Tiểu đường có an được bánh gai không

Người bệnh tiểu đường có ăn bánh bao được không ?

Bánh bao là một trong những món ăn rất phổ biến của người dân Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung. Bánh bao có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên khiến cho nhiều người bệnh cảm thấy băn khoăn lo lắng trước khi ăn trong đó có cả trường hợp đái tháo đường nữa. Vậy người bệnh tiểu đường ăn được bánh bao không ? Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ ở bài viết dưới đây nhé !

Giá trị dinh dưỡng của bánh bao
Có nguồn gốc xuất sứ từ Trung Quốc, hiện nay bánh bao đã du nhập và có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Mỗi nơi, mỗi đất nước sẽ có các loại bánh bao đặc trưng riêng. Để xem xét rằng người bệnh có nên ăn bánh bao không thì chúng ta phải đánh giá được hàm lượng dinh dưỡng có trong món ăn này. Giá trị dinh dưỡng của bánh bao sẽ phụ thuộc vào các nguyên liệu làm bánh. Ở bài viết này thì chúng ta sẽ đề cập chủ yếu đến loại bánh bao truyền thống thường bán phổ biến ở trên đường phố của Việt Nam.

Các thành phần nguyên liệu để làm bánh bao truyền thống ở nước ta bao gồm: bột mỳ, thịt lợn hoặc thịt bò xay, trứng cút hoặc trứng gà luộc bóc vỏ, mộc nhĩ, nấm hương, miến khô, hành tây, dầu ăn cùng một số loại gia vị khác. Qua những thành phần này chúng ta có thể thấy được hàm lượng dinh dưỡng trong bánh bao là tương đối cao. Bánh bao sẽ cung cấp khá đầy đủ các loại chất dinh dưỡng như: chất đường bột, chất đạm, chất béo và một ít chất xơ.

Một người bình thường thì chỉ cần ăn 2 chiếc bánh bao truyền thống này là đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên điều này chỉ mang tính tương đối vì kích thước của mỗi loại bánh bao ở mỗi nơi là không giống nhau.

Người bệnh tiểu đường ăn được bánh bao không ?
Với người bệnh tiểu đường thì do tình trạng rối loạn chuyển hóa đường ở trong cơ thể, đường huyết luôn ở mức cao thì chuyện ăn uống sẽ cần phải được quan tâm nhiều và kiểm soát một cách hợp lý. Có thể nói rằng bánh bao truyền thống với giá trị dinh dưỡng dư thừa sẽ ảnh hưởng không tốt đến người bệnh tiểu đường. Nhưng nếu ăn ít (mỗi lần 1 chiếc) và thỉnh thoảng mới ăn, không ăn nhiều thì bánh bao sẽ không tác động xấu được đến sức khỏe.

Nếu ăn bánh bao quá nhiều và thường xuyên sẽ dễ khiến cho người bệnh tiểu đường gặp phải nhiều mối nguy hại từ việc khó kiểm soát được nồng độ đường glucose trong máu đến nguy cơ cao xảy ra các biến chứng, đặc biệt là biến chứng tim mạch.


Người bệnh tiểu đường nếu chọn các loại bánh bao ít giá trị dinh dưỡng như bánh bao chay, bánh bao nhân rau, bánh bao nhân củ quả… thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với bánh bao truyền thống. Đó là những điểm cần chú ý mà người bệnh tiểu đường cần phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng bánh bao. Còn có rất nhiều điểm quan trọng trong chế độ ăn uống với tình trạng đái tháo đường nữa:

Người bệnh tiểu đường nên nhớ kỹ những nguyên tắc ăn uống sau đây
Thực đơn ăn uống cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, đủ năng lượng cho các hoạt động hằng ngày. Không nên quá kiêng khem đặc biệt là không được nhịn ăn mà gây suy giảm sức khỏe, thiếu năng lượng.

Không nên ăn quá nhiều, quá no một lúc mà dẫn tới đường huyết tăng cao sau bữa ăn. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa kiểm soát tốt đường huyết.

Tăng cường rau xanh trong các bữa ăn vì chất xơ nhiều giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu rất tốt cho người bị đái tháo đường. Hơn nữa rau xanh rất giàu vitamin và khoáng chất vô cùng cần thiết để kiểm soát đường huyết cũng như phòng ngừa biến chứng.

Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường. Ăn các thức ăn chứa tinh bột một cách có kiểm soát.

Ăn đủ các chất đạm, protein, hạn chế các chất béo xấu, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, tăng nhạy cảm của insulin với tế bào điều hòa đường huyết tốt hơn.

Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn Tết sao cho vui mà vẫn khỏe thực sự không dễ dàng, vì nhiều món ăn truyền thống không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Nhiều người băn khoăn, liệu có ăn được bánh chưng khi đang có bệnh đái tháo đường? Nếu ăn thì nên ăn thế nào để duy trì đường huyết ổn định?

1. Thành phần dinh dưỡng của bánh chưng

Thông thường 1 chiếc bánh chưng được làm từ 1,5 - 2 bát gạo nếp, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh. Mà gạo nếp là loại gạo có chỉ số đường huyết của thực phẩm nằm trong nhóm cao nhất (GI=85). Trong 100g gạo nếp chứa đến 74,9g bột đường. Một miếng bánh chưng cỡ vừa có trọng lượng khoảng 114g. Vì vậy, bánh chưng khiến nhiều người ăn có cảm giác no lâu.

