Tính điểm trung bình tích lũy dh năm 2024

Hiện nay, cách tính điểm học phần được quy định thế nào? Và việc xếp loại học lực đại học ra sao? – Thanh Diệp (TP. HCM)

Tính điểm trung bình tích lũy dh năm 2024

Quy định về tính điểm học phần và xếp loại học lực đại học (Hình từ Internet)

1. Cách tính điểm, xếp loại điểm học phần

Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về cách tính điểm, xếp loại điểm học phần như sau:

1.1 Các điểm thành phần trong điểm học phần

- Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10.

- Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

- Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.

- Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

1.2 Cách tính điểm, xếp loại điểm học phần

Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân.

Điểm học phần được xếp loại điểm chữ như sau, trừ các trường hợp tại (4):

(1) Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

- A: từ 8,5 đến 10,0;

- B: từ 7,0 đến 8,4;

- C: từ 5,5 đến 6,9;

- D: từ 4,0 đến 5,4.

(2) Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:

P: từ 5,0 trở lên.

(3) Loại không đạt:

F: dưới 4,0.

(4) Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

- I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

- X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

- R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

2. Cách xếp loại học lực đại học

2.1 Tính điểm trung bình các học phần đã học

Theo điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì:

- Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ (điểm trung bình học kỳ), trong một năm học (điểm trung bình năm học) hoặc tính từ đầu khóa học (điểm trung bình tích lũy), tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.

- Để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây, trừ trường hợp cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10:

+ A quy đổi thành 4;

+ B quy đổi thành 3;

+ C quy đổi thành 2;

+ D quy đổi thành 1;

+ F quy đổi thành 0.

Điểm chữ nhiều mức hơn do cơ sở đào tạo quy định (nếu có) cũng được quy đổi sang điểm số tương ứng theo thang từ 0 tới 4.

* Lưu ý:

- Những điểm chữ không được quy định quy đổi như trên không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy.

- Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

(Khoản 3 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT)

2.2 Cách xếp loại học lực đại học

Căn cứ khoản 5 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy, cụ thể như sau:

Ở đại học, sinh viên sẽ học theo hình thức tín chỉ, sẽ có những môn học 2 tín chỉ, nhưng cũng có những môn 3-4 tín chỉ. Số lượng tín chỉ càng nhiều, thì môn học đó sẽ càng chiếm trọng số cao khi tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học. Có thể đa số sinh viên đều đã nắm rõ cách tính điểm trung bình tích luỹ ngay từ năm nhất, vì đây là yếu tố quyết định đến xếp loại tốt nghiệp của các em. Còn nếu chưa rõ lắm, thì các em có thể tham khảo cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ trong bài viết này nhé!

\>> Làm thế nào để sinh viên có kết quả học tập tốt?

1. Tính điểm trung bình từng môn học

Trước khi đi vào cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ, thì các em cần phải nắm được cách tính điểm trung bình từng môn học. Thông thường, điểm thành phần của các môn học ở đại học sẽ bao gồm điểm quá trình và điểm thi cuối kỳ. Điểm quá trình thường chiếm từ 30% tới 50%, điểm thi cuối kỳ thường chiếm từ 50% tới 70% trong điểm trung bình môn học. Điểm thi cuối kỳ tất nhiên chính là điểm bài thi cuối kỳ của sinh viên. Còn điểm quá trình thì sẽ đa dạng hơn, nó có thể bao gồm điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm bài tiểu luận nhóm, thuyết trình nhóm, điểm chuyên cần,…

Cách tính điểm trung bình môn học rất dễ, chẳng hạn như giữa kỳ 7 điểm, cuối kỳ 9 điểm, và môn học này chia điểm theo tỷ lệ 30% giữa kỳ, 70% cuối kỳ, thì sẽ tính như sau: 7*30% + 9*70% = 8.4 – Vậy thì 8.4 chính là điểm trung bình môn học đó. Còn nếu tỷ lệ 50% giữa kỳ, 50% cuối kỳ, thì sẽ là: 7*50% + 9*50% = 8.0 – Vậy thì 8.0 chính là điểm trung bình môn học.

