Tieng viet la gi

Nên viết thế·nào cho đúng: “tiếng Việt” hoặc “Tiếng Việt”, “ngôn ngữ tiếng Việt” hoặc “ngôn ngữ Việt”?

Trong câu·văn “ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”, từ “tiếng Việt” ở đây được hiểu (hoặc phải hiểu) là nó bao·gồm cả “tiếng·nói Việt” và “chữ·viết Việt”. Thế·nhưng, từ “tiếng” thường khiến người·ta chỉ liên·tưởng đến hoặc chỉ nghĩ đến “tiếng·nói” mà·thôi, vậy chúng·ta phải làm gì và viết như thế·nào để nó bao·gồm luôn cả phần chữ·viết?

Hiện·tại, chúng·ta có hai cách giải·quyết. Cách thứ nhất là áp·đặt ý·nghĩa của nó như cách chúng·ta đã và đang làm, nghĩa là khi thấy “tiếng” và “Việt” đi liền nhau thành “tiếng Việt” thì bắt·buộc phải hiểu hoặc ngầm·hiểu là nó bao·hàm “tiếng·nói (voice) và chữ·viết (script)”, nếu theo sau từ “tiếng” không phải từ “Việt”, chẳng·hạn như “cười”, “khóc”, “gió rít”, “răng·rắc”, “lắp·ba·lắp·bắp”, vv. (etc.), thì phải hiểu là “âm”, “âm·thanh” (sound) và không được phép hiểu là “tiếng·nói” hay “lời·nói” hoặc “chữ·viết”. Cách thứ hai là viết khác đi một tí thành “Tiếng Việt”.
Cách thứ hai viết khác đi một tí là thế·nào? Từ “tiếng Việt” đã trở nên quá phổ·biến và được nhiều Người Việt Nam ngầm·hiểu là nó bao·gồm cả “‘tiếng·nói Việt’ và ‘chữ·viết Việt’”. Trong văn nói hoặc văn·bản thông·thường, ta có·thể châm·chế, thế·nhưng trong văn·kiện pháp·lý, ý·nghĩa của từng chữ, từng câu phải được hiểu rõ·ràng, chính·xác. Việc áp·đặt ý·nghĩa như thế có nên xem·xét lại chăng vì đây là văn·kiện pháp-định, có liên·quan đến vấn·đề chấp·hành hoặc vi·phạm? Liệu chúng·ta đặt một từ hoàn·toàn mới để bao·gồm cả “tiếng·nói” và “chữ·viết” có được xã·hôi chấp·nhận không? Tôi nghĩ đây là việc khó khả·thi và khó được thừa·nhận vì nhiều người đã quen dùng, quen nghĩ như vậy!
Tôi nghĩ có một giải·pháp dung·hoà và khả·thi. Đó là viết·hoa chữ·cái ‘T’ của từ “tiếng” trong từ “tiếng Việt”, như·vậy câu·văn nói trên sẽ được viết là “ngôn ngữ quốc gia là Tiếng Việt” để bao·gồm cả phần “chữ·viết” và phần “phát·âm” hay “tiếng” của quốc-ngữ, và viết với chữ·cái ‘t’ thường để chỉ phần “tiếng·nói” mà thôi; như·vậy, khi viết “tiếng Việt”, nó chỉ có nghĩa là “tiếng·nói Việt” (voice), “cách phát·âm theo Người·việt” (pronunciation)… Hơn·nữa, viết·hoa chữ·cái ‘T’ trong từ “Tiếng Việt” cũng là điều hợp·lý vì trong các ngôn·ngữ thuộc·về hệ·thống chữ·biểu·âm—Tiếng Việt cũng thuộc hệ·thống chữ·biểu·âm vì dùng chữ·cái La·tinh để ghi tiếng·nói (voice) Việt, tiếng (sound) Việt, âm Việt—như Tiếng Anh, Tiếng Pháp, vv., Người Anh, Người Pháp, vv., cũng viết·hoa (capitalize) chữ·cái đầu·tiên ‘V’ của từ “Vietnamese”, “Vietnamiene”, vv., để chỉ “Tiếng Việt”, “Người Việt”. Bạn có nghĩ rằng đây là điều hợp·lý và nên thay đổi chăng?

1. Tại·sao ghi “Tiếng Việt” trong đó từ “Tiếng” được viết với chữ cái hoa ‘T’, có thể bao·gồm cả phần “tiếng·nói hay tiếng” (ta có·thể nghe) và phần “chữ viết” (ta có·thể đọc, nhìn) của quốc-ngữ (national language) — quốc-ngữ Việt hay Quốc-ngữ (Vietnamese national language)?

