Tiêm vacxin covid có được uống thuốc hạ sốt không

Một trong những phản ứng phụ thường gặp nhất sau khi tiêm vaccine là sốt, đặc biệt là các loại vaccine phòng Covid-19. Vậy thuốc hạ sốt có ảnh hưởng gì tới hiệu quả của vaccine hay không và sau tiêm sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

1. Vaccine ngừa Covid-19 là gì?

Vaccine phòng Covid-19 có tác dụng giúp cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 - tác nhân gây nên bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người. Mặc dù hiện nay không có vaccine nào có thể giúp chúng ta miễn nhiễm 100% với mầm bệnh nhưng nếu được tiêm đủ liều vaccine thì khả năng biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong do Covid-19 sẽ giảm đi đáng kể. Chính vì thế, mỗi người cần tham gia chương trình tiêm chủng để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Tương tự như phần lớn các loại thuốc đều chứa các tác dụng phụ nhất định, vaccine cũng có thể gây nên những phản ứng phụ với các mức độ khác nhau. Khác ở chỗ là các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine chỉ mang tính chất tạm thời và thường gặp nhất là các biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, sưng, đau, tấy đỏ vị trí tiêm và sốt. Tuy nhiên CDC đã khẳng định rằng những phản ứng phụ và rủi ro khi tiêm vaccine là thấp hơn rất nhiều so với lợi ích mà vaccine đem lại.

Vaccine là chìa khóa giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19

Thông thường sau 2 - 3 ngày là các phản ứng phụ sẽ tự biến mất. Ngoài ra cũng có trường hợp gặp phản vệ sau tiêm nhưng tác dụng này rất hiếm gặp. Đây là lý do sau tiêm bất kỳ vaccine nào người đi tiêm chủng cũng cần phải ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút để nhân viên y tế kịp thời xử lý nếu xảy ra các phản ứng nghiêm trọng.

2. Vậy sau tiêm sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

Theo như khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trước khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 không nên sử dụng thuốc hạ sốt để phòng tránh các phản ứng phụ do vaccine vì điều này có khả năng làm ảnh hưởng tới hiệu quả của vaccine.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng chỉ ra những loại thuốc phù hợp có thể dùng để hạ sốt và giảm đau sau tiêm vaccine Covid-19. Trong trường hợp người được tiêm chủng xuất hiện triệu chứng sốt từ 38,5 độ C trở lên thì nên dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên cần phải tuân thủ theo liều lượng, không uống quá liều hoặc sau khi uống chưa thấy tác dụng hạ sốt ngay cũng không được uống vượt quá thời gian tối thiểu của lần uống tiếp theo. Bởi vì điều này có thể làm hại gan, dẫn tới suy gan cấp vô cùng nguy hiểm.

Sau tiêm sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt là mối quan tâm của rất nhiều người

Nếu bị sốt cao liên tục trên 39 độ C không thuyên giảm sau khi đã uống thuốc hạ sốt, người được tiêm chủng cần đi đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Có nhiều người thắc mắc liệu sử dụng thuốc hạ sốt sau tiêm có làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể? Hiện nay chưa có bằng chứng chứng minh việc dùng những loại thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol trong việc kiểm soát các phản ứng phụ sau tiêm vaccine gây ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch.

3. Các lưu ý cần thiết sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19

Tại điểm tiêm chủng cần đọc kỹ và tuân theo những hướng dẫn sau tiêm do cán bộ y cán bộ y tế cung cấp. Bao gồm các phản ứng phụ với từng mức độ có thể gặp và khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu gặp tình trạng sốt sau tiêm.

