Tiếng Anh có bản dành cho học sinh Tiểu học

Luyện viết tiếng Anh cho học sinh tiểu học theo chủ đề giúp trẻ phát triển và rèn luyện khả năng vận dụng từ vựng, ngữ pháp một cách hệ thống, bài bản. Vì vậy, việc lựa chọn chủ đề viết có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới sự tiến bộ của trẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý những chủ đề thông dụng giúp trẻ viết tốt hơn.

1. Lý do nên cho học sinh tiểu học luyện viết tiếng Anh theo chủ đề?

Việc luyện viết tiếng Anh theo chủ đề đem lại nhiều lợi ích đối với trẻ trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết. Không chỉ vậy mà còn tác động nhiều tới khả năng nói, thuyết trình và ghi nhớ thông tin. Luyện viết theo chủ đề là cách tốt nhất để hệ thống lại từ vựng, cụm từ liên quan. Từ đó, khả năng ghi nhớ được nâng cao và đạt hiệu quả tốt hơn trong giao tiếp. Quá trình hình dung ra nghĩa của từ sẽ nhanh hơn do tính chất gợi nhớ, có sự liên kết giữa các từ/cụm từ có trong cùng một chủ đề. 

Khả năng tư duy ngôn ngữ được hình thành và phát triển mạnh mẽ khi cho trẻ luyện viết theo chủ đề

Luyện viết theo chủ đề cũng giúp trẻ không bị hoang mang khi cùng một lúc phải tiếp cận với nhiều nội dung khác nhau. Đồng thời, giúp trẻ hình thành khả năng tư duy ngôn ngữ mạch lạc và logic hơn. 

2. 10 chủ đề luyện viết tiếng Anh cho học sinh tiểu học

Những chủ đề luyện viết tiếng Anh cho học sinh tiểu học dưới đây sẽ là gợi ý lý tưởng dành cho các bậc cha mẹ đang băn khoăn trong việc chọn lựa chủ đề tập viết cho trẻ.

2.1. Sở thích của em

Cha mẹ có thể dựa theo sở thích của bé và gợi ý những ý tưởng như: viết về trò chơi yêu thích, cuốn sách mà con đang quan tâm, môn thể thao ưa thích,…

Gợi ý một số từ/cụm từ tiếng Anh:

Watching television /’wɒt∫iŋ ˈtel.ɪ.vɪʒ.ən/: xem ti-vi.

Listening to music: /’lisniɳ tu ‘mju:zik/: nghe nhạc.

Go swimming /gəʊ ˈswɪmɪŋ/: đi bơi.

To the cinema /gəʊ tuː ðə ˈsɪnəmə/: đi xem phim.

Go camping /gəʊ ˈkæmpɪŋ)/: đi cắm trại.

Fly kites /flaɪ kaɪts/: thả diều.

Mountaineering /maʊn.tənˈɪr.ɪŋ)/: đi leo núi.

Build things /bɪld θɪŋz)/: chơi xếp hình.

2.2. Môn học yêu thích

Môn học yêu thích cũng là một trong những chủ đề luyện viết tiếng Anh cho học sinh tiểu học mà trẻ dễ khai thác. Trong nội dung có thể đề cập tới tên môn học, lý do yêu thích hoặc lợi ích môn học đem lại,…

Gợi ý một số từ/cụm từ tiếng Anh:

maths /mæθs/: môn toán.

music /ˈmjuːzɪk/: âm nhạc.

art /ɑːrt/: môn mỹ thuật.

English /’iɳgliʃ/: môn tiếng Anh.

Spanish /’spæniʃ/: tiếng Tây Ban Nha.

geography /dʒiˈɒɡrəfi/: địa lý.

history /ˈhɪstəri/: môn lịch sử.

science./saɪəns/: môn khoa học.

2.3. Ngôi trường thân thương

Ở chủ đề này, bố mẹ hãy đưa ra gợi ý về việc đề cập tới tên trường, những hoạt động con ưa thích tại trường, hoặc cơ sở vật chất trong trường. 

Sẽ có rất nhiều ý tưởng viết trong chủ đề trường học

Gợi ý một số từ/cụm từ tiếng Anh:

classroom /’klæsrʊm/: lớp học.

Traditional room /trə’di∫ənl rʊm/: phòng truyền thống.

schoolyard /ˈskuːlˌjɑɚd/: sân trường.