Người Việt (Vietnamese) từ ngàn xưa đã có tiếng·nói riêng của mình. Tiếng Việt (Vietnamese) có từ·pháp riêng, ngữ·pháp riêng, cú·pháp riêng, văn·phạm riêng và có cả chữ·viết (script) riêng—đó là chữ “Khoa Đẩu”—trước khi bị Trung·hoa đô·hộ. Tiếng·nói (hay tiếng) của Người Việt gồm·có tiếng Kinh (Việt) và tiếng gốc Nam-Á, thường được gọi chung là tiếng thuần Việt do cùng là thứ tiếng có ngữ·pháp xuôi. Tôi gọi chung tiếng·nói bản·địa khởi·thuỷ của Người Việt, trước khi bị Trung·hoa đô·hộ, là tiếng Việt·nôm hay tiếng Nôm và dùng từ Tiếng Việt·nôm hay từ Tiếng Nôm để bao·gồm cả tiếng·nói Việt lẫn cả chữ·viết Việt (chữ “Khoa Đẩu” và Nôm-tự).

Sau hơn ngàn năm dưới ách đô·hộ, thống·trị của Trung·hoa, Người Việt phải học Hán-tự, nhưng thay vì đọc Hán-tự theo âm Trung·hoa, Người Việt lại đọc Hán-tự theo âm Việt của mình, một việc làm vô·tình hay cố·ý này đã hình·thành một ngôn·ngữ mới là Tiếng Nồm hay Tiếng Việt·nồm hay Tiếng Nho-Việt—chúng·ta thường gọi chúng là “tiếng Hán-Việt!!” hay “từ Hán-Việt!!” theo thói·quen một·cách vô·ý·thức—bổ·sung cho Tiếng Việt·nôm hay Tiếng Nôm.

Ngoài·ra, hơn ngàn năm dưới sự cai·trị của chính·quyền Trung·hoa, Người Việt không được phép học chữ “Khoa Đẩu” của mình mà phải học Hán·tự. Tuy·nhiên, với tinh·thần bất·khuất và do nhu·cầu phải ghi những tiếng và âm chỉ có trong Tiếng Việt và cũng để tránh·né bị phạt·vạ nặng vì dùng chữ “Khoa Đẩu” nên Người Việt đã dựa vào Hán-tự để tạo ra loại chữ ô vuông (script compacted into a square) mới, trông giống·hệt như Hán·tự gọi là Nôm-tự hay ký·tự Nôm (Nôm character) hay chữ Nôm (Nôm script) để ghi tiếng Việt·nôm hay tiếng Nôm.

Trước khi dùng chữ·cái La·tinh để ghi Tiếng Việt Nam (Vietnamese)—ngôn·ngữ chung cho 54 dân·tộc anh·em—chúng·ta phải sử·dụng 41.389 ký·tự (character) gồm 9.812 Hán-tự hoặc Nho-tự và 31.577 Nôm-tự (chữ Nôm tức quốc-ngữ xưa) để ghi 9.197 tiếng (voice, pronunciation) Việt gồm có 7.164 tiếng Nôm và 2.033 tiếng Nồm (tiếng Nho-Việt) mà chúng·ta thường gọi chúng là “từ Hán-Việt!!” một·cách vô·ý·thức.

