Thị trường nước giải khát Việt Nam hiện nay

  • Masan Consumer Holding (MCH) – công ty con của Tập đoàn Masan, chuyên sản xuất thực phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng như gia vị, thực phẩm đóng gói, đồ uống, v.v. MCH là động lực tưng trưởng ngắn hạn của MSN Group
  • Masan MeatLife (MML) - công ty con của Tập đoàn Masan, chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi cho cá, gia súc, gia cầm và thịt mát có thương hiệu (MeatDeli và 3F Việt). MNL nỗ lực phát triển mảng thịt mát trong dài hạn.
  • Masan high tech material (MHT) - công ty con của Tập đoàn Masan, sỡ hữu mỏ đa kim Núi pháo, khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt là vonfram.
  • Vincommerce (VCM) – chuỗi bán lẻ của tập đoàn Masan với gần 3,000 siêu thị mini Vinmart và Vinmart+. VCM là động lực tăng trưởng của MSN trong dài hạn.
  • Vinamilk (VNM) – công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, cung cấp khoảng 1.2 triệu tấn sữa/ năm, cung ứng trên 60% nhu cầu tiêu thụ tại Việt Nam.
  • Sabeco (SAB) – công ty sản xuất bia, rượu, nước giải khát lớn nhất cả nước (40% thị phần), với những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng lâu đời như Bia 333, Bia Sài Gòn,..

Xem thêm: 

TỔNG QUAN NGÀNH THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG 2020

Vietnam nằm trong top thị trường Thực phẩm – đồ uống hấp dẫn nhất Châu Á

  • Theo BMI, Việt Nam là một trong những thị trường thực phẩm và đồ uống hấp dẫn nhất trên toàn cầu (xếp thứ 10 ở châu Á) vào năm 2019.
  • Tổng doanh thu bán hàng thực phẩm và đồ uống đạt 975,867 tỷ đồng (+3.8% YoY) vào năm 2020. Và đóng góp của ngành thực phẩm và đồ uống vào GDP khoảng 15.8%.
  • Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng (khoảng 35% tổng chi tiêu dùng).
  • Theo ước tính, sẽ có khoảng 17 triệu hộ gia đình trung lưu ở Việt Nam vào năm 2030. Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành thị trường lớn thứ ba về số lượng người tiêu dùng và lớn thứ năm về tổng chi tiêu ở Đông Nam Á vào năm 2030.

Ngành Thực phẩm - Đồ uống tăng trưởng tích cực nhờ các sản phẩm thiết yếu trong mùa dịch Covid- 19

  • Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến người dân Việt Nam phải thắt chặt chi tiêu.
  • Người tiêu dùng cắt giảm một số sản phẩm như bia, rượu và nước ngọt. Thay vào đó, họ tăng cường mua sắm và dự trữ các loại thực phẩm cần thiết ở nhà trong thời kỳ xã hội xa cách.
  • Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong năm 2020 ở cả thành thị và nông thôn. Đặc biệt, trong tháng 3 và tháng 4 - giai đoạn xã hội xa cách, khu vực thành thị tăng đột biến 31% và 22%, sau đó giảm xuống 7% vào tháng 12. Khu vực nông thôn cũng chứng kiến mức tăng mạnh 20% trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 4, sau đó giảm dần còn 5% trong tháng 12
  • Hầu hết các công ty sản xuất trong ngành Thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam đều có năng lực tài chính yếu kém. Do đó, họ phải đối mặt với cú sốc kinh tế chung do đại dịch Covid-19 gây ra.
  • Hơn 85% doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho, phân phối và quản lý nguồn nhân lực trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, 94.7% doanh nghiệp đã nhận ra điểm yếu của mình và tái cơ cấu sản xuất cũng như mạng lưới phân phối để thích ứng với khủng hoảng. Ngoài ra, 68.4% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và phân phối để tạo lợi thế cạnh tranh.
  • Thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được dự báo khảquan với 56.3% số doanh nghiệp ước tính mất khoảng 6 tháng, 25% trong vòng 7-12 tháng tới và 18.7% trong hơn 12 tháng.