Sau tiêm bị sốt nên làm gì?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt, nếu người đi tiêm về mới chỉ sốt dưới 38 độ C thì chưa cần uống thuốc vội, thay vào đó có thể áp dụng các kỹ thuật tự chăm sóc để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu này do tác dụng phụ của vaccine như:

  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây và điện giải, oresol để tránh mất nước;

  • Mặc quần áo mỏng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi;

  • Nằm trong phòng thoáng khí nhưng không nên để gió lạnh thốc vào người;

  • Chườm trán, hố nách 2 bên và lau người bằng khăn ấm;

  • Tầm 30 phút lại đo nhiệt độ 1 lần để theo dõi xem cơ thể đã hạ sốt chưa. Nếu nhiệt độ có dấu hiệu tiếp tục gia tăng trên 38,5 độ C thì cần sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn. Sau khi uống khoảng 2 tiếng, không thấy cải thiện nên liên hệ với bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời;

  • Nếu gặp hiện tượng cứng hoặc đau nhức cánh tay, có thể vận động nhẹ nhàng để tránh tình trạng các cơ căng cứng quá mức;

  • Luôn có người bên cạnh để hỗ trợ 24/24 ít nhất trong vòng 3 ngày đầu sau khi đi tiêm về;

  • Trong khoảng thời gian 3 ngày đầu không được sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn vì những tác dụng do các chất này gây ra có thể gây nhầm lẫn với phản ứng sau tiêm.

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tránh bị kiệt sức do sốt sau tiêm.

Cần lưu ý uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng theo chỉ dẫn

Nếu gặp những triệu chứng nghiêm trọng sau đây, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn xử lý trực tuyến hoặc đưa người được tiêm chủng tới cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất:

  • Xuất hiện dấu hiệu tê cứng ở lưỡi hoặc quanh môi;

  • Khó thở, thở khò khè, thở rít, rím tái;

  • Nghẹn họng, căng cứng, ngứa họng, nói khó;

  • Hồi hộp, tức ngực, đánh trống ngực hoặc ngất xỉu;

  • Phát ban, ngứa, nổi mẩn đỏ, đỏ hoặc tím da, xuất huyết dưới da;

  • Ngủ li bì, ngủ gà, cảm giác lú lẫn, co giật, hôn mê;

  • Đau đầu dữ dội hoặc kéo dài;

  • Đau bụng, tiêu chảy;

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;

  • Triệu chứng toàn thân: choáng váng, xây xẩm, mệt bất thường, có cảm giác muốn ngã; Sốt cao trên 39 độ C liên tục và không đáp ứng thuốc hạ sốt; bị đau bất thường dữ dội tại một hoặc nhiều vị trí mà không do va chạm hay sang chấn.

Sau khi tiêm vaccine Covid-19, cơ thể sẽ phải mất tới vài tuần để có đủ kháng thể chống lại virus. Do đó ngay sau khi tiêm chúng ta chưa được bảo vệ ngay mà vẫn có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác. Vì vậy mỗi người cần nghiêm túc thực hiện các quy định phòng chống dịch của Chính phủ kể cả trước và sau khi đã tiêm phòng Covid-19 nhằm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.

Trong trường hợp nếu bạn muốn xét nghiệm kháng thể sau khi tiêm, tốt nhất nên tiến hành vào mốc 28 ngày sau khi tiêm mũi 1, đối với mũi 2 là sau 14 - 28 ngày.

Như vậy bài viết trên đây đã giải thích cho các băn khoăn trước khi thực hiện tiêm vaccine Covid-19 đó là: sau tiêm sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt? Sau tiêm vacxin covid có được uống thuốc hạ sốt hay không và sau tiêm bị sốt nên làm gì? Dựa trên các khuyến cáo và hướng dẫn y tế, mỗi người nên tuân thủ chặt chẽ và nắm được các thông tin tiêm chủng cơ bản để xử lý những phản ứng sau tiêm một cách khoa học và kịp thời.

Nhằm giúp quý khách hàng an tâm và đảm bảo sức khỏe sau tiêm phòng Covid-19, BVĐK MEDLATEC hiện đang cung cấp dịch vụ thăm khám sau tiêm được tham vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và vô cùng tiện lợi. Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC!