Ngày·nay, ngôn·ngữ Việt (vietnamese language) được xếp vào hệ·thống chữ·biểu·âm do dùng chữ·cái La·tinh để ghi tiếng·nói (voice) Việt hay tiếng (pronunciation) Việt, theo đó mỗi tiếng·nói của ta là do một âm·tiết hay nhiều  âm·tiết kết·hợp với thanh·điệu (tone) mà tạo·thành. Do·đó, thay·vì phải dùng 41.389 ký·tự, chúng·ta chỉ cần dùng 29 ký·tự (nói chính·xác hơn là 29 chữ·cái)—nếu tính luôn F, J, W và Z đã và đang được nhiều người sử·dụng trên thực·tế, số chữ·cái của bảng·chữ·cái (alphabet) Tiếng·việt sẽ là 33 (nếu được hợp·thức·hoá trong tương·lai)—và 5 dấu thanh (accent mark), không có dấu thanh ngang cho thanh·điệu ngang  để ghi Tiếng Việt Nam (Vietnamese). Như·vậy, khi ghi tiếng Việt·nôm và tiếng Việt·nồm bằng chữ·cái La·tinh, theo thứ·tự ta được từ Việt·nôm (Việt·nôm word or Nôm word) và từ Việt·nồm (Nồm word or post-Nôm word) thay vì Nôm-tự (Nôm character) hoặc Hán-tự (Hán character). Khi chuyển·đổi từ việc dùng ký·tự Hán sang dùng chữ·cái (letter) để ghi tiếng Nho-Việt hay tiếng Nồm (tiếng Hán-Việt!!), chúng·ta chỉ còn 2.033 từ (word)—nói chính·xác hơn là từ đơn hay từ đơn·âm·tiết (monosyllable hay monosyllabic word)—thay vì 9.812 ký·tự Hán (character). Hệ·quả khi dùng chữ·cái La·tinh để ghi tiếng Nho-Việt hay tiếng Nồm là số·lượng từ·ngữ “đồng·âm và đồng·tự nhưng dị nghĩa” tăng vọt gấp bốn lần so với việc dùng ký·tự Hán để ghi tiếng Nho-Việt hay tiếng Nồm, nhưng bù lại đây chính là ưu·điểm của việc dùng chữ·cái thuộc hệ·thống La·tinh để ghi tiếng Việt, mỗi tiếng·nói (voice, pronunciation) trở·thành một từ (word), nghĩa là mỗi “từ” ta có một ‘tiếng·nói’ tương·ứng. Nói theo toán·học là ta có ‘tiếng = từ’, nói theo Tiếng Anh, ta có ‘pronunciation = word’ hay ‘voice = word’. Cái mà chúng·ta mất là số·lượng ký·tự (character) khác nhau dùng để ghi các tiếng đồng·âm nhưng có ý·nghĩa khác nhau; thế·nhưng, bù lại, cái chúng·ta được là tiếng·nói Việt và chữ·viết Việt trở·nên đồng·nhất (unique). May·mắn thay, nhờ có 7.164 tiếng Nôm—gồm·có tiếng Kinh (Việt) và tiếng gốc Nam-Á mà phần lớn là từ đa·âm·tiết, chẳng·hạn như từ “lí·la·lí·lắc”, vv., gồm·có bốn âm·tiết ‘lí’ ‘la’ ‘lí’ ‘lắc’—chúng·ta có·thể kết·hợp, theo từ·pháp ngược hoặc ngữ·pháp xuôi, những tiếng Nôm đơn với 2.033 tiếng Nồm đơn (đơn·âm·tiết) trong việc tạo thêm từ kép (từ lưỡng·âm·tiết: disyllable hay disyllabic word)) mới hoặc từ ghép mới, chẳng·hạn như “hát·xướng” là một từ kép gồm hai âm·tiết là “hát” và “xướng”; “quốc-ngữ” (national language: ngôn·ngữ quốc·gia) là một từ ghép do từ·tố “quốc” và từ·tố “ngữ” hợp·thành, vv., nên vấn·đề đồng-âm đồng-tự coi như đã giải·quyết xong về cơ·bản. Vấn·đề còn lại là phải viết và nói như thế·nào để Tiếng Việt trở·nên một ngôn·ngữ chính·xác, trong·sáng và khoa·học? Cái gốc của vấn·đề “giữ·gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” là làm cho nó trong sáng—cụ·thể nhất là làm thế·nào để xác·định giới·hạn của mỗi từ·ngữ, phân·cách mỗi từ, cụm·từ, cụm·ngữ trong một câu, nói cách khác là tách các từ đơn·âm·tiết với từ lưỡng·âm·tiết hoặc từ đa·âm·tiết trong một câu—trước khi nói đến giữ·gìn và các cách tiếp·cận khác về tính trong sáng; ví·dụ, câu·văn “Ông già đi nhiều quá”, có thể được hiểu là “ông·già đi nhiều quá!” (the old man walks too much!) hoặc “ông già·đi nhiều quá!” (you got much older!).

