Thị trường bánh kẹo Việt Nam năm 2022

Theo Hội Lương thực thực phẩm TPHCM (FFA), do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kinh tế khó khăn nên mức tiêu thụ các sản phẩm thiết yếu dịp Tết năm nay dự đoán có thể giảm 15-20% so với năm ngoái. Tuy vậy một số doanh nghiệp lớn trong ngành bánh kẹo, thực phẩm của TPHCM đã sản xuất gối đầu cho 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. 

Công ty CP Bánh kẹo Bibica đã lên kế hoạch đưa ra thị trường Tết 2022 gần 80 chủng loại bánh kẹp, từ bình dân đến cao cấp để cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Không dừng lại đó, để kịp tung hàng phục vụ Tết, Bibica đang tuyển thêm lao động thời vụ nhằm đáp ứng yêu cầu tăng công suất sản xuất và phân phối trên thị trường. Dự kiến theo kế hoạch năm nay, Bibica sẽ đưa ra thị trường lượng sản phẩm khoảng 3.000 tấn, tương đương sản lượng năm 2021, nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2022.

Tương tự, các doanh nghiệp thực phẩm lớn như Vissan, C.P, Ba Huân… cũng đang tăng tốc để phục vụ mùa hàng cuối năm. Cụ thể Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam dự kiến sản lượng chăn nuôi heo giữ mức tăng trưởng từ 5-7% so với năm trước. Công ty Vissan dự kiến sản lượng thịt heo và chế biến tăng 8%. Ngoài ra, Vissan chủ động dự trữ nguồn cung lên 30% để đảm bảo tăng nguồn cung trong trường hợp nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, cao điểm những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. 

Cũng theo các doanh nghiệp, thông thường càng về cuối năm, nhu cầu thị trường sẽ tăng trưởng nóng. Do vậy ngay từ bây giờ, hệ thống đại lý, đối tác của doanh nghiệp sản xuất đã đặt hàng sớm để lên kế hoạch cung ứng ra thị trường. Do vậy, ngoài việc tập trung sản xuất, chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần 2022, các doanh nghiệp ngành bánh kẹo, thực phẩm cũng sẽ đánh giá lượng hàng dự trữ, dự báo sức mua, xu hướng giá cả một số mặt hàng thiết yếu vào dịp Tết tại cơ sở kinh doanh. Từ đó, xây dựng phương án mạng lưới phân phối, dự kiến mở điểm phân phối phù hợp, phương án đưa hàng đến các điểm bán khi có biến động về giá, đảm bảo công tác bình ổn giá, niêm yết giá…

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cho hay, hội đã trực tiếp trao đổi và khuyến nghị các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch, thu mua chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ nguyên liệu sản xuất đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời gian tới, kể cả tình huống nhu cầu tăng cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chủ động bám sát chủ trương bình ổn giá mà TPHCM đã ban hành để giữ ổn định mức giá cung ứng trên thị trường. Trường hợp bắt buộc phải tăng giá hàng hóa, cũng sẽ được các doanh nghiệp xem xét thận trọng, có lộ trình dài hơi, tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Theo chia sẻ từ Sở Công thương TPHCM, các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như gạo, thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, mì gói, muối ăn, đường, bột ngọt, bánh kẹo… đều nằm trong nhóm hàng bình ổn cuối năm.

Nhiều doanh nghiệp cho biết thêm, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường sẽ tác động đáng kể đến giá bán hàng hóa. Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn của năm nay, doanh nghiệp tăng giá sẽ rất khó bán hàng, rủi ro nên doanh nghiệp tổ chức khuyến mãi để “làm nóng” sức mua của thị trường và tập trung vào các mặt hàng ở phân khúc bình dân. 

Ở góc độ khác, Bà Lý Kim Chi cho rằng, dịch bệnh được kiểm soát chủ động hơn, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đã trở lại ổn định. Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất vẫn chưa qua khỏi giai đoạn khó khăn sau thời gian dịch bệnh kéo dài nên rất cần hỗ trợ nguồn tài chính. Hội đang tiếp tục kiến nghị UBND TPHCM và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM hỗ trợ, kết nối để doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết tiếp cận các tổ chức tín dụng trên địa bàn với vốn vay lãi suất ưu đãi, đặc biệt là vốn vay lưu động. Có như vậy, doanh nghiệp mới có có đủ nội lực để tăng tỷ lệ dự trữ hàng hóa, nguyên liệu sản xuất, đảm bảo duy trì nguồn cung và mức giá bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán.

