Tỉnh Lào Cai có bao nhiêu thôn bản?

UBND tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định đổi tên 27 thôn thành 27 tổ dân phố thuộc huyện Mường Khương và Bát Xát.

Tỉnh Lào Cai có bao nhiêu thôn bản?
Thị trấn Mường Khương.

Theo đó, thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương) có 19 thôn được đổi tên thành tổ dân phố, gồm: Xóm Mới 1, Xóm Mới 2, Xóm Mới 3, Xóm Chợ 1, Xóm Chợ 2,  Na Bủ, Phố Cũ 1, Phố Cũ 2, Sảng Chải, Mã Tuyển 1, Mã Tuyển 2, Mã Tuyển 3, Na Khui, Na Pên, Tùng Lâu 1, Tùng Lâu 2, Hàm Rồng, Na Đẩy và Na Ản.

Thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) có 8 thôn được đổi tên thành tổ dân phố, gồm: thôn Ná Luộc - tổ 1, thôn Đông Thái - tổ 2, thôn Bản Lợi 1- tổ 6, thôn Bản Lợi 2 - tổ 7, thôn Đồi Bông - tổ 8, thôn Đông Phón - tổ 9, thôn Lá Cuông - tổ 10 và thôn Châu Giàng - tổ 11.

Đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 2.205 thôn, tổ dân phố. Trong đó, có 488 tổ dân phố, 1.717 thôn.

Thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, Lào Cai) là điểm du lịch văn hóa cộng đồng điểm ở Bắc Hà. Thôn chỉ nằm cách đường quốc lộ 3 km, nơi đây có không khí trong lành, cảnh sắc thơ mộng, cuộc sống rất đỗi yên bình. Tuy nhiên, về đời sống vật chất, tinh thần của bà con còn nhiều khó khăn. Trong đó nhu cầu hưởng thụ văn hóa đọc của bà con nơi đây còn rất thấp, mặc dù đây là đối tượng hưởng thụ chính của chương trình 2472. Một ngày của bà con thôn Trung Đô là sáng dậy từ 5 giờ, tranh thủ nước đổ về mương từ đập thủy điện để giặt quần áo; 7 - 8 giờ tất bật đi làm đồng. Trưa nghỉ rồi dậy đi làm tiếp đến 6 giờ tối mới về đến nhà, nấu cơm, ăn tối. Ăn tối xong, nhà nào có ti-vi thì xem, còn lại lên giường đi ngủ lúc 8 - 9 giờ tối, rất hiếm hoi có tờ báo hay quyển sách để đọc khi rảnh rỗi. 

Hỏi về chuyện đọc báo 2472 của bà con, ông Lục Văn Tỉnh - Trưởng thôn Trung Đô nói với chúng tôi rằng: “Thưa nhà báo, đến cả trưởng thôn còn không có báo đọc, huống hồ bà con”. Theo lời ông Tỉnh, chỉ khi nào lên xã, thấy báo thừa, ông Tỉnh xin về thì ông và bà con mới có báo đọc nhưng rất hiếm khi xin được.

Vì ít có báo để đọc, nên khi chúng tôi trao tặng tờ Chuyên đề Dân tộc Thiểu số & Miền núi - Báo Công Thương, ông trưởng thôn Trung Đô rất háo hức và phấn khởi. Ông nâng niu, lật giở từng trang báo. Sau khi xem qua, ông cẩn thận xếp lại mấy tờ báo và bảo rằng: “Phải để dành đọc dần dần!”.

Cần phản ánh nguyện vọng của bà con

Giải thích lý do báo chí 2472 ít về với thôn, bản và chưa hiệu quả, ông Lý Văn Hải cho hay, do nhiều bất cập, khó khăn. Trước hết,  bà con dân tộc ít có thói quen đọc báo, do một bộ phận không biết chữ và một số thôn, bản chưa có nhà văn hóa. Thứ đến, báo chí đến tay bà con kịp thời là rất hạn chế. Hiện cán bộ bưu điện, bưu tá là người có trách nhiệm chuyển chính đến đối tượng hưởng thụ, nhưng hầu như chuyển rất chậm, do đường xá đi lại khó khăn, trong khi các bưu tá chỉ làm hợp đồng 200 - 300.000 đồng/tháng để mang báo đến xã. Đặc biệt, khi báo về đến xã nếu xã ít việc thì đưa về cho trưởng thôn. “Nhưng có xã phải đợi có mặt của trưởng thôn ở các cuộc họp rồi mới cấp báo. Với yêu cầu này, nếu xã nào  2 tháng mới họp một lần và trưởng thôn không đi họp nữa thì báo đã quá cũ, hoặc thất lạc rồi” - ông Hải nói.

