Thu nhập trung bình của sài gòn

Báo cáo khảo sát mức sống dân cư 2020 của Tổng cục Thống kê chỉ ra rằng, bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người theo tháng của cả nước tăng bình quân 8,2%. TNBQ năm 2020 ở khu vực thành thị đạt 5,6 triệu đồng/người/tháng, cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn (3,5 triệu đồng/người/tháng).

Trong đó, nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất) có TNBQ năm 2020 đạt 9,2 triệu đồng/người/tháng, cao gấp hơn 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất), với mức thu nhập đạt 1,14 triệu đồng/người/tháng.

Vùng có TNBQ đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (6 triệu đồng/người/tháng), cao gấp 2,2 lần vùng có TNBQ đầu người thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2,7 triệu đồng/người/tháng).

Trong 63 tỉnh, thành tại Việt Nam, Bình Dương đang là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước với 7 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 1,6 lần mức bình quân chung của cả nước. Xếp ở vị trí thứ 2 là TP.HCM với 6,54 triệu đồng/người/tháng và Hà Nội ở vị trí thứ 3 với 6,2 triệu đồng/người/tháng.

Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, thu nhập bình quân đã có nhiều sự thay đổi trong 10 năm kể từ 2010.

Thu nhập trung bình của sài gòn

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Cụ thể, trong khoảng những năm 2010-2014, chênh lệch thu nhập giữa Hà Nội và TP.HCM luôn ở quanh mức 700 nghìn đồng/người/tháng. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập bình quân giữa hai thành phố này đã thu hẹp đáng kể từ năm 2016.

Theo đó, vào năm 2016, thu nhập bình quân ở Hà Nội khoảng 6,4 triệu đồng/người/tháng, trong khi đó con số này ở TP.HCM là 6,7 triệu đồng/người/tháng. Đây là năm khoảng cách thu nhập giữa Hà Nội và TP.HCM ở mức thấp nhất trong giai đoạn 2010-2020, với mức chênh lệch chỉ khoảng 235 nghìn đồng/người/tháng.

Theo dữ liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê về tình hình lao động quý 1/2022, thu nhập bình quân tháng của lao động vùng Đông Nam Bộ tăng cao nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội, với mức thu nhập bình quân là 8,3 triệu đồng. Trong đó, TP.HCM là một trong những địa phương có mức thu nhập bình quân cao nhất cả nước, khoảng 8,9 triệu đồng/người/tháng.

Cũng trong khoảng thời gian này, mặc dù chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc, tuy vậy, thu nhập của người lao động tại vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn có mức tăng trưởng khá, như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng. Trong đó, thu nhập bình quân của lao động tại Hà Nội là 8,5 triệu đồng/người/tháng.

https://cafef.vn/chenh-lech-thu-nhap-binh-quan-giua-ha-noi-va-tphcm-thay-doi-ra-sao-trong-10-nam-20220619082443477.chn

Tại TPHCM, thu nhập bình quân của người lao động là 8,9 triệu đồng/người, tăng 36,5%, tương ứng tăng 2,4 triệu đồng so với quý trước.

Theo báo cáo mới phát hành của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về tình hình lao động, việc làm quý I năm 2022, thu nhập của người lao động đã có nhiều khởi sắc ở các ngành kinh tế chủ lực so với quý trước.

Lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức thu nhập bình quân là 7,2 triệu đồng, tăng 24,2%, tương ứng tăng 1,4 triệu đồng; lao động làm việc trong ngành bán buôn bán lẻ có thu nhập bình quân là 7,5 triệu đồng, tăng 23,3%, tương ứng tăng 1,4 triệu đồng.

Lao động làm việc trong ngành tài chính ngân hàng và bảo hiểm có thu nhập bình quân là 10,8 triệu đồng, tăng 16,5%, tăng tương ứng là 1,5 triệu đồng; ngành kinh doanh bất động sản lao động có thu nhập bình quân là 10,7 triệu đồng, tăng 32,8%, tương ứng tăng 2,6 triệu đồng; lao động làm việc trong ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt có thu nhập bình quân là 9,5 triệu đồng, tăng 8,4%, tương ứng tăng 736.000 đồng.

Người lao động ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai có mức thu nhập bình quân cao nhất cả nước, khoảng hơn 8 triệu đồng/người/tháng. Vùng Đông Nam Bộ tăng cao nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội, với mức thu nhập bình quân là 8,3 triệu đồng, tăng 36,8%, tương ứng tăng 2,2 triệu đồng so với quý trước.

Tại TPHCM, thu nhập bình quân của người lao động là 8,9 triệu đồng/người/tháng, tăng 36,5%, tương ứng tăng 2,4 triệu đồng so với quý trước; thu nhập của người lao động tại Bình Dương là 8,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 54,0%, tương ứng tăng 3 triệu đồng/người/tháng so với quý trước; lao động tại Đồng Nai có thu nhập bình quân là 8,5 triệu đồng, tăng 32,9%, tương ứng tăng 2,1 triệu đồng so với quý trước.

Người lao động tại Đồng bằng sông Cửu Long có thu nhập bình quân là 5,6 triệu đồng, tăng 27,8% so với quý trước.

Thu nhập bình quân của người lao động tại Hà Nội là 8,5 triệu đồng, tăng 17,4%, tức tăng 1,3 triệu đồng so với quý trước. Lao động tại Bắc Ninh có thu nhập bình quân là 8,2 triệu đồng, tăng 8,3%. Thu nhập của người lao động tại Hải Phòng là 7,8 triệu đồng/người/tháng, cũng tăng 8,3% so với quý IV năm 2021.

Thu nhập bình quân của thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?

Theo Tổng cục Thống kê, quý 3/2023, thu nhập bình quân của người lao động làm việc tại TP. HCM là 9,3 triệu đồng, tăng 0,6% (tăng 56.000 đồng) so với cùng kỳ năm 2022.

Thu nhập bình quân của Hà Nội là bao nhiêu?

Quý III/2023 ghi nhận thu nhập bình quân lao động tại Hà Nội đạt 9,9 triệu đồng trong khi tại TP HCM là 9,3 triệu đồng. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân lao động cả nước trong quý III đạt 7,1 triệu đồng, tăng 146.000 đồng so với quý II/2023.

Thu nhập bao nhiêu thì đủ sống?

Theo đó, mức lương đủ sống cho vùng 1, 2, 3, 4 năm 2022 mà nghiên cứu công bố lần lượt là 8,55 triệu - 7,61 triệu - 7,39 triệu - 6,1 triệu đồng. Trong khi đó, lương tối thiểu vùng 2022 chính thức của Việt Nam là 4,68 triệu - 4,16 triệu - 3,64 triệu - 3,25 triệu đồng.

Thu nhập trung bình của người Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IV và năm 2022 được đăng tải trên trang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, có báo cáo về mức lương trung bình của người lao động như sau: - Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2022 là 6,7 triệu đồng.