Tóc bạc sớm là bệnh gì năm 2024

Cuộc sống hiện đại và bận rộn có thể làm tóc bạc khi tuổi còn trẻ. Một biện pháp cho hiện tượng này là sử dụng thuốc nhuộm tóc. Tuy vậy, lượng hóa chất dung nạp có thể mời gọi rủi ro về sức khỏe. Có phương pháp tốt hơn để tóc về nguyên trạng?

Shu Rong, một chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, chia sẻ ba mẹo đơn giản để giúp bạn hồi phục lại màu tóc tự nhiên.

Theo đó, chuyên gia cho rằng tóc là hiện thân của một vấn đề về máu. Trong y học Trung Quốc, máu được xem là một loại dịch có khả năng nuôi dưỡng cơ thể. Năng lượng Qi - một dòng năng lượng tuôn chảy trong người được hình thành từ loại thức ăn và không khí chúng ta dung nạp - cũng ảnh hưởng đến màu sắc tóc.

Qi và máu trước tiên được cung cấp cho cơ quan nội tạng, và tóc là điểm đến cuối cùng của chúng. Bởi thế, nếu dòng tuần hoàn của Qi và máu không đủ, tóc sẽ thưa rụng và chuyển bạc.

Khí sắc và những mối lo âu cũng là tác nhân chính ảnh hưởng đến rụng tóc và bạc đầu.

Một bộ óc đang suy luận tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Theo y học cổ truyền, thận kiểm soát xương để sinh ra tủy, và tủy sinh ra não. Bởi vậy, não bộ cần một lượng năng lượng Qi thận khá rộng để hỗ trợ nó hoạt động.

Khi một lượng lớn Qi thận được huy động để bù trừ cho năng lượng bị tiêu hao khi suy nghĩ, cơ thể bù trừ lượng melanin bị mất bằng cách để tóc ra đi.

Khi nào tóc bạc xuất hiện?

Suwen (Những câu hỏi về tự nhiên căn bản) - một phần của y học cổ truyền Trung Quốc cổ điển tên Huangdi Neijing - chỉ ra rằng: Bình thường là khi nữ giới bắt đầu có tóc bạc ở tuổi 42, và nam giới ở tuổi 48.

Tuy nhiên, nếu họ biết cách giữ gìn mái tóc, hoặc có năng lượng Qi thận tốt, họ sẽ ít có khả năng bị bạc đầu. Có ba nguyên nhân tại sao người hiện đại dễ có tóc bạc hơn:

Di truyền: Bệnh thận do di truyền thiếu hụt, hoặc bệnh tắc nghẽn tại Qi thận làm dòng năng lượng không di chuyển được tới đỉnh đầu.

Những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu bia, biếng ăn, ăn quá nhiều đồ mỡ, đồ ngọt, đồ nóng, thức khuya, lạm dụng tình dục, và một số thói quen gây mệt mỏi kéo dài, lo âu và trầm cảm.

Các bệnh lý: Bệnh thận, gan và lách.

Vị trí tóc bạc - phản ánh của sức khỏe nội tạng

Vị trí của tóc bạc có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của các cơ quan nội tạng và tình trạng sức khỏe chung của toàn cơ thể. Do đó, Shu Rong tin rằng nếu sức khỏe cơ thể được tối ưu hóa, màu tóc tự nhiên có thể quay về, hoặc ít nhất rằng quá trình lão hóa tóc sẽ được chậm lại.

Tóc bạc vùng trán: Bệnh lách và bệnh dạ dày - suy nghĩ quá nhiều, tiêu chảy và táo bón, hoặc thiếu khả năng tập trung vào việc ăn uống.

Vùng đỉnh đầu: Gan và túi mật hoạt động quá mức - Túi mật được xem là đầu não của việc quyết định. Những người buộc phải suy nghĩ nhiều và đưa ra những lựa chọn phức tạp dễ bị bạc đầu ở đỉnh hai bên.

Vùng gáy: Thiếu năng lượng bàng quang và thận. Shu Rong tin rằng bạc đầu ở phần gáy thường chỉ định sự hiện diện của bệnh mãn tính và cần được lưu tâm.

Ba mẹo đơn giản để tóc quay về tình trạng tự nhiên

Một số thực phẩm có thể hồi phục lại màu tóc xưa. Shu Rong khuyến khích ăn những món sau:

Hạt vừng đen: Dược Vương Tôn Tư Mạc (thời Tùy Đường vào khoảng năm 652) viết nên “Những đơn thuốc cần thiết giá ngàn lượng vàng”, đã nêu lên việc chọn lựa hạt vừng đen chất lượng cao và chuẩn bị chúng bằng cách rửa nước chín lần, hấp, phơi khô dưới ánh mặt trời, và bổ sung mật ong nấu sôi hoặc hỗn hợp sệt quả táo ta để tạo thành những viên thuốc nặng 10g (0,4 ounces). Việc uống hai viên mỗi ngày có thể chuyển màu tóc lại tình trạng xưa sau 2 năm.

Gừng sống: để cải thiện tuần hoàn máu, giảm thiểu tình trạng tĩnh trong người, làm thông khí nội tạng, cải thiện tuần hoàn khu trú và phát triển tóc trên da đầu. Áp dụng tại những vị trí tóc bạc hoặc đang bạc dần, mỗi tuần một lần, nhưng cẩn thận không sử dụng quá nhiều hoặc áp dụng vào vùng quá rộng.

Chải tóc: chải đầu hay chải tóc có thể cải thiện tuần hoàn máu khu trú và cũng có công dụng hồi phục cho tóc bạc. Shu Rong khuyên rằng lược chải nên được làm bằng chất liệu như sừng, gỗ, và đá cẩm thạch.

