Thông tư hướng dẫn nghị định 151 2023 nđ-cp năm 2024

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG LÊ MINH KHÁI TẠI CUỘC HỌP VỀ VIỆC BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 151/2017/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG

Ngày 16 tháng 11 năm 2023, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (dự thảo Nghị định). Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tài chính, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái kết luận như sau:

1. Đánh giá cao Bộ Tài chính đã nghiêm túc thực hiện việc rà soát pháp luật, tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, tham vấn ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các đối tượng chịu sự tác động của chính sách được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Nghị định và thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục xây dựng dự thảo Nghị định theo quy định.

2. Bộ Tài chính nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp để hoàn thiện dự thảo Nghị định nhằm tạo sự thống nhất cao, trình lại Chính phủ trong tháng 11 năm 2023; trong đó lưu ý các nội dung sau:

  1. Việc hoàn thiện dự thảo Nghị định bảo đảm nguyên tắc: Những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn phải được xử lý triệt để; các vấn đề mới phát sinh chưa được quy định thì phải thể chế hóa bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, pháp luật về đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, pháp luật về đấu thầu; những nội dung luật đã quy định nhưng chưa đủ điều kiện để thực hiện thì phải có lộ trình thích hợp.
  1. Một số nội dung tập trung hoàn thiện:

- Rà soát các nội dung quy định về sử dụng tài sản công để tham gia vào các dự án PPP; trường hợp không còn phát sinh dự án PPP mới thì cần có quy định để xử lý chuyển tiếp các dự án, hợp đồng dở dang, bảo đảm tránh lãng phí, sử dụng hiệu quả tài sản.

- Rà soát để quy định chặt chẽ việc xử lý tài sản trên đất, linh hoạt trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, đồng thời bảo đảm không để thất thoát tài sản, thu hồi tối đa tài sản của nhà nước.

- Rà soát khoản nộp 2% trên doanh thu khi sử dụng tài sản gắn liền với đất vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để tránh chồng chéo với các trường hợp thuê đất và phải nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Tăng cường phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương, cơ sở trong việc quyết định và tổ chức quản lý tài sản công gắn với công tác kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực và đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

- Rà soát, đánh giá kỹ tác động hoàn thiện, bổ sung các quy định về thủ tục hành chính như ý kiến phát biểu tại cuộc họp, bảo đảm công khai, minh bạch, khả thi, hiệu quả.

- Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo số 471/TB- VPCP ngày 15 tháng 11 năm 2023 để bổ sung quy định về việc xử lý tài sản là kết quả của dự án sử dụng vốn nhà nước trong trường hợp dự án không xác định cụ thể đối tượng thụ hưởng vào dự thảo Nghị định.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.