Xem thêm: 

KÊNH MUA SẮM NƯỚC GIẢI KHÁT 

  • Các kênh mua sắm mới nổi đang thúc đẩy làn sóng tăng trưởng
  • Các kênh mua sắm mới nổi như online, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tích cực sau giãn cách xã hội. Các kênh này đã tăng trưởng trên 20% trong năm 2020 và đóng góp 30% vào tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh.
  • Các nhà sản xuất và nhà bán lẻ thay đổi danh sách sản phẩm / phương thức phân phối để đáp ứng xu hướng mới của người tiêu dùng “hậu Covid-19”.

ĐỒ UỐNG CÓ CỒN ĐƯỢC KỲ VỌNG TRONG DÀI HẠN

  • Ngành bia có thể mất đến hai năm để phục hồi về mức trước Covid-19 và trước Nghị định 100. Đến năm 2024, chi cho đồ uống có cồn có thể đạt 299,010 tỷ đồng, với CAGR trong giai đoạn 2020-2024 đạt 9.5%
  • Bia sẽ được hưởng lợi và tiếp tục thống trị lĩnh vực đồ uống có cồn, chiếm phần lớn sản lượng tiêu thụ. Ngành bia đang thu hút cả các nhà sản xuất bia trong nước và quốc tế.
  • Tiêu thụ rượu vang và rượu mạnh được đặt ở mức trung bình 7.7% và 9.2% hàng năm trong trung hạn

Xem thêm:

ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN - THỨC UỐNG DINH DƯỠNG

  • Doanh số bán đồ uống không cồn tăng trưởng khoảng 12.5% vào năm 2020 và đạt 10.5% vào năm 2024.
  • Đồ uống có ga cũng sẽ có mức tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ, trung bình 11.9% hàng năm trong trung hạn, từ mức 14% vào năm 2020.

DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG 2021

  • Sức mua những sản phẩm thiết yếu như sữa và các sản phẩm từ sữa, mỳ ăn liền và thực phẩm đông lạnh vẫn tăng trưởng hai chữ số trong 2021 do chi tiêu hộ gia đình tăng trong bối cảnh Covid-19 tại Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt. Chúng tôi ước tính mức tăng trưởng cho ngành thực phẩm trong năm 2021 khoảng 15%YoY.
  • Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 khiến nhiều hàng quán, bar, karaoke tạm ngừng hoạt động và các lễ hội lớn buộc phải hủy bỏ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới tiêu thụ đồ uống trong năm
  • 2021, nhất là đồ uống có cồn. Chúng tôi ước tính tốc độ tăng trưởng ngành đồ uống trong năm 2021 khoảng 2-4%YoY.
  • Chúng tôi dự báo mức tăng trưởng ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam đạt 12% trong 2021.
  • Theo BMI và Nielsen, mức tăng trưởng ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam dao động từ 14-15% trong 2021.

Xem thêm:

Nguồn: Phu Hung Securities

Thông tin được công bố tại hội thảo “Ngành Đồ uống Việt Nam phục hồi và phát triển trong thời kỳ mới” do Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải Khát Việt Nam tổ chức ngày 6/5.

Theo chia sẻ tại hội thảo, các doanh nghiệp ngành đồ uống cho biết đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19. Tính riêng nước giải khát, ước tính đến cuối năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.800 cơ sở sản xuất cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 300.000 lao động và việc làm gián tiếp cho hàng triệu lao động.

Mặc dù mức tiêu thụ nước giải khát trung bình của mỗi người Việt Nam chỉ khoảng 23 lít/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 40 lít/năm/người của thế giới, nhưng giai đoạn 2015 – 2019, thị trường nước giải khát của Việt Nam tăng bình quân 8,4% (theo số liệu nghiên cứu thị trường của Euromonitor).