Trong 100g bánh chưng sẽ cung cấp:

  • Năng lượng 181kcal
  • 4,3g chất đạm
  • 4,2g chất béo
  • 31,6g chất bột đường
  • 0,6g chất xơ; 26g canxi
  • 0,94g sắt
  • 1,4g kẽm.

2. Bánh chưng không tốt với người bệnh đái tháo đường

Với thành phần chính là gạo nếp, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, bánh chưng chứa rất nhiều tinh bột ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của người bệnh.

Bánh chưng được luộc trong thời gian rất lâu để bánh được rền, dẻo ngon. Nhưng chính cách chế biến này khiến cho tinh bột càng được nấu chín khi luộc thì khả năng hấp thu đường càng nhanh.

Nhân bánh chưng có đậu xanh và thịt, phải là miếng thịt ba chỉ có lẫn mỡ và nạc, mới làm ra sản phẩm bánh chưng ngon. Nhưng với người bệnh đái tháo đường, những món ăn có nhiều dầu mỡ lại cần phải hạn chế.

Vì thế, trong dịp Tết, người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn bánh chưng, nếu ăn thì chỉ nên ăn một chút, cân đối tinh bột và các chất dinh dưỡng khác.

Những người đái tháo đường bị béo phì, có biến chứng thận, hoặc đái tháo đường kèm tăng huyết áp và biến chứng tim mạch thì càng phải hạn chế ăn bánh chưng, nên ăn càng ít càng tốt.

3. Cách ăn bánh chưng để đường huyết không tăng cao

Tết đến, nhiều người nghĩ đến bánh chưng và nghĩ rằng phải tuyệt đối kiêng kỵ. Nhiều người lại ăn không kiểm soát, thậm chí thích ăn bánh chưng rán vì mùi vị thơm ngon hơn trong khi các món rán, nướng càng làm tốc độ tăng đường máu sau ăn tăng lên. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là người bệnh đái tháo đường cần loại bỏ hoàn toàn bánh chưng ra khỏi thực đơn Tết của mình.

Để ăn bánh chưng mà không làm đường huyết tăng cao sau ăn nên ăn bánh chưng gói ít thịt mỡ. Mỗi lần chỉ nên ăn một miếng nhỏ (1/8 cái) khoảng 150g và ăn cách nhau ít nhất 8 giờ.

Trước khi ăn bánh chưng, nên ăn salat rau, canh rau, măng, dưa hành… để tăng cường chất xơ, giảm khả năng hấp thu đường từ ruột. Nếu đã ăn bánh chưng trong bữa ăn thì cần bỏ bớt các món có chứa tinh bột như xôi, cơm, miến, hoa quả và các loại thức ăn chứa bột đường khác.

Nên đo đường huyết trước và sau khi ăn bánh chưng để điều chỉnh phần bánh cho lần ăn tiếp theo.

Bác sĩ Quý Nhân

Với người bệnh đái tháo đường, việc “ăn Tết” sao cho vui mà vẫn khỏe thật không dễ khi đa phần các món ăn truyền thống đều “gây khó” trong việc đảm bảo đường huyết ổn định.

//suckhoedoisong.vn/thuc-don-ng...

4. Để người bệnh đái tháo đường ăn Tết vui khỏe

4.1 Lập kế hoạch trước

Mặc dù những ngày nghỉ là thời gian ít kiểm soát được những thức ăn được bày ra trước mặt, nhưng vẫn có thể kiểm soát được những gì tốt cho sức khỏe. Không nên để những bữa tiệc ngày lễ nhiều chất béo và đường cao làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, đối với những món ăn này nên hạn chế, chỉ ăn một phần nhỏ dù nó rất ngon và hấp dẫn.

4.2 Bổ sung nhiều rau xanh

Tìm kiếm những cách chọn lọc để cắt giảm carbs, natri và chất béo bão hòa và bổ sung nhiều rau hơn. Nên chọn các món ăn có rau không chứa tinh bột (măng tây, cải Brussels, bắp cải, đậu cà rốt, dưa chuột, ớt, rau xanh). Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ADA), những người đái tháo đường type 2 có thể ăn nhiều loại rau không chứa tinh bột vì những loại rau này chứa ít calo và carbohydrate.

4.3 Lựa chọn protein nguồn cũng rất quan trọng

Thực phẩm protein như cá, gà không da và gà tây, trứng, đậu và đậu lăng, cũng như đậu nành (như tempeh và đậu phụ) thường ít chất béo bão hòa. Theo AHA, giảm thiểu chất béo bão hòa là điều kiện cần thiết để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

4.4 Quản lý lượng đường trong máu

Những ngày lễ nghỉ kéo dài người bệnh đái tháo đường càng có thể theo dõi được lượng đường trong máu. Đặc biệt, không nên bỏ bữa mà phải chia đều lượng carbohydrate trong ngày và tránh ăn quá nhiều carb trong một bữa ăn. Để quản lý lượng đường trong máu, lượng carbs lý tưởng là 30 - 60g mỗi bữa ăn chính và 15 -30g mỗi bữa phụ.

Những ngày tết, việc đi lại, hoạt động nhiều hơn bình thường hoặc ăn các loại thực phẩm khác nhau không đúng thực đơn, người bệnh đái tháo đường phải kiểm tra lượng đường trong máu thêm một vài lần chỉ để ở mức an toàn. Phải nghỉ 3 giờ trước khi ăn hoặc trước và sau khi tập thể dục.

Nếu đã uống một vài ly rượu thì nên nên kiểm tra lượng máu vào ban đêm, vì đó là lúc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết).

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng.


Video liên quan

Chủ đề