Tổ chức Cảnh sát biển Việt Nam gồm máy cấp

Cho tôi hỏi cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm những ai? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam được quy định ra sao? Cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ gì? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Minh Anh đến từ Đồng Tháp.

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định như sau:

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.

Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.

Cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam được quy định ra sao?

Theo Điều 4 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam cụ thể như sau:

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Tổ chức tập trung, thống nhất theo phân cấp từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đến đơn vị cấp cơ sở.
4. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
5. Kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển với phát triển kinh tế biển.
6. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

Như vậy, tổ chức và hoạt động của cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Tổ chức tập trung, thống nhất theo phân cấp từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đến đơn vị cấp cơ sở.

- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

- Kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển với phát triển kinh tế biển.

- Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

Cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ gì theo quy định pháp luật hiện hành?

Theo Điều 8 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
2. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
3. Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.
4. Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.
5. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo đó, cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện như trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát biển

Cảnh sát biển
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảnh sát biển có thể đặt câu hỏi tại đây.

19/03/2021 09:40:00 AM

(Canhsatbien.vn) - 

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam gồm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, các cơ quan đầu mối và cấp cơ sở trực thuộc các đơn vị Cảnh sát biển.

Theo Nghị định 61/2019/NĐ-CP ngày 10/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam, cấp cao nhất trong hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.

Cụ thể, hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam gồm:

1. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam:

a) Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4;

b) Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 1; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 2; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 3; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 4;

c) Đoàn Trinh sát số 1; Đoàn Trinh sát số 2;

d) Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.

3. Các cơ quan, đơn vị đầu mối và cấp cơ sở trực thuộc các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này.

Trong đó, Cơ quan Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam gồm: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các cơ quan trực thuộc Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

Cùng với hệ thống tổ chức, Nghị định 61/2019/NĐ-CP cũng quy định hệ thống chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam, gồm: Cảnh sát viên, Trinh sát viên và Cán bộ điều tra.

Theo đó, Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển chia thành các cấp gồm:

- Cảnh sát viên, Trinh sát viên sơ cấp;

- Cảnh sát viên, Trinh sát viên trung cấp;

- Cảnh sát viên, Trinh sát viên cao cấp.

Về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và Mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên; cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.

Cảnh sát viên, Trinh sát viên và Cán bộ điều tra Cảnh sát biển có nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Cán bộ điều tra khi được phân công điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng đã ra quyết định phân công về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình./.

Trung Kiên

Thứ 3, ngày 8 tháng 11 năm 2022

Video liên quan

Chủ đề