Thuốc triglyceride là gì

Khi chỉ số triglyceride tăng cao, bệnh nhân thường được bác sỹ khuyến cáo nên duy trì chế độ ăn uống, tập thể dục và giảm cân đúng cách. Tuy nhiên, nếu triglyceride của bạn tăng quá cao thì việc dùng thuốc hỗ trợ là thực sự cần thiết. Vậy triglyceride tăng cao uống thuốc gì hiệu quả? Các loại thuốc này có những ưu nhược điểm gì? Hãy cùng Fremo tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Triglyceride là gì?

Triglyceride là một trong những dạng chất béo mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Triglyceride là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, dầu thực vật. Ngoài ra, chúng có thể được tổng hợp trực tiếp ở gan.

Sau bữa ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa tất cả lượng calo chưa được sử dụng thành triglyceride và lưu trữ chúng trong các tế bào mỡ và tế bào gan. Sau đó, triglyceride sẽ được phân tách và kết hợp với cholesterol để tạo ra năng lượng khi cơ thể cần.

Nếu bạn thường xuyên nạp nhiều năng lượng hơn mức cần thiết, đặc biệt là thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo thì có khả năng bạn sẽ bị tăng triglyceride máu. Triglyceride máu cao có thể gây ra tình trạng xơ cứng động mạch – làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, viêm tụy cấp tính…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triglyceride là gì?

2. Triglyceride máu cao có nguy hiểm không?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ số triglyceride trong máu dưới 150 mg/dL được đánh giá là bình thường. Các chỉ số triglyceride lớn hơn mức này thì được coi là triglyceride máu cao. Đặc biệt, khi chỉ số triglyceride máu vượt quá 500 mg/dL thì có thể dẫn đến nguy cơ mắc phải một số biến chứng nguy hiểm dưới đây:

Bệnh tim, đột quỵ: triglyceride máu cao sẽ giải phóng nhiều acid béo tự do, chúng tích tụ bên trong mạch máu làm dày thành mạch dẫn đến giảm lưu lượng máu và lượng oxy đến cơ tim, não. Đây là lý do khiến bạn dễ mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ…Nếu bạn có chỉ số triglyceride máu cao kết hợp với hội chứng chuyển hóa thì nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên gấp 2 lần so với bình thường.

Viêm tụy: triglyceride máu tăng quá cao, thường trên 1000 mg/dL, có thể gây ra viêm tụy cấp. Khi đó, triglyceride sẽ tiếp xúc với men lipase của tụy tạo thành một lượng lớn acid béo tự do làm tổn thương các tế bào tuyến tụy gây ra viêm tụy cấp.Tình trạng viêm tuyến tụy này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, đau dạ dày và cuối cùng gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ảnh hưởng gan: triglyceride máu cao sẽ góp phần làm tăng nồng độ acid béo được dự trữ ở gan. Khi lượng acid béo chiếm quá 10% trọng lượng của gan sẽ gây ra một số bệnh lý: gan nhiễm mỡ, sẹo gan…

Đái tháo đường tuýp 2: tăng triglyceride máu là yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Đồng thời triglyceride máu cao cũng là một trong những yếu tố của hội chứng chuyển hóa nói trên. Nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 sẽ tăng lên 5 lần nếu bạn có 3 yếu tố bất kỳ của hội chứng chuyển hóa.

Triglyceride máu cao gây biến chứng tim mạch

3. Chỉ số Triglyceride bao nhiêu cần uống thuốc?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số triglyceride trong máu được đánh giá như sau:

  • Chỉ số triglyceride bình thường: dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L).
  • Chỉ số triglyceride ở mức ranh giới cao: 150 – 199 mg/dL (1.7 – 2 mmol/L).
  • Chỉ số triglyceride cao: 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L).
  • Chỉ số triglyceride rất cao: trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/L).