Kể từ năm 2015 trở lại đây, ngành đồ uống chiếm tỷ trọng 4,5% trong nhóm ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ, đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 50 ngàn tỷ đồng. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2019, mức tăng trưởng hàng năm của ngành nước giải khát tăng đều ở mức 6-7%, nhưng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, sự phát triển của ngành công nghiệp này đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Do phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực này là tư nhân quy mô nhỏ và vừa nên ngành nước giải khát đang chịu tác động tiêu cực nặng nề trong giai đoạn dịch bệnh COVID vừa qua. Thực trạng này được phản ánh bởi số liệu từ Tổng cục Thống kê về kết quả sản xuất, kinh doanh và lao động của ngành này năm 2020 có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2019.

Cụ thể là, doanh thu toàn ngành nước giải khát năm 2020 giảm mạnh tới 17% so với năm 2019; trong đó, doanh thu của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 19% so với năm 2019. Về lợi nhuận, trong năm 2020 lợi nhuận trung bình của ngành nước giải khát giảm 94,96% so với năm 2019.

Tác động của dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm của người lao động trong ngành sản xuất và kinh doanh nước giải khát khi số lượng lao động giảm 4%, trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đã phải cắt giảm 7% số lượng lao động. Cũng năm 2020, mức giảm về thu nhập trung bình của lao động trong ngành nước giải khát là 7% so với năm 2019.

Theo số liệu gần đây nhất, doanh thu thuần năm 2021 của ngành nước giải khát giảm 4,8% so với năm 2020, trong khi lợi nhuận thuần của ngành này năm 2021 giảm tới 31,4% so với năm 2020. Mặc dù năm 2022 có khả năng mang lại sự phục hồi cho ngành nước giải khát với việc mở cửa trở lại ngành du lịch và ăn uống, nhưng lợi nhuận gộp của ngành chắc chắn sẽ giảm do giá của các nguyên vật liệu đầu vào đều đang ở mức cao lịch sử, trong đó có xăng dầu, đường, nhôm và nhựa...

Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã có những tác động tích cực nhất định, phần nào cải thiện tình trạng khó khăn của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động lần thứ nhất tuy kịp thời song chưa có tác động rõ nét đến doanh nghiệp, mức độ hấp thụ của doanh nghiệp rất thấp.

Một số chính sách giãn thuế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất,… đối với doanh nghiệp tuy giúp doanh nghiệp bớt nỗi lo về thanh khoản, dòng tiền nhưng thời gian áp dụng ngắn, số lượng không lớn nên chưa thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Đáng chú ý, có nhiều gói hỗ trợ nhằm kích thích tiêu dùng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thông qua giảm một số loại phí như Nghị định số 70/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020, nhưng lại không có cơ chế riêng nào áp dụng đối với ngành đồ uống nói chung cũng như ngành nước giải khát nói riêng.  

Theo bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải Khát, mặc dù Hiệp hội và các doanh nghiệp đồ uống trong ngành đều đang rất nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn này, nhưng sự hỗ trợ từ Chính phủ với các doanh nghiệp trong ngành vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là việc duy trì sự ổn định về các chính sách thuế với những ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch trong thời hạn ít nhất là 5 năm tới, không mở rộng đánh thuế mới theo hướng bất lợi hơn cho doanh nghiệp nước giải khát đã và đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh.

Cũng cần lưu ý rằng, với độ co giãn của cầu theo giá, việc tăng hay áp thêm thuế dẫn tới tăng giá hàng hóa sẽ ảnh hưởng tới sức mua và tiêu dùng nội địa, từ đó sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất, doanh thu từ hoạt động kinh doanh, mức đóng góp thuế và cơ hội việc làm của người lao động. Vì vậy, việc tăng thuế hoặc bổ sung thêm các đối tượng chịu thuế TTĐB sẽ đẩy giá một số mặt hàng và dịch vụ lên cao, tăng khả năng lạm phát, trong khi có thể không giúp tăng thu ngân sách.

Mỹ Phương

Video liên quan

Chủ đề