Sau tiêm vaccine phòng COVID-19, một số trẻ có thể có biểu hiện đau tại chỗ tiêm và sốt. Đây là phản ứng bình thường chứng tỏ đáp ứng miễn dịch của trẻ với vaccine. Phụ huynh không nên quá lo lắng. Phần lớn các triệu chứng này sẽ giảm và tự khỏi sau một thời gian theo dõi.

Đối với trường hợp trẻ sốt nhẹ, theo dõi nhiệt độ của trẻ và dùng biện pháp hạ nhiệt không cần thuốc. Chỉ dùng thuốc paracetamol khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C với liều 10-15 mg/kg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ.

Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước điện giải oresol pha theo thể tích quy định. Có thể dùng thêm các vitamin 3B, C, kẽm… dạng bào chế thích hợp với trẻ tùy độ tuổi.

Đặc biệt, cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều bữa, ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Vệ sinh thân thể, răng, miệng, mũi họng cho trẻ sạch sẽ. Cần cho trẻ mặc đồ thoáng mát, ở phòng thoáng khí. Hướng dẫn trẻ nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu, đều. Không nên bắt trẻ đeo khẩu trang liên tục ngay cả trong nhà để tránh nguy cơ khó thở.

Không dùng thuốc hạ sốt của người lớn cho trẻ nhỏ.

Có khá nhiều dạng bào chế chứa paracetamol để chọn lựa phù hợp với trẻ em như sau:

- Thuốc dùng đường uống: Đối với trẻ lớn có thể dùng dạng viên uống. Nhưng đối với trẻ nhỏ hơn (khó nuốt) có thể chọn dùng dạng thuốc bột hoặc cốm pha dung dịch, hỗn dịch. Dùng muỗng, thìa (dụng cụ đong) đi kèm sản phẩm để đong thuốc để đảm bảo dùng đúng liều khuyến cáo.

- Thuốc đặt hậu môn: Đối với những trẻ không uống được hoặc uống vao bị nôn có thể dùng dạng viên đặt hậu môn. Phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc cho trẻ. Nên cho trẻ đi vệ sinh trước khi đặt thuốc.

Đặt trẻ nằm nghiêng một bên gập gối vào bụng, nhẹ nhàng đưa viên thuốc vào hậu môn trẻ, lưu ý đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào trước. Sau đó khép và giữ 2 nếp mông trẻ trong khoảng 2-3 phút, giữ trẻ nằm yên trong vòng 10 phút để tránh viên thuốc không rơi ra ngoài.

Nếu viên thuốc bị mềm, có thể để viên thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại, dễ đút vào hậu môn của bé hơn.

Chườm ấm giúp trẻ hạ sốt.

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc

- Phụ huynh tuyệt đối không được dùng các loại thuốc khác như kháng sinh, kháng viêm… cho trẻ.

- Đối với thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol hiện có nhiều dạng bào chế, cần lựa chọn dạng thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không dùng quá liều chỉ định và tuyệt đối không dùng đồng thời paracetamol với các loại thuốc hạ sốt khác như ibuprofen, aspirin...

- Riêng acetaminophen là một tên khác của paracetamol nên chú ý chỉ dùng một trong hai loại và xem kỹ về liều lượng phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không được dùng thuốc người lớn pha cho trẻ uống.

- Để phát hiện sớm, xử trí đúng phản vệ sau tiêm ngừa, đặc biệt ở trẻ có cơ địa dị ứng, cần phải ở lại điểm tiêm chủng đến mức lâu nhất có thể. Trong 72 giờ sau tiêm ngừa, lúc nào cũng phải có ít nhất một người thân ở bên cạnh để theo dõi giám sát.

- Sau khi tiêm chủng, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2. Vì vậy, trẻ vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng. Điều này là do vaccine vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ. Cần thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế nguy cơ này.

ThS.DS. Lê Quốc Thịnh Trưởng khoa Dược, Bệnh viện 71 Trung ương

Video liên quan

Chủ đề