Thông thường, khi chỉ số triglyceride cao thì bạn có thể không cần sử dụng thuốc ngay mà chỉ cần áp dụng các biện pháp thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện lành mạnh. Tuy nhiên, khi chỉ số triglyceride tăng quá cao thì việc dùng thuốc sẽ giúp kiểm soát nhanh chóng mức độ triglyceride trong máu, tránh để xảy ra các biến chứng không mong muốn.

☛ Tham khảo thêm tại: Xét nghiệm Triglyceride máu là gì? Khi nào cần thực hiện?

4. Triglyceride tăng cao uống thuốc gì?

Theo hướng dẫn điều trị của Hội Nội Tiết Hoa Kỳ năm 2012 có một số khuyến cáo về điều trị thuốc ở bệnh nhân tăng triglyceride máu nặng như sau:

  •   Fibrate được khuyến cáo sử dụng như thuốc ưu tiên hàng đầu để giảm triglyceride ở các bệnh nhân có nguy cơ viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu nặng.
  •   Ba nhóm thuốc (fibrate, niacin, axit béo omega-3) đơn trị liệu hoặc phối hợp với statin được xem xét là các lựa chọn điều trị ở các bệnh nhân tăng triglyceride máu nặng.
  •   Statin không được sử dụng như đơn trị liệu đối với tăng triglyceride máu nặng hoặc rất nặng. Tuy nhiên, statin có thể hữu ích đối với điều trị tăng triglyceride máu trung bình khi được chỉ định để cải thiện nguy cơ tim mạch.

Dẫn xuất Fibrate

Fibrate là các dẫn xuất của acid fibric nên được sử dụng ở các bệnh nhân tăng triglyceride máu nặng.

Cơ chế: Fibrate làm giảm nồng độ triglyceride từ 30-50% nhờ cơ chế ức chế sinh tổng hợp triglyceride tại gan đồng thời làm giảm các lipoprotein tỷ trọng thấp và rất thấp (LDL-C, VLDL-C). Từ đó, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các biến chứng khi triglyceride tăng cao.

Tác dụng phụ: Bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ sau khi sử dụng các dẫn xuất Fibrate: rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, táo bón) và có thể tăng tỉ lệ sỏi mật cholesterol.

Chống chỉ định: Nếu bạn đang bị bệnh về gan hoặc túi mật thì tuyệt đối không nên sử dụng Fibrate. Còn nếu bạn bị suy thận hoặc đang sử dụng warfarin thì cần thận trọng và theo dõi cẩn thận khi sử dụng thuốc Fibrate.

Fibrate gồm có 2 loại thuốc thường được sử dụng là Fenofibrate và Gemfibrozil.

  • Fenofibrate thường được phối hợp với statin để đạt mục tiêu giảm lipoprotein tỷ trọng thấp (<100 mg/dL) ở các bệnh nhân đái tháo đường, bệnh mạch vành hoặc yếu tố nguy cơ tương đương bệnh mạch vành.
  • Gemfibrozil có thể được cân nhắc sử dụng ở phụ nữ mang thai có mức triglyceride máu cao có nguy cơ viêm tụy cấp bắt đầu từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 27 của thai kỳ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nhóm thuốc Fibrate trị mỡ máu cao: Chỉ định và lưu ý khi dùng

Niacin

Cơ chế: Niacin (còn được gọi là vitamin B3) là acid nicotinic. Với liều 500-2000 mg/ngày, niacin có thể làm giảm triglyceride từ 10-30% nhờ vào cơ chế làm giảm tổng hợp triglyceride tại gan đồng thời làm giảm lipoprotein tỷ trọng thấp và rất thấp (LDL-C, VLDL-C) và tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C).

Tác dụng phụ:

  • Sau khi bạn uống niacin khoảng từ 15-30 phút có thể xuất hiện tác dụng phụ thường gặp nhất là đỏ da (ví dụ: nóng, đỏ, ngứa hoặc ngứa ran) ở mặt, cổ và ngực, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn, viêm mũi, ngứa và phát ban… Những điều này có thể được giảm thiểu bằng cách điều trị với liều lượng thấp ban đầu và tăng dần liều lượng đến khi hiệu quả và tránh dùng khi bụng đói.
  • Biến chứng nặng nhất của điều trị niacin là độc tính trên gan (phụ thuộc liều), và điều trị nên đi kèm theo dõi xét nghiệm chức năng gan.
  • Các tác dụng phụ khác của niacin bao gồm rối loạn dung nạp glucose và tăng axit uric máu.