Primary school /ˈpraɪ.mə.ri ˌskuːl/: tiểu học.

Canteen /kænˈtiːn/: khu nhà ăn, căng-tin.

Computer room /kəmˈpjuː.tər ruːm /: phòng máy tính.

Gymnasium /dʒɪmˈneɪ.zi.əm/: phòng thể chất.

Headteacher /hedˈtiː.tʃər/: giáo viên chủ nhiệm.

2.4. Người bạn thân nhất của em

Là một chủ đề luyện viết tiếng Anh cho học sinh tiểu học ý nghĩa. Để triển khai nội dung, các bé hãy giới thiệu tên, tuổi, mô tả tính cách, ngoại hình và lý do thân với người bạn đó. 

Gợi ý một số từ/cụm từ tiếng Anh:

best friend /best frend/: bạn thân.

Trust /trʌst/: tin cậy.

Funny /’fʌni/: hài hước.

Considerate /kən’sidərət/: chu đáo.

Likeable /’laikəbl/: dễ thương.

Pleasant /’pleznt/: dễ chịu.

Confide/kən’faid/: tâm sự.

Helpful /’helfl/: giúp đỡ.

2.5. Viết về cuốn truyện em yêu thích

Cha mẹ hãy đặt ra những câu hỏi về cuốn truyện như: cuốn truyện con yêu thích là gì?, thuộc thể loại nào?, vì sao con thích? con thích nhân vật nào nhất?,… thông qua việc trả lời câu hỏi, trẻ có thêm gợi ý về mặt nội dung.

Gợi ý một số từ/cụm từ tiếng Anh:

Book /bʊk/: Sách

Fairy tale /ˈfeəri teɪl/: Truyện cổ tích.

Myth /mɪθ/: Truyện truyền thuyết.

Author /ˈɔθər/: Tác giả.

Fable /ˈfeɪbl/: Truyện ngụ ngôn.

Detective story /dɪˈtɛktɪv ˈstɔːri/: Truyện trinh thám.

Funny story /ˈfʌni ˈstɔːri/: Truyện cười.

Inspiration /,inspə’rei∫n/: Truyền cảm hứng.

2.6. Ngày cuối tuần của em

Ngày cuối tuần được nghỉ ngơi, thư giãn,… bé được tham gia những hoạt động mà mình ưa thích. Do vậy, đây là một trong chủ đề luyện viết tiếng Anh cho học sinh tiểu học hay mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Trẻ luôn ấn tượng với những trải nghiệm mới lạ ngày cuối tuần, và cảm thấy hào hứng khi viết về chúng

Gợi ý một số từ/cụm từ tiếng Anh:

Weekend /wi:k’end/: cuối tuần.

Have a rest /həv ə rest/: nghỉ ngơi.

Extra activity /extra activity: hoạt động ngoại khóa.

Go on a picnic /gəʊ ɒn ə ˈpɪknɪk/: dã ngoại.

Go shopping  /ɡoʊ ˈʃɒp.ɪŋ/: đi mua sắm.

Go out /gəʊ aʊt/: ra ngoài.

Sleep in /sli:p in/: ngủ nướng.

Go to church /gəʊ tu ‘t∫ɜ:t∫/: đi nhà thờ. 

2.7. Món ăn em yêu thích

Món ăn em yêu thích là một trong chủ đề luyện viết tiếng Anh cho học sinh tiểu học gần gũi với bé. Trong bài viết có thể gợi ý trẻ kể tên và mô tả về món ngon mà bé thích nhất.

Gợi ý một số từ/cụm từ tiếng Anh:

Sweet /swiːt/: ngọt.

Delicious /dɪˈlɪʃəs/: ngon.

Fresh /frɛʃ/: tươi.

Healthy /ˈhɛlθi/: tốt sức khỏe.

Bitter /ˈbɪtə/: đắng.

Salty /ˈsɔːlti/: mặn.

Soft /sɒft/: mềm.

Tough /tʌf/: dai.

2.8. Gia đình thân yêu

Viết về gia đình chính là cơ hội để bé có thể chia sẻ, thể hiện tình yêu thương và sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Hãy tham khảo một số từ, cụm từ liên quan sau.

Gợi ý một số từ/cụm từ tiếng Anh :

Mother /ˈmʌð.ər/: mẹ.

Father /ˈfɑː.ðər/: bố.

Sister /’sistə[r]/: chị/em gái.

Brother /’brʌðə[r]/: anh/em trai.

