Chiều dài và chiều ngang trung bình của cá tra năm 2024

Địa điểm thu mẫu: Mẫu cá được thu tại Thoại Sơn, Long Xuyen, Tân Châu, Phú Tân, Châu Đốc, Châu Thành.

Kích thước : Mẫu cá khai thác trong tự nhiên có kích thước nhỏ từ 3.7-15.6cm ứng với trọng lượng 0.5-48.8g.Trong ao nuôi, cá basa là loài có kích cỡ lớn 18,26 – 34,24 cm ứng với trọng lượng 266,47 – 1195,51gr. Cá có thể đạt đến kích thước 90 – 100 cm.

Phân bố: Cá sống ở nước ngọt, phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Indonesia, Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Đặc điểm sinh học: Cá có tính ăn tạp thiên về động vật, nhưng ít háu ăn và ít tranh mồi như cá tra. Sau khi hết noãn hoàng, cá ăn phù du động vật là chính, giai đoạn lớn cá cũng dễ thích nghi với các loại thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật và dễ kiếm như hỗn hợp tấm, cám, rau, cá vụn (nấu chín) do đó thuận lợi cho nuôi trong bè. Cá Basa ăn tạp thiên về động vật, thời kỳ cá giống, cá lớn rất nhanh, sau 60 ngày cá đạt chiều dài 8–10,5 cm (1,5–8,1gr), sau 10 tháng đạt thể trọng 300 – 550gr sau 1 năm đạt 700gr –1.300 gr. Nuôi trong bè sau 2 năm có thể đạt tới 2.500 gr. Cá thành thục ở tuổi 3+ - 4- . Trong tự nhiên vào mùa sinh sản (tháng 3–4 hàng năm) cá bơi ngược dòng tìm các bãi đẻ thích hợp và đẻ trứng, hệ số thành thục của cá (nuôi vỗ trong ao và bè) đạt 4,03- 6,2%, sức sinh sản đạt tới 67.000 trứng (cá 7 kg), đường kính trứng từ 1,7-2,2 mm. Mùa sinh sản của cá Basa ngoài tự nhiên bắt đầu vào tháng 6 – 8. Bãi đẻ quan trọng nằm ở dọc đoạn sông từ Phnompenh đến Kratie (biên giới Campuchia – Lào). Cá đẻ trứng dính.

Giá trị kinh tế: Cá có thịt ngon, rất được ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao.

Khai thác: Ngư cụ được dùng khai thác: Chài, lưới, cào, lưới kéo, câu giăng.

Mùa vụ khai thác: Quanh năm

Hiện trạng nghiên cứu và phát triển: Cá được nuôi phổ biến, với hình thức nuôi bè, cồn bãi, ao, đầm, là đối tượng xuất khẩu với sản lượng lớn tại một số tỉnh ĐBSCL.

Trước đây, cá Basa giống hoàn toàn vớt ngoài tự nhiên bằng câu hoặc các hình thức thu bắt khác để ương thành giống lớn và cung cấp cho các bè nuôi thịt. Từ năm 1996 một số cơ quan nghiên cứu như trường Đaị Học Cần Thơ, Viện Nghiên Cứu NTTS II, Công Ty Agifish An Giang đã nghiên cứu và sản xuất thành công việc nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và cho đẻ nhân tạo cá basa, đã mở ra triển vọng chủ động con giống.

Nguồn: Điều tra, nghiên cứu về sự hiện diện của các loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Tp Hồ Chí Minh 4/2007.

Theo Bộ NN và PTNT, mặc dù giá cá tra nguyên liệu năm nay khá cao nhưng do lo ngại giá cả và đầu ra không ổn định nên tiến độ thả nuôi và thu hoạch còn thấp so thời điểm cùng kỳ. Diện tích cá tra 7 tháng đầu năm của các tỉnh ĐBSCL ước đạt 3.921,6 ha, giảm 5,4% so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 729,7 nghìn tấn, tăng 1,2% với cùng kỳ.

Đồng Tháp là địa phương có diện tích và sản lượng nuôi lớn nhất của cả nước vẫn có sự tăng trưởng tốt, sản lượng tăng 14,2% so với cùng kỳ để bù cho sự giảm sút của các tỉnh như An Giang, Cần Thơ, Bến Tre. Thị trường cá tra giống cũng hạ nhiệt sau thời gian duy trì ở mức cao, tính đến cuối tháng 7/2017, giá cá tra giống đã giảm 5.000 – 10.000 ngàn đồng/kg so với đầu tháng 5/2017.

Hiện nay, giá cá tra trung bình tại ĐBSCL tương đối ổn định, dao động từ 22.000 - 25.600 đồng/kg. Trong nửa đầu năm nay, diễn biến XK tại các thị trường tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước.

Giá cá tra đạt đỉnh vào tháng 4/2017 khi các doanh nghiệp chế biến tiếp tục đẩy mạnh thu mua cá nguyên liệu để phục vụ thị trường xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, bắt đầu vào thời gian thu hoạch rộ nên giá cá tra trong tháng đã giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn duy trì ở mức cao từ 24.000 – 26.000 đồng/kg.

ĐBSCL vào thời điểm thu hoạch rộ, giá cá tra giảm mạnh theo xu hướng giảm giá của một số loài thủy sản khác. So với tháng trước, giá cá tra nguyên liệu đã giảm khoảng 3.000 – 4.000 đồng/kg. Diện tích nuôi cá tra cũng có xu hướng giảm mặc dù đầu năm giá cá tra tăng khá cao nhưng người nuôi đã có nhiều kinh nghiệm về sự bấp bênh của thị trường tiêu thụ nên không thả nuôi ồ ạt. Trong tình hình sản xuất cá tra còn gặp nhiều khó khăn, để giảm bớt rủi ro nhiều hộ chuyển đổi diện tích sang nuôi các loài cá khác như cá lóc, cá trê...

Tuy nhiên, tới tháng 6/2017, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL hình thành mặt bằng giá mới theo chiều hướng giảm do nguồn cung tăng và doanh nghiệp thu mua cầm chừng. Tại Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ… giá cá tra thịt trắng nguyên liệu dao động 21.500 - 23.000 đ/kg, giảm 3.000 - 4.000 đ/kg so với tháng trước. Thị trường cá giống tiếp tục giảm: tại Cần Thơ, cá tra giống (cỡ 1,5 cm chiều cao thân) 24.000 – 25.000 đ/kg; cá tra giống (cỡ 2 cm chiều cao thân) 19.000 - 20.000 đ/kg. Trong 6 tháng đầu năm, giá cá tra trong nước biến động tăng đáng kể. Kể từ thời điểm trước Tết Nguyên Đán 2017 giá cá tra đã bắt đầu tăng và kéo dài đạt mức đỉnh điểm vào giữa tháng 4/2017, nhưng đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây được xem là chu kỳ giá cá tra tăng kéo dài nhất và có thể tiếp tục kéo dài đến hết năm 2017.

Dự báo, trong quý III/2017, giá cá tra ổn định và tiếp tục dao động ở mức từ 22.000 – 26.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi cá tra tại ĐBSCL có lãi, tuy nhiên, phần lớn XK sang các thị trường lớn đang gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong thời gian tới, giá cá tra không tăng, cả người nuôi và DN XK cần nắm bắt thông tin thị trường để cân đối diện tích và sản lượng nuôi cho phù hợp.