Chống chỉ định: Nếu bạn đang bị loét dạ dày tiến triển thì tuyệt đối không được dùng Niacin.

Acid béo omega-3

Cơ chế: Acid béo omega-3 thường được kê đơn dưới dạng dầu cá. Hai loại acid béo eicosapentaenoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA) có trong dầu cá giúp làm giảm triglyceride hiệu quả. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết bổ sung 3 gam dầu cá hàng ngày được coi là an toàn. Nếu bạn cần bổ sung nhiều omega-3 hơn thì hãy trao đổi lại với bác sỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.

Tác dụng phụ: Sau khi uống dầu cá omega 3, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như: vị tanh trong miệng, hơi thở tanh, dạ dày khó chịu, phân lỏng, buồn nôn… Ngoài ra, nếu bạn uống tự ý uống hơn 3 gam omega-3 một ngày có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Statin

Mặc dù các statin mạnh như atorvastatin và rosuvastatin có thể giảm đáng kể triglyceride nhưng việc sử dụng statin cần căn cứ vào nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa.

Cơ chế: Statin ức chế enzym tổng hợp triglyceride có tác dụng làm giảm triglyceride trung bình khoảng 10-15%, phụ thuộc liều. Liều cao statin có hiệu quả mạnh như atorvastatin 80 mg hoặc rosuvastatin 40 mg, có thể hạ triglyceride huyết tương 25-30%.

Tác dụng phụ: Tác dụng phụ của statin xảy ra ở khoảng 5-10% bệnh nhân. Sau khi uống statin, bạn có thể bị đau cơ, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường và bất thường về nồng độ men gan trong máu. Đặc biệt, một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng của statin là tiêu cơ vân – là sự phá hủy tế bào cơ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc trị mỡ máu Statin: Tác dụng và những Lưu ý quan trọng cần biết

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm triglyceride

Để sử dụng thuốc làm giảm triglyceride hiệu quả, bạn không nên bỏ qua một số lưu ý dưới đây:

  • Các thuốc làm giảm triglyceride chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú (trừ Gemfibrozil cân nhắc lợi ích – nguy cơ khi sử dụng cho phụ nữ có thai).
  • Nên uống thuốc trong nhóm fibrate trong hoặc sau bữa ăn.
  • Nên uống thuốc trong nhóm statin trước hoặc sau bữa ăn.
  • Nên uống thuốc niacin với liều thấp ban đầu và tăng liều dần đến khi hiệu quả và tránh dùng khi bụng đói.
  • Khi đang uống statin thì không nên uống nước bưởi vì trong bưởi có chất phá hủy statin trong hệ tiêu hóa dẫn đến thuốc không có hiệu quả.
  • Cần kiểm tra định kỳ chức năng gan khi sử dụng statin. Nếu nồng độ men gan cao gấp 3 lần so với bình thường thì cần ngừng việc sử dụng statin.
  • Ngưng sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
  • Sử dụng thuốc kết hợp với một chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc làm giảm triglyceride tại nhà mà nên sử dụng thuốc đúng theo sự tư vấn của bác sỹ.
  • Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe và có biện pháp xử lý kịp thời nếu xuất hiện các biến chứng của triglyceride máu cao.

6. Một số cách giảm Triglyceride trong máu không cần dùng thuốc?

Do các thuốc làm giảm triglyceride đều có các tác dụng phụ nên biện pháp được ưu tiên hàng đầu khi bạn có triglyceride máu cao luôn luôn là việc điều chỉnh lối sống sinh hoạt lành mạnh.