THÀNH AN

Doanh nghiệp bánh kẹo thực phẩm tăng tốc hàng hóa Tết Nguyên đán

Thông báo về việc nộp đơn tham dự tốt nghiệp đợt tháng 5/2021 (thi tốt nghiệp & đề nghị công nhận tốt nghiệp)Thông báo nhận bằng tốt nghiệp đợt tháng 4/2021Thông báo về việc tổ chức khai báo nơi cư trú sinh viên học kỳ 2 năm học 2020-2021Thông báo về việc khảo sát Tin học, Anh văn đợt 2 năm 2021 (tháng 5/2021)Thông báo về việc đóng lệ phí tham gia Khảo sát Tin học, Anh văn đợt tháng 5/2021

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu hẹp dần thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, cạnh tranh rất tốt với hàng nhập khẩu.

Bạn đang xem: Tổng quan về thị trường bánh kẹo việt nam

Tiềm năng tăng trưởng của thị trường bánh kẹo. Sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 476.000 tấn, đến năm 2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn (theo ước tính của Công ty Tổ chức và điều phối IBA). Xét vềdoanh thu thì quy mô thị trường Việt Nam hiện đạt khoảng 635,5 triệu USD. Thị trường bánh kẹo Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng với quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người cao. Theo dự báo của BMI thì tốc độ tăng trưởng ngành bánh kẹo Việt Nam trong 3 năm tới (2012-2014) đạt khoảng 11%/năm.

Phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành Chính vì vậy, sự biến động về giá của các nguyên vật liệu này trên thị trường thế giới và sự biến động của tỷ giá VND/USD sẽ gây ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm bánh kẹo.

Thị trường tiêu thụ chính là thị trường nội địa.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Remote Máy Lạnh Daikin Dòng Ftkq Series, Cách Sử Dụng Remote Máy Lạnh Daikin Dòng Ftks

Thị trường tiêu thụ chính của các công ty bánh kẹo Việt Nam hiện nay chủ yếu là thị trường nội địa (chiếm khoảng 80%). Các sản phẩm phổ biến của thị trường chủ yếu là các loại kẹo, bánh quy, bánh bông lan, bánh trung thu, bánh chocopie.

Theo xu hướng của thị trường thì người tiêu dùng quan tâm hàng đầu đến các mặt hàng thực phẩm, ngành bánh kẹo chỉ là thứ yếu, nên trong chi tiêu của người tiêu dùng thì hàng bánh kẹo không được đưa vào khoản tiêu dùng chính mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập. Do vậy, bất cứ một sự biến động nhỏ nào trong thu nhập của người dân cũng khiến thu nhập của công ty bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, thị trường bánh kẹo Việt Nam còn có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng.

Cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành:Hiện nay, với 86 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá tiềm năng không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Theo ước tính, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô (bao gồm cả Kinh đô miền Nam và Kinh đô miền Bắc), Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20%-25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam . Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ai là ông vua "ngọt ngào" của thị trường bánh kẹo ?

