Tiếng anh nước thu nhập trung bình là gì năm 2024

Bẫy thu nhập trung bình là một tình trạng trong phát triển kinh tế khi mà một quốc gia đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) và giậm chân tại mức thu nhập ấy mà không thể vượt qua ngưỡng đó để trở nên giàu có hơn.

Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Khi mức lương của người lao động ở các nước đang phát triển tăng lên, các nhà sản xuất thường cho rằng họ không thể cạnh tranh với những nhà sản xuất có giá thành sản phẩm thấp hơn trong thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, họ cũng nhận thấy rằng bản thân mình không có công nghệ tốt nhất như ở các nước đã phát triển. Đó chính là bẫy thu nhập trung bình. Một ví dụ là hai nước Nam Phi và Brasil đã phát triển ở tốc độ thấp trong vài thập kỉ khi mà thu nhập bình quân đầu người của họ rơi vào khoảng "thu nhập trung bình" như cách gọi của Ngân hàng Thế giới (khoảng 1.000 USD đến 12.000 USD tính theo giá trị năm 2010).

Tiêu biểu, các nước bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình có:

  • Tỉ lệ đầu tư thấp
  • Ngành chế tạo phát triển chậm
  • Các ngành công nghiệp ít đa dạng
  • Thị trường lao động kém sôi động.

Thực trạng trên thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Một biểu đồ kèm báo cáo về Trung Quốc năm 2030 của Ngân hàng Thế giới cho thấy, đa số các quốc gia đạt mức thu nhập trung bình vào năm 1960 vẫn chỉ có thu nhập trung bình vào năm 2008, và chỉ có 13 quốc gia trong thống kê là thoát được bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia có thu nhập cao. Tại châu Á, chỉ có bốn nước và vùng lãnh thổ có dân số trên 5 triệu người thoát được bẫy, đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Nhiều nước Mỹ Latinh cũng mắc bẫy thu nhập trung bình.

Tránh bẫy thu nhập trung bình[sửa | sửa mã nguồn]

Bẫy thu nhập trung bình xảy đến khi một quốc gia phát triển chững lại hay thậm chí là trì trệ sau khi đạt được một mức thu nhập trung bình. Vấn đề này thường nảy sinh với các nền kinh tế đang phát triển khi mức lương tăng lên trong khi tính cạnh tranh về giá cả hàng hóa giảm xuống, khó có thể cạnh tranh với các nền kinh tế đã phát triển về công nghệ tối tân, hay với các nền kinh tế có mức lương thấp hơn trong việc sản xuất hàng hóa giá rẻ.

Để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình đòi hỏi phải có những chiến lược để đưa vào những phương thức sản xuất mới và tìm kiếm các thị trường mới để duy trì xuất khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó việc khuyến khích tiêu dùng trong nước cũng rất quan trọng. Tầng lớp trung lưu đang mở rộng có thể dùng sức mua của mình để mua sản phẩm chất lượng cao và giúp thúc đẩy tăng trưởng.

Khó khăn lớn nhất là việc chuyển từ tăng trưởng dựa trên tài nguyên (phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ và vốn tư bản) sang sự tăng trưởng dựa vào sự đổi mới kỹ thuật sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất và tạo ra sản phẩm mới mang tính cạnh tranh. Để làm điều này cần phải đầu tư vào nền giáo dục và phát triển khoa học công nghệ đồng thời khuyến khích việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nền kinh tế. Hàn Quốc là một minh chứng. Quốc gia này đã phát triển một hệ thống giáo dục chất lượng cao đồng thời nhà nước khuyến khích sự sáng tạo và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển trong khoa học và kỹ thuật.

Theo Ngân hàng Thế giới, các quốc gia có thu nhập trung bình (tiếng Anh: Middle-Income Countries - MICs) được định nghĩa là các đất nước có tổng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người nằm trong khoảng 1.026$ đến 12.475$.

Tiếng anh nước thu nhập trung bình là gì năm 2024

Hình minh hoạ (Nguồn: oecd)

Quốc gia có thu nhập trung bình

Khái niệm

Quốc gia có thu nhập trung bình trong tiếng Anh được gọi là Middle-Income Countries - MICs.

Theo Ngân hàng Thế giới (World bank), các quốc gia có thu nhập trung bình (MICs) được định nghĩa là các đất nước có tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income – GNI) bình quân trên đầu người trong khoảng từ 1.026$ đến 12.475$.

Việc xếp hạng các quốc gia có thu nhập trung bình MICs này để phục vụ cho mục đích hoạt động và phân tích nền kinh tế của Ngân hàng Thế giới.

Các quốc gia có thu nhập trung bình chiếm tỉ trọng lớn về dân số và trong hoạt động kinh tế của thế giới, vì vậy họ chính là chìa khoá cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Đặc điểm

Các quốc gia có thu nhập trung bình được chia thành các quốc gia có thu nhập trung bình thấp (Lower-middle income countries – LMICs) và quốc gia có thu nhập trung bình cao (Upper-middle income countries – UMICs).

Các đất nước LMICs có tổng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người ở khoảng 1.026$ đến 3.955$, đối với các nước UMICs là từ 3.956$ đến 12.475$.

Các đất nước MICs rất đa dạng từ khía cạnh khu vực, qui mô, dân số và mức thu nhập, từ các quốc gia nhỏ bé với dân số thấp như Belize và Quần đảo Marshall cho tới những gã khổng lồ thuộc nhóm BRIC là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm gần 1/3 dân số thế giới và là những người chơi ngày càng có ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.

Có 53 đất nước LMICs và 56 đất nước UMICs. Sự đa dạng của 109 nước MIC này đồng nghĩa với những thách thức mà những đất nước này đối mặt là khác nhau.

Đối với các quốc gia LMICs, vấn đề lớn nhất của họ có thể là cung cấp các dịch vụ thiết yếu như điện, nước cho người dân. Đối với các quốc gia UMICs, thách thức lớn nhất của họ có thể là các vấn đề tham nhũng và quản trị.

Ý nghĩa

Các quốc gia MICs đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới, sự phát triển và tăng trưởng bền vững trong các nước MICs đem lại sự lan toả tích cực cho thế giới.

Ví dụ như các vấn đề giảm nghèo, ổn định tài chính quốc tế và các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu (Climate change), phát triển năng lượng bền vững, an ninh lương thực và nước và thương mại quốc tế.

Các quốc gia MICs có dân số 5 tỉ người, tức chiếm hơn 70% dân số thế giới và chiếm 73% dân số có khó khăn về kinh tế trên thế giới. Chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu, các nước MICs là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.