Vì vậy, để báo 2472 đến được với bà con dân tộc ở vùng sâu, vùng xa và nội dung đáp ứng được yêu cầu của Đảng và Nhà nước, theo ông Hải, báo chí cần phải có cách làm  hiệu quả hơn nữa. Đó là hình thức phải đẹp, tăng hình ảnh nhiều lên, chữ phải to. Phóng viên nên đi sâu sát, phản ánh sinh động về cuộc sống của  bà con. Cần đưa nhiều bài báo về gương sáng, điển hình của bà con lên mặt báo để tạo sự phấn khởi cho họ. Vì theo tâm lý bà con khi được chụp ảnh, nêu mô hình nuôi trồng, kinh nghiệm, kiến nghị của mình là điều họ thích nhất, tin nhất. Ngoài ra, cần phải đăng tải nhiều thông tin chính sách dành cho đồng bào dân tộc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ để bà con biết. “Đặc biệt, báo chí cần phản ánh được nguyện vọng của bà con để cho Đảng, Nhà nước biết được thôn bản nào đang thiếu nước, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật canh tác…” - ông Hải nhấn mạnh.

Ông Hải cũng đề nghị, ngành bưu điện phải có cách nào đó bảo đảm khâu vận chuyển các đầu báo 2472 từ Trung ương xuống cơ sở, nhất là từ xã về thôn, bản, để các đối tượng ở đây nhận được báo sớm nhất. Tránh tình trạng trên cứ sản xuất, ở dưới không biết nhận được hay không. Đồng thời, hàng năm Ủy ban Dân tộc cũng cần thông báo cho các Ban Dân tộc địa phương biết số lượng các báo cấp về cho tỉnh. Mặt khác, cũng có cơ chế, kinh phí quản lý, chỉ đạo cho cơ quan Ban Dân tộc tỉnh, phòng dân tộc huyện trong vấn đề cấp nhận báo 2472.

Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.364,25km­2, vị trí địa lý nằm ở các điểm:

- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Điểm cực Bắc 22051’ vĩ độ Bắc thuộc xã Pha Long, huyện Mường Khương;

- Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Điểm cực Nam 21051’ vĩ độ Bắc thuộc xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn;

- Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang. Điểm cực Đông 104038’ kinh độ Đông thuộc xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên;

- Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Điểm cực Tây 103031’ kinh độ Đông thuộc xã Y Tý, huyện Bát Xát.

Độ cao trung bình ở các huyện, thị xã, thành phố:

- Thành phố Lào Cai: 100 m

- Thị xã Sa Pa: 1.600 m

- Huyện Bát Xát: 100 m

- Huyện Mường Khương: 1.000 m

- Huyện Si Ma Cai: 1.200 m

- Huyện Bắc Hà: 1.200 m

- Huyện Bảo Thắng: 100 m

- Huyện Bảo Yên: 100 m

- Huyện Văn Bàn: 200 m

Một số đỉnh núi cao:

- Phan Xi Phăng: 3.143 m

- Lang Lung: 2.913 m

- Tả Giàng Phình: 2.850 m

Một số sông ngòi chính:

- Sông Hồng: Chiều dài chảy trong tỉnh 120 km;

- Sông Chảy: Chiều dài chảy trong tỉnh 124 km;

- Ngòi Nhù: Chiều dài chảy trong tỉnh 68 km.

Các loại khoáng sản:

- Quặng sắt ở thành phố Lào Cai, huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên;

- Cao lanh, Fenspat, Graphit, Apatit ở thành phố Lào Cai;

- Quặng Đồng ở huyện Bát Xát;

- Molipden ở huyện Sa Pa.

Đặc điểm địa hình và khí hậu (có thể

- Vùng cao là vùng có độ cao trên 700 m trở lên, vùng này được hình thành do 2 dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi. Độ dốc địa hình khá lớn, chủ yếu từ 150 đến 200 m. Lào Cai có 7 kiểu và 12 loại sinh khí hậu, phân thành 10 kiểu sinh khí hậu và 43 khoanh vi khí hậu. Có 3 vành đai sinh khí hậu cơ bản và 2 mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, còn mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình từ 150C đến 200C, lượng mưa trung bình từ 1.800mm đến 2.000 mm.