Tóm·lại, hệ·quả của việc dùng chữ·cái La·tinh để ghi tiếng·nói Việt hay tiếng Việt là mỗi “từ” tương·ứng với một ‘tiếng·nói’ hay viết theo công·thức toán là ‘tiếng’ = “từ”, nên khi viết “tiếng Việt” để bao·gồm cả phần “chữ·viết” và phần “phát·âm hay tiếng·nói” không có gì là sai trái cả—nếu xét theo một khía·cạnh nào·đó. Tuy·nhiên để ý·nghĩa được rõ·ràng, chính·xác, chúng·ta nên viết “Tiếng Việt” (Vietnamese) trong đó từ “Tiếng” với chữ·cái hoa “T”, để bao·gồm cả phần “chữ viết” và phần “phát·âm hay tiếng” của quốc-ngữ, và viết từ “tiếng” với chữ·cái thường “t” để chỉ “tiếng·nói” (voice) hay “cách phát·âm” (pronunciation”) hay “tiếng” (sound)… mà thôi. Đây cũng là việc làm hợp·lý vì trong các ngôn·ngữ thuộc·về hệ·thống biểu·âm khác, chẳng·hạn, trong Tiếng Anh, Tiếng Pháp, v·v., Người Anh, Người Pháp, vv., cũng viết·hoa (capitalize) chữ·cái đầu·tiên ‘V’ của từ “Vietnamese”, “Vietnamiene”, vv., để chỉ “Tiếng Việt”, “Người Việt”.

2. Dùng từ·ngữ thế·nào cho đúng: “ngôn ngữ tiếng Việt” hoặc “ngôn ngữ Việt” (vietnamese language) hay Việt-ngữ ?
Người Việt chúng·ta dùng từ “ngôn·ngữ” để dịch từ “language” của Tiếng Anh. Từ “language” có nguồn·gốc La·tinh là “lingua”, có nghĩa·là “tongue, cái lưỡi”. Từ “ngôn·ngữ” gồm hai âm·tiết Việt·nồm: âm·tiết ‘ngôn’ có·nghĩa là “lời·nói” hay “tiếng·nói” (voice) hay tiếng (pronunciation, sound), được phát·ra từ miệng, ta có·thể nghe bằng tai; âm·tiết ‘ngữ’ có·nghĩa là chữ·viết, ta có·thể nhìn, đọc bằng mắt—Khi ghép hai tiếng Nồm ‘ngôn’ và ‘ngữ’ liền nhau và ghi bằng chữ·cái La·tinh ta được một từ Việt·nồm hay từ Nồm (post-Nôm word)—Từ kép “ngôn·ngữ” được dùng để ghi khái·niệm mới, theo đó ngôn·ngữ được hiểu là phương·pháp giao·tiếp của con·người (the method of human communication), nó bao·gồm tiếng·nói (voice) hoặc chữ·viết (script) hoặc phi·ngôn-đàm hay giao·tiếp phi·ngôn (nonverbal communication). Ngôn·ngữ tự·nhiên được chia làm ba loại chính: Ngôn·ngữ nói (spoken language); ngôn·ngữ viết (written language) bao·gồm việc sử·dụng các từ·ngữ theo những quy·ước và cấu·trúc của nó; ngôn·ngữ phi·ngôn (nonverbal language) dùng những biểu·hiện trên khuôn mặt hoặc cử·chỉ, điệu·bộ (guesture) để giao·tiếp với người khác, thay vì dùng lời·nói hoặc chữ·viết. Ngoài·ra, từ ngôn·ngữ được mở·rộng thêm theo thời·gian, chẳng·hạn như ngôn·ngữ dấu·hiệu (sign language), ngôn·ngữ lập·trình (programming language)—ngôn·ngữ nhân·tạo (artificial language) được thiết·kế để giao·tiếp với máy·móc, đặc·biệt là máy điện·toán (computer).