Chế độ ăn uống

  • Hạn chế carbohydrate tinh chế và đường: Các loại carbohydrate (tinh bột) chẳng hạn như đường và thực phẩm làm từ bột mì hoặc đường fructose, có thể làm tăng triglyceride.
  • Hạn chế ăn các chất béo bão hòa: chất béo có nguồn gốc từ động vật và một số loại dầu như dầu dừa… Nên giữ lượng chất béo vào khoảng 25-35% trong tổng khẩu phần ăn mỗi bữa.
  • Hạn chế uống rượu, bia hoặc các loại đồ uống có cồn khác: rượu có tác động mạnh đến việc tăng triglyceride. Bạn nên thay đổi sang các loại đồ uống tốt cho cơ thể như: nước lọc, trà lá sen…
  • Hạn chế ăn uống sau 8 giờ tối: Sau thời điểm này cơ thể cần được nghỉ ngơi nên không cần sử dụng nhiều năng lượng. Hơn nữa, việc ăn nhiều vào thời điểm muộn như vậy sẽ làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn gặp khó khăn. Vậy nên, chất béo bạn ăn vào sẽ được chuyển thành dạng mỡ dự trữ dẫn đến lượng triglyceride máu tăng cao. Thời điểm ăn tốt nhất là vào khoảng từ 6 giờ 30 – 7 giờ tối.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây… các loại thực phẩm này không chỉ cung cấp chất xơ mà còn giúp hạn chế hấp thu các chất béo vào cơ thể.
  • Bổ sung thực phẩm giàu omega-3: đây là các loại thực phẩm cung cấp các loại chất béo tốt cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau: cá thu, cá hồi, hạt lanh, đậu nành, hạt chia…

Chế độ sinh hoạt, tập luyện

  • Giảm cân: có bằng chứng cho thấy khi bạn giảm 5-10% trọng lượng cơ thể sẽ dẫn đến giảm 20% triglyceride – mức độ giảm triglyceride có liên quan trực tiếp đến số cân nặng bị mất. Nếu bạn bị tăng triglycerid từ nhẹ đến trung bình, hãy tập trung vào việc cắt giảm lượng calo. Lượng calo bổ sung được chuyển đổi thành triglyceride và được lưu trữ dưới dạng chất béo. Giảm lượng calo của bạn sẽ làm giảm triglyceride.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Bạn hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất giúp nâng cao sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm triglyceride và tăng cholesterol “tốt”. Hãy thử kết hợp nhiều hoạt động thể chất hơn vào các công việc hàng ngày của bạn như: leo cầu thang tại nơi làm việc hoặc đi dạo trong giờ nghỉ giải lao…
  • Không nên thức khuya: Nếu bạn là người thường xuyên thức khuya thì nên từ bỏ thói quen này. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ tích lũy chất béo ở mông và bụng cao hơn người bình thường.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các phương pháp giảm triglyceride không dùng thuốc qua video sau:

Giảm triglyceride an toàn bằng sản phẩm thảo dược – Fremo

Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam. Tác giả đề tài là PGS.TS. Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, triglyceride 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9,87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:

  • Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm cholesterol, triglyceride, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
  • Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
  • Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.

FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bạn đang gặp phải.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY

Tóm lại, việc sử dụng thuốc giảm triglyceride chỉ được khuyến cáo khi bạn có mức triglyceride trong máu rất cao. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống, tập thể dục hợp lý kết hợp với việc sử dụng sản phẩm thảo dược FREMO để mức triglyceride giảm nhanh chóng và an toàn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe của bản thân hiệu quả hơn!

Nguồn tham khảo

  • Triglyceride: Why do they matter? //www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/triglycerides/ART-20048186
  • High blood triglycerides. National Heart, Lung, and Blood Institute. //www.nhlbi.nih.gov/health-topics/high-blood-triglycerides. Accessed Aug. 7, 2018.
  • AskMayoExpert. Triglycerides (adults). Rochester, Minn.: Mayo Foundation for Medical Education and Research; 2018.
  • //emedicine.medscape.com/article/126568-overview#showall

Video liên quan

Chủ đề