Thị trường bánh kẹo của Việt Nam được đánh giá là có sự tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn 2015 – 2020, theo Business Monitor International (BMI) thì tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này là ở mức 5% - 8%, dù tăng trưởng chậm nhưng quy mô doanh thu của ngành vẫn tăng nhanh và rơi vào khoảng 40 nghìn tỷ đồng năm 2020. Hiện tại mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của người dân Việt Nam là khoảng 2kg/người mỗi năm, còn khá thấp so với bình quân trên thế giới, tuy nhiên do dân số Việt Nam là dân số trẻ nên mức tiêu thụ cũng được kỳ vọng sẽ tăng lên trong thời gian tới. Trên thị trường bánh kẹo có các tên tuổi chiếm thị phần lớn như Bibica, Biscafun, Kinh Đô.. ngoài ra các thương hiệu từ nước ngoài cũng đã tạo được tiếng vang trên thị trường Việt như Orion, Liwayway… Thị trường bánh kẹo vốn đã cạnh tranh nay còn khó khăn nhiều hơn do hiệu lực từ các Hiệp định thương mại tự do khiến các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều và cạnh tranh trực tiếp với hàng nội địa do có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn. Công ty cổ phần Đường Quãng Ngãi đi vào hoạt động từ những năm 2006 – 2007, các mặt hàng sản xuất chính của công ty là sữa đậu nành, đường, bánh kẹo, bia. Thương hiệu bánh kẹo của công ty được biết đến rộng rãi nhất là Biscafun, dù không chiếm phần lớn trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty nhưng Biscafun luôn được lòng người tiêu dùng Việt. Doanh thu của Đường Quãng Ngãi cũng được đóng góp phần lớn từ sữa đậu nành với Fami và Vinasoy, năm 2020 giá đậu tương tăng cao khiến doanh thu từ sữa đậu nành giảm, về mảng bánh kẹo cũng bị sụt giảm sản lượng, dù giá đường hồi phục và công ty cũng được hưởng lợi từ việc kinh doanh đường, tổng doanh thu của công ty năm 2020 giảm 16% so với 2019, giảm còn 6,214 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm 18%. Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina là công ty thuộc Tập đoàn Orion của Hàn Quốc. Tập đoàn Orion đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam từ năm 2005 và hiện có hai nhà máy ở TP.HCM và Bắc Ninh. Orion với các sản phẩm chủ lực như Chocopie, Custas, Freshpie, Goute. Snack Ostar; Orion đã đầu tư xây dựng nông trại O’star Farm tại Việt Nam, chuyên cung cấp nguyên liệu khoai tây tươi để sản xuất snack khoai tây O’star. Doanh thu thuần 2020 của Orion Vina là 2,852 tỷ đồng, tăng 15% so với 2019, lợi nhuận sau thuế tăng 29% lên 1,128 tỷ đồng. Bánh kẹo Kinh Đô là thương hiệu lâu đời trước đây thuộc sở hữu của Tập đoàn Kinh Đô, nhưng đến nay mảng sản xuất bánh kẹo của Tập đoàn Kinh Đô đã được Tập đoàn Mondelez (Mỹ) mua lại và lập ra Công ty cổ phần Mondelez Kinh Đô từ năm 2015, đây được xem là thương vụ M&A lớn nhất ngành bánh kẹo ở thị trường trong nước. Dù đổi chủ nhưng Kinh Đô vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm và luôn được người dùng tin tưởng, bánh kẹo Kinh Đô tập trung phân khúc trung và cao cấp với các nhãn hiệu như Kinh Đô, Cosy, Solite, AFC, LU, Ore… bên cạnh thị trường Việt, bánh kẹo Kinh Đô còn rất phát triển trên thế giới. Doanh thu thuần của doanh nghiệp 2020 là 4,015 tỷ đồng, tăng 8% so với 2019, tổng tài sản 2,747 tỷ đồng.