Cụm·từ “ngôn ngữ tiếng Việt” được rất nhiều Người Việt sử·dụng. Kết·quả tìm·kiếm nguyên·cả cụm·từ này của “Google search” là 50 triệu bảy trăm ngàn. Một kết·quả mà những người yêu·mến ngôn·ngữ Việt phải lo·lắng và quan·tâm đến tính chính·xác và trong·sáng của nó! Cụm·từ “ngôn ngữ tiếng Việt” thường được dùng để dịch từ Tiếng Anh “Vietnamese language”. Hãy phân·tích và đối·chiếu cụm·từ này trong Tiếng Việt và Tiếng Anh để thấy rõ điều không·hợp·lý (irrationality) của cụm·từ “ngôn ngữ tiếng Việt”. Theo tôi, chúng·ta nên bỏ bớt từ “tiếng” trong cụm·từ nêu trên và viết thành “ngôn ngữ Việt”, bởi lẽ trong Tiếng Anh, “Vietnamese” có nghĩa là “Tiếng Việt” đã bao·gồm cả ‘tiếng·nói Việt’ và ‘chữ·viết Việt’, và Vietnamese cũng có nghĩa là Người Việt. Trong cụm từ “Vietnamese language”, từ “Vietnamese” trong trường·hợp này có nghĩa là “Người Việt”, do đó “Vietnamese language” hay “language of the Vietnamese people” là hai cách nói có cùng một ý·nghĩa. Hơn·nữa, nếu phân·tích kỹ [“ngôn·ngữ” ‘tiếng’ ‘Việt’], nó sẽ là [“tiếng·nói & chữ·viết & phi·ngôn·đàm &…” + ‘lời·nói’ + ‘Việt’], khi kết·hợp chúng lại, ý·nghĩa của nó chẳng·những không được rõ·ràng mà lại·còn dư·thừa, trong khi đó [“ngôn·ngữ” “Tiếng Việt”] nếu phân·tích ra sẽ là [“tiếng·nói & chữ·viết & phi·ngôn·đàm &…” + “tiếng·nói & chữ·viết”]; các từ “tiếng·nói & chữ·viết” bị lập lại hai lần (repetition of words) là điều cần tránh vì từ “Tiếng Việt” đã mang một phần ý·nghĩa của từ “ngôn·ngữ” rồi, nói cách khác, từ “ngôn·ngữ” đã hàm·chứa ý·nghĩa của từ “Tiếng Việt”, do·đó nếu “Vietnamese” được hiểu là “Người Việt” thì [“Vietnamese” “language”] sẽ được hiểu là [“tiếng·nói & chữ·viết & phi·ngôn·đàm &…” (của) “Người ·Việt”] hay [“ngôn·ngữ” (của) “Người Việt”] hay [Việt-ngữ] thì nghĩa của nó sẽ được hợp·lý và rõ·ràng hơn. Do vậy, khi viết “ngôn ngữ tiếng Việt” là ta đã viết dư từ “tiếng”, chỉ cần viết “ngôn ngữ Việt” (vietnamese language) là đủ vì từ “vietnamese” ở đây có nghĩa là “Người Việt”, chứ không phải là “Tiếng Việt”. Do·đó, cụm·từ “ngôn ngữ tiếng Việt” cần được viết lại cho đúng là “ngôn ngữ Việt”, nếu nói đầy·đủ sẽ là “ngôn·ngữ của Người·việt”, còn nếu nói ngắn·gọn lại, ta có thể nói là “Việt-ngữ” (vietnamese language).

Từ “Tiếng Việt” (Vietnamese) chỉ mang một ý·nghĩa hạn·hẹp là “tiếng·nói (voice) và chữ·viết (script)” trong·khi từ Việt-ngữ (vietnamese language) mang ý·nghĩa rộng lớn hơn rất nhiều, nó không chỉ bao·hàm tất·cả ý·nghĩa của từ “Tiếng Việt” mà còn bao·gồm và gắn·liền luôn cả phần nội·dung—văn·hoá, phong·tục,tập·quán, vv., của dân·tộc Việt—mà từ “Tiếng Việt” chuyển·tải. Chính vì thế, từ “Việt-ngữ” có·thể thay·thế từ “Tiếng Việt” trong nhiều trường·hợp, nhưng ngược·lại thì không. Trong một·số trường·hợp chúng ‘có·thể-thay·thế-cho·nhau’ hay ‘khả·hoán’ (interchangable), tuy·nhiên, trong nhiều trường·hợp chúng ‘không·thể-thay·thế-cho·nhau’ hay ‘không-khả·hoán’ (non-interchangable).
Ở hải·ngoại, chúng·ta thường nghe nói “Trung·tâm Việt-ngữ” với ngụ·ý (hoặc mong·ước) rằng đây không phải là nơi chỉ giảng·dạy Tiếng Việt—‘tiếng·nói Việt’ và ‘chữ·viết Việt’—mà còn là nơi phổ·biến và bảo·tồn văn·hoá, phong·tục, tập·quán, vv., của dân·tộc Việt… cho các em. Chính vì lý·lẽ này, kỳ·vọng này mà ở hải·ngoại, hầu·như không ai nói “Trung·tâm Tiếng Việt” hoặc “Trung·tâm tiếng Việt”.
“ngôn·ngữ quốc·gia của Người Việt Nam” (Vietnamese national language) thường được viết hoặc nói gọn·lại là “quốc-ngữ Việt” hay nói gọn hơn nữa là “Quốc-ngữ” bởi lẽ từ “Quốc” (với chữ·cái hoa “Q”) có nghĩa là “nước” và từ “Nước” trong trường hợp này được hiểu là “Nước Việt Nam”, chứ không phài là quốc·gia một·cách chung·chung.