Grandmother /ˈɡræn.mʌð.ər/: bà.

Grandfather /ˈɡræn.fɑː.ðər/: ông.

Look after /lʊk ‘ɑ:ftə[r/: chăm sóc.

Close to /kləʊs tu/: thân thiết.

2.9. Chủ đề ước mơ

Bố mẹ đừng quên hỏi về ước mơ của con là gì? Vì sao con lại muốn vậy? Chủ đề ước mơ sẽ giúp trẻ có thêm hào hứng trong việc luyện viết tiếng Anh.

Gợi ý một số từ/cụm từ tiếng Anh :

Teacher /ˈtiː.tʃər/: giáo viên.

Tailor /ˈteɪ.lər/: thợ may.

Artist /ˈɑː.tɪst/: nghệ sĩ.

Dancer//ˈdɑːn.sər/: vũ công.

Writer /ˈraɪ.tər/: nhà văn.

Pilot /ˈpaɪ.lət/: phi công.

Chef /ʃef/: đầu bếp.

Doctor /ˈdɒk.tər/: bác sĩ.

2.10. Giới thiệu thú cưng

Cuối cùng, chủ đề luyện viết tiếng Anh cho học sinh tiểu học mà trẻ quan tâm chính là giới thiệu về thú cưng của mình. Chắc chắn đây sẽ là một trong những nội dung thú vị với trẻ.

Gợi ý một số từ/cụm từ tiếng Anh:

Pet /pet/: thú cưng.

Dog /dɒg/: chó.

Breed /bri:d/: giống.

Loyal /’lɔiəl/: trung thành.

Hamster /’hæmstə[r]/: chuột cảnh.

Bird /bɜ:d/: chim.

Collar /’kɒlə[r]/: vòng đeo cổ.

Litter tray /’litə trei/: khay đựng cát vệ sinh.

Trên đây là top 10 chủ đề luyện viết tiếng Anh cho học sinh tiểu học hay nhất. Với những gợi ý của chúng tôi, mong rằng quý phụ huynh có thể dễ dàng chọn lựa đề tài phù hợp với khả năng và sở thích của bé, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng viết đạt hiệu quả.

Ngay vừa vào chương trình giáo dục của nhà nước, các bé đã được tiếp cận với tiếng Anh để làm quen và thực hành giao tiếp với những câu đơn giản. Để học tốt, bạn cần có kế hoạch học tập giúp bé tập trung phát triển ngoại ngữ tối đa. Dưới đây là các phương pháp học Anh văn giao tiếp mà ELSA Speak gợi ý giúp quý bậc phụ huynh tìm hiểu và có thể áp dụng giúp các bé học hiệu quả hơn.

Những điều mà phụ huynh cần biết về tiếng Anh tiểu học

Đặc điểm của chương trình tiếng Anh tiểu học

Mầm non của nhà bạn đang ở giai đoạn hình thành và phát triển tư duy học hỏi các kiến thức mới. Do đó, thiết kế chương trình học Anh văn giao tiếp ở cấp bậc tiểu học đều mang tính cho các bé làm quen một ngôn ngữ mới sau tiếng mẹ đẻ. Thay vì bé phải học các từ vựng và ngữ pháp khô khan khiến bé bị tâm lý sợ hãi mất dần cảm hứng học thì các chương trình này chủ yếu mang tính giao tiếp ở những câu rất đơn giản.

Các chủ đề học Anh văn giao tiếp từ lớp 1 đến lớp 5 tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào những sự kiện, sự việc gần gũi trong cuộc sống. Điển hình: trường học, gia đình, con vật… giúp các em có niềm hứng thú với học tiếng Anh hơn.

Về mặt ngữ pháp, chương trình cấp tiểu học không quá tải mà chỉ tập trung vào một số ngữ pháp trọng điểm giúp các bé hiểu rõ cấu trúc câu. Trong khi đó, 2 kỹ năng nghe và nói được đầu tư hơn giúp các bé vừa chơi vừa học mà vẫn giỏi tiếng Anh.

Những điều cần lưu ý khi cho bé học Anh văn giao tiếp tại nhà

Học bất kỳ một ngôn ngữ nào đều cần có thời gian làm quen và áp dụng phương pháp học phù hợp. Đối với lứa tuổi tiểu học, quý bậc phụ huynh cần thận trọng trong quá trình giáo dục các bé vì đây là giai đoạn vừa học vừa khám phá. Vì vậy, bạn nên chú ý một số điều sau để các bé học hiệu quả nhất.

