Tố tụng nghĩa là gì

Quy định về tố tụng

Tố tụng là một hoạt động quan trọng mà nhà nước nào cũng chú trọng. Tuy nhiên vấn đề này chưa thực sự được phổ biến rộng rãi đến mỗi người dân.

Trong bài viết Tố tụng là gì?, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc cái nhìn tổng quan về tố tụng trong pháp luật Việt Nam theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Các quy định về tố tụng

1. Tố tụng là gì?

Tố tụng tiếng Anh là Procedural.

Tố tụng là một bộ phận trong pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự, thủ tục trang tụng như: các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng lao động, tố tụng hành chính,…

2. Tố tụng hình sự là gì?

Trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm có một phạm vi hay lĩnh vực có những mục đích nhất định với sự hiện diện của những cơ quan, cá nhân mà pháp luật xác định cho những mức độ thẩm quyền, địa vị pháp lý; với những mối quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện các chức năng, thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ đó và theo một trình tự, với những thủ tục pháp lý chặt chẽ nhằm hướng tới sự xác định các yếu tố về tội phạm và hình phạt trong hành vi của cá nhân con người. Lĩnh vực hay phạm vi đó được gọi là tố tụng hình sự.

3. Tố tụng dân sự là gì?

Tố tụng dân sự là trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho việc xem xét, giải quyết vụ án dân sự và thỉ hành án dân sự.

Mục đích của tố tụng dân sự là bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước. Tố tụng dân sự bao gồm: khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, thụ lí vụ việc dân sự, giải quyết vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành án dân sự.

4. Thủ tục tố tụng là gì?

Thủ tục tố tụng là cách thức, trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án dã được thụ lí hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật

Do các vụ việc có tính chất đặc thù khác nhau nên pháp luật quy định các thủ tục tố tụng khác nhau tương ứng. Thủ tục tố tụng hình sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hình sự. Thủ tục tố tụng dân sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, những tranh chấp kinh doanh thương mại, những tranh chấp về lao động thuột thẩm quyền giải quyết của tòa án. Thủ tục tố tụng hành chính được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hành chính. Theo trình tự thì thủ tục tố tụng phân thành các giai đoạn:

  • Đối với các vụ án hình sự có: Thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
  • Đói với các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động thì có thủ tục khởi kiện, thụ lí, lập hồ sơ, xét xử, thi hành án.

5. Quy định pháp luật về thủ tục tố tụng

Thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và đến hiện tại vẫn còn hiệu lực

Thủ tục tố tụng hình sự  được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và đến hiện tại vẫn còn hiệu lực

Tố tụng hình sựTố tụng dân sự
Chủ thể tiến hành tố tụng

Gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại Chương III

Bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại Chương IV
Các thủ tụcKhởi tố, Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sựkhởi kiện, thụ lí, lập hồ sơ, xét xử, thi hành án dân sự
Chức năngXác định người phạm tội, tội danh, hình phạt, sự thật của vụ ánGiải quyết các tranh chấp trong hợp đồng, thương mại, đất đai, bồi thường thiệt hại...

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp cho bạn đọc các quy định liên quan tố tụng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Khi nhắc đến những quy định về quá trình giải quyết một vụ việc, tranh chấp trong bất kỳ lĩnh vực nào thì không thể không nhắc đến thuật ngữ tố tụng. Tuy nhiên, hiểu khái niệm tố tụng là gì thì không phải ai cũng đã có thể hiểu và nắm rõ được những quy định của pháp luật liên quan đến khái niệm này. Trong bài viết này, Công ty luật ACC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về tố tụng và những vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến hoạt động này từ những văn bản pháp luật mới nhất hiện nay.

Tố tụng là gì

Khái niệm về tố tụng là gì tuy chưa được đề cập đến ở bất kỳ một văn bản pháp luật nào nhưng đối chiếu với những quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành thì có thể hiểu như sau:

– Tố tụng là một chế định pháp luật được tạo thành từ những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực: dân sự, hành chính, hình sự.  Các quan hệ xã hội đó bao gồm các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng: giữa cơ quan nhà nước và đương sự, giữa các đương sự với nhau.

– Hai trong số những quan hệ tố tụng có vai trò quan trọng nhất và diễn ra thường xuyên trong đời sống của chúng ta đó chính là tố tụng hình sự và tố tụng dân sự. Trong đó:

+ Tố tụng hình sự là trình tự tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án), người tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán, hội thẩm nhân dân và Thư ký phiên tòa), người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa…), của cá nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án.

+ Tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án dân sự tại Tòa án; trình tự, thủ tục thi hành án dân sự.

Các nguyên tắc của hoạt động tố tụng là gì là kim chỉ nam để hoạt động này được diễn ra một cách hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ Chương II, Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về các nguyên tắc cơ bản bao gồm:

– Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự

– Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

– Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật

– Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể

– Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân

– Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

– Suy đoán vô tội

– Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm

– Xác định sự thật của vụ án

– Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

– Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự

Căn cứ Chương II, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng là gì dân sự bao gồm:

– Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

– Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

– Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

– Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 

– Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

– Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Trên đây là những nội dung về tố tụng là gì mà Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những kiến thức này đã giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về tố tụng trong các lĩnh vực khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến tố tụng nói riêng và các vấn đề pháp lý khác nói chung. 

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Luật tố tụng là lĩnh vực của luật pháp điều chỉnh quy trình tiến hành vụ việc pháp lý.[1][2] Nó bao gồm các quy trình như ai có thể có quyền đệ đơn tới tòa, đệ đơn ra tòa như thế nào, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh tụng.[3] Luật tố tụng thường được coi như là luật "bổ trợ" do nó là các bộ luật liên quan đến việc các bộ luật khác được áp dụng như thế nào. Thông thường, nó bao gồm các quy định tố tụng dân sự và hình sự, nhưng nó có thể bao gồm cả luật điều chỉnh bằng cứ, trong đó xác định cách thức như thế nào được phép sử dụng để xác nhận chứng cứ, cũng như luật liên quan đến các phương thức khắc phục hậu quả.

  1. ^ “Pháp luật tố tụng là gì?”. Thư ký luật. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ “Pháp luật tố tụng là gì?”. Thư viên pháp luật. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ “Bộ luật tố tụng dân sự 2015”. Thư viên pháp luật. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2020.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Luật_tố_tụng&oldid=68751345”

Video liên quan

Chủ đề