Thuốc làm mất trí nhớ tạm thời

Cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, các tế bào thần kinh chết đi ngày càng nhiều, trí nhớ của con người sẽ suy giảm theo thời gian. Đây là tình trạng suy giảm trí nhớ bình thường của cơ thể. Ở người cao tuổi, sự suy giảm trí nhớ gây ra khó khăn trong học tập hay tiếp thu một vấn đề mới nhưng không ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Mất trí nhớ

Mất trí nhớ là tình trạng suy giảm trí nhớ một cách bất thường và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Người bị mất trí nhớ không thể nhớ nổi một sự việc vừa mới xảy ra hoặc những sự việc đã xảy ra trong quá khứ hay cả hai. Mất trí nhớ thường xảy ra đột ngột, tạm thời trong một thời gian ngắn hoặc diễn ra từ từ với mức độ ngày càng tăng, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Thuốc làm mất trí nhớ tạm thời

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất trí nhớ:

Tổn thương não do chấn thương sọ não, u não, đột quỵ…

Lối sống: lạm dụng rượu, ma túy, hút thuốc nhiều, stress, thiếu ngủ…

Bệnh lý: một số bệnh lý gây mất trí nhớ như bệnh động kinh, bệnh Parkinson, bệnh trầm cảm, cơ thể thiếu vitamin B12, bệnh Alzheimer…

Thuốc: một số loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài, sẽ gây ra tác dụng phụ làm mất trí nhớ.

Những loại thuốc gây mất trí nhớ

Một số loại thuốc sau đây khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm mất trí nhớ:

Nhóm thuốc an thần Benzodiazepin (Diazepam, lorazepam, triazolam…): nhóm thuốc này thường được chỉ định trong điều trị rối loạn lo âu, mất ngủ… Do tác dụng của thuốc làm suy giảm hoạt động của não bộ, suy yếu các tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến việc chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, nên khi sử dụng một thời gian dài sẽ gây ra mất trí nhớ.

Nhóm thuốc statin giảm mỡ trong máu (Atorvastatin, lovastatin, simvastatin…): nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, đồng thời cũng làm giảm lượng cholesterol trong não. Cholesterol ở trong não có vai trò quan trọng kết nối các tế bào thần kinh với nhau. Vì vậy, khi sử dụng nhóm thuốc statin trong một thời gian dài, làm giảm lượng cholesterol trong não, ảnh hưởng đến trí nhớ của người sử dụng.

Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Amitryptilin, nortryptilin, imipramin...): nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự hoạt động của serotonin và norepinephrine (những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não), nên khi sử dụng nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm mất trí nhớ.

Nhóm thuốc cao huyết áp chẹn (Atenolol, propanolol, timolol…): nhóm thuốc này thường được chỉ định trong điều trị cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực… Khi sử dụng trong một thời gian dài, các thuốc chẹn  thường gây ra mất trí nhớ do ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrin và epinephrine trong não.

Ngoài các thuốc trên, còn có nhiều loại thuốc khác cũng gây ra mất trí nhớ:

Thuốc giảm đau opioid (Hydrocodon, tramadol...).

Thuốc điều trị bệnh Parkinson (Apomorphin, pramipexole…).

Thuốc chống động kinh (Carbamazepine, gabapentin…).

Thuốc kháng histamin (Chlorpheniramin, dexchlorpheniramin…)…

Vì vậy, khi sử dụng các nhóm thuốc trên người bệnh cần phải hết sức thận trọng, tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ kê đơn. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy suy giảm trí nhớ một cách bất thường, cần thông báo kịp thời cho bác sĩ để có hướng xử lý, bằng cách giảm liều dùng hay thay thế một loại thuốc khác không gây ra tác dụng phụ làm mất trí nhớ.


Chị Nguyễn Kim Hon, người phụ nữ lưu lạc 22 năm vừa tìm được về quê mẹ ở Bạc Liêu, cho biết chị đã được cho uống thứ thuốc nào đó không rõ khiến chị nhiều năm quên tiếng mẹ đẻ, không biết là người nước nào... Có hay không loại thuốc này?

Theo ông Trần Nhân Thắng, nguyên trưởng khoa dược Bệnh viện Bạch Mai, thế giới của các loại hoạt chất rất mênh mông và phong phú, ông đã từng nghe đến loại hoạt chất có tác dụng làm suy giảm trí nhớ ở người sử dụng.

"Thực tế có loại cây là ma hoàng, phần trên của cây có tác dụng giúp ra mồ hôi, nhưng rễ cây ma hoàng lại gây ức chế không ra mồ hôi. Ở một loại cây tác dụng các phần đã khác nhau như vậy, nên có hoạt chất giúp hỗ trợ làm tăng trí nhớ, nhưng cũng có hoạt chất làm suy giảm trí nhớ, gây lãng quên" - ông Thắng nói.

Thuốc làm mất trí nhớ tạm thời

Chị Nguyễn Kim Hon và người anh ruột giây phút gặp lại nhau sau 22 năm lưu lạc - Ảnh bạn đọc cung cấp

Tuy nhiên theo ông Thắng, các công ty dược không sản xuất thuốc làm lãng quên, làm mất trí nhớ, chỉ cố tìm ra thuốc giúp tăng trí nhớ. Loại hoạt chất gây mất/suy giảm trí nhớ không phổ biến nhưng có thể bị tội phạm sử dụng cho các mục đích xấu.

"Có trường hợp sử dụng thuốc gây ức chế một phần nào đó trong cơ thể, sau này không dùng thuốc nữa nhưng phần bị ức chế đó không hồi phục. Với trí nhớ, tôi cho rằng cơ chế cũng tương tự" - ông Thắng nhận xét.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, nhóm các nhà hảo tâm hỗ trợ cho chị Hon về quê cho biết hơn một tuần trước, họ gặp chị Hon đang đứng chơ vơ ở khu vực biên giới Việt - Trung, chị không nhớ quê hương ở đâu, không nhớ tiếng mẹ đẻ, nhưng có một mảnh giấy mà chị cho biết là luôn mang theo có ghi rõ quê nhà, tên cha mẹ và các anh chị. 

Nhờ vậy mà chỉ 3 tiếng đồng hồ sau khi thông tin và hình ảnh về chị Hon được chia sẻ, gia đình chị đã nhận ra chị và đã ra Lạng Sơn đón chị về quê nhà cuối tuần trước.

Nhóm nhà hảo tâm này cũng cho biết đang hỗ trợ một phụ nữ quê Cà Mau, cũng bị bán/đưa sang Trung Quốc, và cũng đã tìm về quê nhà. 

Sau khi tìm kiếm ròng rã 33 ngày trên mạng xã hội, nhóm đã tìm được cha của người phụ nữ và hiện 2 cha con đã được gặp nhau. 

Tuy nhiên, người phụ nữ này đang bị rối loạn sức khỏe tâm thần và đang phải đưa vào Bệnh viện Tâm thần điều trị.