Tóm·lại, “ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt” nên viết là “ngôn ngữ quốc gia là Tiếng Việt” (national language is Vietnamese) bởi·vì khi dùng chữ·cái thuộc hệ·thống La·tinh để ghi tiếng Việt hay tiếng·nói Việt, mỗi “từ” tương·ứng với một ‘tiếng’ hay viết theo công·thức toán là ‘tiếng’ = “từ” nên khi viết “tiếng Việt” để bao·gồm cả phần “chữ·viết” và phần “phát·âm hay tiếng·nói” không có gì là sai trái cả—nếu xét theo một khía·cạnh nào·đó. Tuy·nhiên để ngôn·ngữ Việt được rõ·ràng và trong sáng, chúng·ta nên ghi “Tiếng Việt” (Vietnamese) trong đó từ “Tiếng” với chữ·cái hoa “T” để bao·gồm cả phần “chữ·viết” và phần “phát·âm hay tiếng·nói” của Người Việt. Đây cũng là điều hợp·lý vì trong các ngôn·ngữ thuộc·về hệ·thống chữ·biểu·âm, chẳng·hạn, trong Tiếng Anh, Tiếng Pháp, vv., họ cũng viết·hoa (capitalize) chữ·cái đầu·tiên ‘V’ của từ “Vietnamese”, “Vietnamiene”, vv., để chỉ “Tiếng Việt”, “Người Việt”. Nhưng để phân·biệt từ “tiếng” với ý·nghĩa “tiếng·nói” mà thôi, chúng·ta viết “tiếng” với chữ·cái thường “t”, tương·ứng trong Tiếng·anh là “voice”, hay “pronunciation” hoặc “sound”, và tương ứng với từ “tiếng Việt” là “Vietnamese pronunciation” hoặc “tiếng·nói của Người Việt” là “Vietnamese’s voice: voice of the Vietnamese” trong Tiếng Anh. Mong rằng các bạn cũng thấy đây là điều hợp·lý mà thay·đổi thói·quen của mình một tí, tuy là một việc nhỏ·nhoi nhưng các bạn đã góp một phần không nhỏ trong việc giữ·gìn sự trong sáng của Tiếng Việt! Ngôn·ngữ Việt sẽ được chính·xác hơn và khoa·học hơn, xứng·đáng là Tiếng Việt Nam của Người Việt Nam—ngôn·ngữ chung chính·thức cho 54 dân·tộc anh·em—“Tiếng Việt” có được xếp vào hạng ngôn·ngữ chính·xác, khoa·học… của thế·giới, sánh vai cùng các ngôn·ngữ phát·triển khác như Tiếng Anh, Tiếng Pháp, vv., tuỳ·thuộc vào quyết·định của mỗi chúng·ta.
Ngày·nay, chúng·ta sống trong thiên·kỷ mới (new millennium), thời·đại thông·tin… mỗi ngày đều có hàng chục, hàng trăm từ·ngữ mới ra đời trong mọi lãnh·vực; cần có một cơ·chế dung·nạp các từ·ngữ mới, thuật·ngữ mới một·cách tự·động mới·mong đáp·ứng kịp với đòi·hỏi được đặt·ra mỗi ngày do sự phát·triển vượt·bực của các khoa·học thuộc mọi ngành, nghề. Chúng·ta không nên áp·đặt, hay nói cách khác là ép·buộc ý·nghĩa của từ·ngữ mà không dựa trên tính luận·lý (logicality), tính khoa·học; một từ, chữ·viết như thế này, phải hiểu như thế kia, tuỳ·theo từng trường·hợp… là điều cần cân·nhắc kỹ·lưỡng trước·khi đặt·tên cho nó, ngay trong cả trường·hợp đôi·lúc có tính·cách võ·đoán . Nói chung, áp·đặt cách gọi tên các khái·niệm mới một·cách tuỳ·tiện, không dựa trên một luận·lý (logic) hoặc nguyên·tắc khoa·học nào·cả là điều cần nên tránh.

Đặng Hải Nguyên.
Ngày 12 Tháng·ba 2013.

Tham khảo:

What is language?
Language (oxforddictionaries.com)
Ngôn ngữ
Language (thefreedictionary.com)
Hãnh-diện với Việt-ngữ ABC