bác lái xe: đó là một trong những người cô độc nhất

thế gian, thèm người.

Hoàn cảnh sống và làm việc

Anh thanh niên 27 tuổi, nét mặt rạng rỡ sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh

năm làm bạn với mây mù và cây cỏ. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc của

anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để

phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ

và tinh thần trách nhiệm cao.

Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn

điệu, giản đơn… Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy có lẽ là phải vượt qua sự cô đơn,

Chủ đề