– Để bé vừa chơi vừa học nhưng vẫn thể hiện được sự nghiêm túc và có hiệu quả sau mỗi lần học.

– Không nên đặt nặng vấn đề điểm số và so sánh điểm của bé với bạn bè cùng trang lứa. Hành động đặt nặng và so sánh khiến các bé rơi vào trạng thái hoảng sợ và buồn bực.

– Khuyến khích tạo môi trường học được tiếp cận với người bản xứ. Hoặc nếu không, bạn có thể cho bé học trên app có giọng người bản xứ đồng hành trong quá trình học tập.

– Phát triển cả kỹ năng tiếng Anh đồng thời cùng kỹ năng sống giúp bé xóa bỏ rào cản e ngại, rụt rè khi nói tiếng Anh.

Các phương pháp dạy tiếng Anh cấp 1 cho bé

1. Cùng con học Anh văn giao tiếp

Vì đây là lứa tuổi ham chơi cần có sự theo sát của các bậc làm cha mẹ nên trong quá trình học Anh văn giao tiếp, bạn nên luôn đồng hành cùng con để luyện tập tiếng Anh bằng cách:

– Giúp con giải đáp các vấn đề xung quanh bài học và giải quyết cùng con ở một số bài tập khó.

– Thường xuyên nói chuyện bằng tiếng Anh ở những câu giao tiếp đơn giản trong cuộc sống giúp bé hình thành phản xạ giao tiếp.

– Theo dõi khả năng phát âm tiếng Anh của con trẻ để kịp thời chỉnh sửa, uốn nắn kỹ năng nói về sau sao cho chuẩn nhất.

2. Chơi trò chơi bằng tiếng Anh giúp học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả

Để trong quá trình học tiếng Anh không bị nhàm chán và có hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số trò chơi bằng tiếng Anh thú vị. Áp dụng cách này không những giúp bé hứng thú trong việc học mà còn tăng khả năng xử lý tình huống và phản xạ.

Một số trò chơi điển hình có thể kể đến như: Simon says, đoán tên đồ vật, đố vui.

3. Đọc truyện bằng tiếng Anh

Gần như bé nào cũng rất thích được đọc truyện và được nghe kể chuyện. Thay vì bạn cho bé đọc truyện bằng tiếng Việt thì nên lồng ghép một số truyện bằng tiếng Anh để bé tăng vốn từ vựng và các mẫu câu giao tiếp sinh động.

Một số cuốn truyện nổi tiếng bằng tiếng Anh mà bậc phụ huynh có thể tham khảo như: Diary of a Wimpy Kid, A Balloon on the Tall, Who’s Broken a Window?, A Nice Young Man…

4. Phát triển đồng thời kỹ năng tiếng Anh và kỹ năng sống

Xu hướng kết hợp và phát triển đồng thời kỹ năng tiếng Anh và kỹ năng sống được áp dụng nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xu hướng này, một mặt, các bé được trau dồi khả năng nghe – nói tiếng Anh tốt, mặt khác, bé sẽ được phát triển tư duy phản biện, sáng tạo, kỹ năng giao tiếp. Đây là một trong những kỹ năng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của bé sau này. Do đó, các bậc phụ huynh cân nhắc áp dụng các hình thức học tiếng Anh phù hợp và tiên tiến để giúp bé phát triển đồng thời 2 kỹ năng trên.

Ngoài ra, bạn có thể tải ELSA Speak để bé có thể rèn luyện tiếng Anh giao tiếp với hơn 50 chủ đề quen thuộc trong đời sống. Chỉ với 10 phút mỗi ngày học tiếng Anh ELSA, bé chắc chắn cải thiện được phát âm tiếng Anh và trau dồi thêm nhiều kiến thức bổ ích qua các bài học có sẵn trên app. Học Anh văn giao tiếp không khó đối với trẻ em tiểu học.

Tuy nhiên, để học hiệu quả, các bậc làm cha mẹ cần hiểu các chương trình giảng dạy tiếng Anh trên nhà trường cũng như áp dụng các phương pháp học phù hợp giúp con trẻ học tập hiệu quả. Ngoài các phương pháp dạy trên, bạn còn có phương pháp nào mới mẻ nữa? Hãy chia sẻ ngay ở dưới phần bình luận nhé!

Video liên quan

Chủ đề