2. Xác định số lượng tín chỉ từng môn học

Đa số trường đại học hiện nay giảng dạy theo hình thức tín chỉ, mỗi môn học sẽ được gán cho từ 2-4 tín chỉ, tuỳ theo thời lượng học của từng môn, riêng khoá luận tốt nghiệp có thể lên tới 10 tín chỉ. Đây được xem như trọng số để đánh giá mức độ quan trọng của môn học và mức độ ảnh hưởng tới điểm trung bình tích luỹ của từng môn học. Những môn nào có nhiều tín chỉ hơn, thì sẽ ảnh hưởng tới điểm trung bình tích luỹ nhiều hơn. Chính vì thế, để có thể tự tính chính xác điểm trung bình tích luỹ, thì sinh viên cần phải xác định rõ số lượng tín chỉ từng môn học.

\>> Sinh viên được học lại tối đa bao nhiêu tín chỉ?

3. Cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ

Thật ra cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ rất dễ. Sau khi đã có được điểm trung bình và số tín chỉ của từng môn học, thì các em chỉ cần nhân nó với nhau, rồi cộng tổng lại, sau đó chia cho tổng số tín chỉ là được. Chẳng hạn như ví dụ sau:

  • Môn A: 3.5 – 2 tín chỉ
  • Môn B: 3.0 – 2 tín chỉ
  • Môn C: 2.5 – 3 tín chỉ
  • Môn D: 3.0 – 3 tín chỉ

Thì cách tính điểm trung bình tích luỹ sẽ là: (3.5*2 + 3.0*2 +2.5*3 + 3.0*3)/(2+2+3+3) = 2.95 – Vậy 2.95 là điểm trung bình tích luỹ cho 4 môn học này. Nếu số lượng môn học nhiều hơn thì cũng sẽ vẫn tính theo cách này như bình thường. Thông thường, nhà trường sẽ có bảng điểm online, tự động tính ra chính xác điểm trung bình tích luỹ cho sinh viên. Tuy nhiên, các em vẫn nên nắm được cách tính để có thể tự ước lượng điểm số, tự đưa ra mục tiêu điểm số để gia tăng cơ hội đạt xếp loại tốt nghiệp như mong muốn.

4. Trường hợp học lại, học cải thiện, học vượt

Trong trường hợp sinh viên học lại, học cải thiện, thì điểm trung bình tích luỹ sẽ được tính lại theo điểm trung bình mới của môn mà các em học lại, học cải thiện. Tức là mình chỉ thay đổi điểm trung bình của môn học đó, rồi tính lại điểm trung bình tích luỹ theo cách tính thông thường. Còn trường hợp sinh viên học vượt thì cũng chẳng sao, khi có điểm trung bình của môn học mà mình học vượt, thì các em cũng đưa nó vào công thức để tính điểm trung bình tích luỹ như bình thường.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp sinh viên nắm được cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ, để có thể chủ động làm chủ kết quả học tập của mình. Chúc các em học tốt!

\>> Gian lận điểm số ở đại học và cái kết không vui

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.

— ?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời. ? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…

Tính điểm trung bình tích lũy dh năm 2024
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Tính điểm trung bình tích lũy dh năm 2024
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Tính điểm trung bình tích lũy dh năm 2024
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích ? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Post Views: 106,945

Hoàng Khôi Phạm

- Thủ khoa đầu ra ngành Marketing - Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH) - Tốt nghiệp loại giỏi với điểm trung bình 8.45 - 8/8 học kỳ đều nhận được học bổng của trường - Sáng lập ra trang Tự tin vào đời, chia sẻ những kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.

Điểm trung bình tích lũy tính như thế nào?

- Công thức tính điểm trung bình tích lũy: ((Tín chỉ môn 1 * Điểm môn 1) + (Tín chỉ môn 2 * Điểm môn 2) + … + (Tín chỉ môn n * Điểm môn n)) / Tổng số tín chỉ đã tích lũy.

Điểm trung bình tích lũy tối thiểu hệ 4 để được xét tốt nghiệp là bao nhiêu?

1. Quy đổi thang điểm 4 đại học đối với điểm trung bình học kỳ, năm học.

Làm sao để tính điểm trung bình các môn?

Điểm trung bình môn là một con số thống kê được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của một học sinh hoặc một lớp học. Điểm trung bình môn được tính bằng cách cộng tổng điểm của tất cả các bài kiểm tra, bài thi, bài tập,... của một môn học và chia cho tổng số bài kiểm tra, bài thi, bài tập đó.

Điểm trung bình học kỳ đại học là gì?

Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình theo trọng số tín chỉ của các môn học mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó (bao gồm cả các môn được đánh giá loại đạt và không đạt).