Về việc giữ gìn tóc, Shu Rong cũng giới thiệu một số mẹo sau: Đừng nhổ tóc bạc; Sử dụng thuốc nhuộm tóc tự nhiên; Ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng; Ăn thực phẩm có khả năng điều tiết gan và thận, như đậu đen, hạt vừng đen, quả óc chó, hạt điều, và đậu phộng.

Khi bạn thành công trong việc chăm sóc cơ thể, Shu Rong cho rằng màu sắc của tóc bạn có thể quay trở lại hoặc ít ra là ngăn ngừa chúng bạc nhanh hơn.

SKĐS - Con trai tôi 14 tuổi đã lốm đốm có tóc bạc khiến vợ chồng tôi rất lo lắng. Xin hỏi bác sĩ tuổi còn trẻ như vậy đã bạc tóc thì có sao không?

Liệu có phải do cháu "xấu máu" như người ta vẫn nói hay bị bệnh gì? Mong bác sĩ tư vấn giúp.

([email protected], 45 tuổi, Hải Phòng)

Trả lời:

Trước hết, bố mẹ nên biết, tóc bạc sớm không phải là bệnh, cũng không cảnh báo máu xấu hoặc bệnh lý nào. Do đó không nên quá lo lắng.

Tóc bạc là tình trạng tóc mất sắc tố, chuyển thành màu trắng. Ở người da vàng, tóc bạc sớm được tính từ trước 25 tuổi. Còn độ tuổi bị bạc thường bắt đầu từ 40, có thể lên đến tỉ lệ bạc 20% - 50% số lượng tóc trên da đầu ở tuổi 50. Tuy nhiên, không ít trẻ 14-15 tuổi đã bị bạc tóc rất nhiều.

Có một số yếu tố nguy cơ khiến tóc bạc sớm như:

  • Mắc các hội chứng bẩm sinh Brook, Werner, Down…
  • Ngoài ra, yếu tố di truyền rất quan trọng. Hầu như các trường hợp tóc bạc sớm, khi hỏi ở nhà kiểu gì cũng có bố mẹ, ông bà cũng bị bạc tóc sớm.
  • Những người có chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu vitamin B12, vitamin D3, biotin, đồng, kẽm, selen, sắt… hay nghiện rượu, cà phê, hút thuốc cũng là nguyên nhân khiến tóc bạc sớm.
  • Nhiều người căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ khuya hoặc phải làm việc trí óc nhiều thường bạc tóc sớm hơn.

Tóc bạc sớm là bệnh gì năm 2024

BS. Trương Thị Huyền Trang khám cho một trường hợp bị tóc bạc tại BV Da liễu Trung ương. Ảnh: D.Hải

Điều trị tóc bạc sớm hiện không có phương pháp đặc hiệu do thường không liên quan bệnh lý, cần bổ sung vi chất bị thiếu, tránh thức khuya.

Một số người thấy có tóc bạc thì hay nhổ đi, việc nhổ tóc bạc có thể áp dụng trong trường hợp tóc bạc dưới 10%. Tuy nhiên, nếu xét về chu kỳ tóc thì chúng tôi thường khuyên không nên nhổ tóc bạc.

Bởi lẽ một lần nhổ tóc bạc, nghĩa là bạn mất đi một chu kỳ mọc tóc, sau này, tóc sẽ bị thưa. Sau vài chu kỳ nhổ, nang tóc bị tổn thương, mất chức năng hoạt động, làm chu kỳ tóc ít đi khiến tóc càng mỏng, thưa hơn.

Hơn nữa, tóc mọc sau đó từ vùng nang này gần như lại tiếp tục bạc. Có những người nhổ tóc bạc hói cả mảng đầu, rất ảnh hưởng thẩm mỹ.

Nhuộm tóc là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên cần lựa chọn loại thuốc nhuộm tóc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn.

Tại sao phụ nữ lại có tóc bạc sớm?

Tình trạng tóc bạc sớm xảy ra khi cơ thể ngừng sản xuất ra melanin hoặc chức năng của albumin bị rối loạn, làm cho tóc bị bạc đi và mất đi màu sắc ban đầu của mình. Ngoài ra, sự tích tụ của hydrogen peroxide trong tóc cũng có thể làm phá hủy các sắc tố melanin và khiến tóc bạc màu sớm.

Tóc bạc sớm ở nữ nên uống gì?

Bao gồm:.

Trà gừng: Mỗi ngày pha một thìa gừng tưới giã nhỏ trộn với 1 thìa mật ong và nước ấm..

Mật mía đen: Cách ngày, pha một thìa mật mía với nước ấm; thức uống này được cho là đảo ngược quá trình bạc màu của tóc..

Amla: Uống khoảng 150ml nước ép amla tươi mỗi ngày hoặc mát – xa tóc bằng dầu amla một lần mỗi tuần..

Tóc bạc sớm ở nam có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng tóc bạc sớm mặc dù không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng cũng gây không ít phiền toái cho nam giới trẻ tuổi, chẳng hạn như sự tự ti về ngoại hình của mình.

Tóc bạc sớm nên uống vitamin gì?

Biện pháp khắc phục tóc bạc sớm Bổ sung thêm đầy đủ những dưỡng chất, vitamin cần thiết để nuôi dưỡng một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt. Bạn nên cung cấp đủ các vitamin B5, vitamin B12, vitamin A, vitamin C và vitamin E cùng acid folic hoặc riboflavin.