Công ty cổ phần Bibica được phát triển từ phân xưởng sản xuất bánh kẹo của Nhà máy Đường Biên Hòa, đến nay Bibica là một trong năm công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất nước ta với khoảng 7.2% thị phần trên thị trường bánh kẹo. Với sự phát triển không ngừng nghỉ của mình, Bibica hiện đã có mặt trên khoảng 21 quốc gia với các sản phẩm chủ lực như bánh trung thu, bánh Hura, Goody, kẹo cứng, kẹo mềm… Năm 2020 doanh thu thuần của doanh nghiệp là 946 tỷ đồng, giảm 28% so với 2019, lợi nhuận sau thuế giảm 30% so với 2019. Công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Liwayway Sài Gòn với thương hiệu nổi tiếng Oshi đến từ Philippines, Oshi là một trong số thương hiệu đa quốc gia đầu tiên tham gia vào thị trường Việt Nam và có nhà máy đầu tiên ở Bình Dương. Đến nay bên cạnh các loại snack phổ biến rộng rãi, Oshi đã phát triển thêm cả bánh quy, kẹo, nước giải khát. Doanh thu thuần của Liwayway Sài Gòn năm 2020 là 2,067 tỷ đồng, giảm 3.4%, lỗ sau thuế 4.35 tỷ đồng. Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được thành lập từ 1960 và phát triển đến nay thành một trong những thương hiệu lớn đến từ Việt Nam trong ngành sản xuất bánh kẹo. Các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp là kẹo, tiếp sau đó là bánh các loại, Hải Hà hướng đến phân khúc khách hàng bình dân, luôn đi kèm với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Với vốn chủ sở hữu 468 tỷ đồng, doanh thu thuần năm 2020 của Hải Hà là 1,409 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 39 tỷ đồng. Lotte là một Tập đoàn kinh doanh đa ngành lớn của Hàn Quốc, Lotte thành lập Công ty TNHH Lotteria Việt Nam từ năm 1996. Lotte Việt Nam chủ yếu phát triển các thương hiệu bánh kẹo như Toppo, Xylitol, Koala’s March; bên cạnh chất lượng thì Lotte gây được ấn tượng với khách hàng bởi mục tiêu luôn hướng đến khách hàng, lắng nghe và đổi mới để phù hợp với ý kiến đóng góp của người tiêu dùng. Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu là doanh nghiệp nhà nước thuộc vào trong những thương hiệu hàng đầu trên thị trường bánh kẹo Việt Nam. Với hơn 50 năm hoạt động sản xuất bánh kẹo, Hải Châu không ngừng cải tiến chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường, ngoài bánh kẹo thì một sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Hải Châu như bột canh gia vị, lương khô, bánh kem xốp... Doanh thu thuần năm 2020 của Hải Châu là 612 tỷ đồng, giảm 27% so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế cũng giảm mạnh 45%. Công ty cổ phần Chế biến Thực phẩm Pan (Pan FM) là công ty con của Tập đoàn Pan, là nhà sản xuất bánh kẹo đầu tiên ở Việt Nam đạt chứng nhận FSSC 22000 về an toàn thực phẩm và đến nay Pan FM vẫn theo đuổi chỉ tiêu FSSC 22000 ở các nhà máy xây dựng sau này của mình. Mới đây Bibica công bố đã mua lại thành công 100% cổ phần của Pan FM, trước đó vào năm 2017 Công ty cổ phần Thực phẩm Pan (Pan Food) cũng đã mua lại 50.7% cổ phần của Bibica và nắm quyền kiểm soát Bibica. Doanh thu thuần của Pan FM năm 2020 là 166 tỷ đồng, tăng 3.3%, lỗ sau thuế 15 tỷ đồng. Công ty cổ phần Thiên Hà Kameda là liên doanh giữa Công ty cổ phần Thiên Hà Corp và Công ty Kameda Seika Co., LTD vốn là thương hiệu sản xuất bánh gạo nổi tiếng của Nhật Bản. Do đó sản phẩm chủ lực của Thiên Hà Kameda được biết đến rộng rãi là bánh gạo Ichi. Hiện tại Thiên Hà Kameda có 3 nhà máy sản xuất bánh kẹo và đưa thương hiệu Ichi trở thành một trong những thương hiệu bánh gạo bán chạy nhất Việt Nam. Doanh thu thuần năm 2020 của doanh nghiệp là 157 tỷ đồng, giảm 24% so với 2019, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 50 tỷ đồng. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trong năm 2020 là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên ngành thực phẩm thường ít bị tác động nhất trong mọi điều kiện, riêng đối với bánh kẹo, khách hàng tiềm năng là giới trẻ ít khi thay đổi hành vi tiêu dùng do đó tạo điều kiện cho ngành bánh kẹo ổn định được hoạt động kinh doanh trong thời kỳ khó khăn. Thời buổi của công nghệ giúp người tiêu dùng tìm hiểu về các sản phẩm trước khi mua sắm, có quyền lựa chọn sản phẩm tốt nhất, do đó dù các thương hiệu trên đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường cũng  cần phải có những chiến lược phù hợp để không để mất vị thế của mình trước các đối thủ cũng như các sản phẩm nhập ngoại, nhất là ở thời điểm nhập khẩu có nhiều lợi thế như hiện nay.

Điện tử và linh kiện đã có những bước tiến dài trong sự phát triển của ngành, các thương hiệu chủ chốt cũng đang không ngừng chạy đua trên con đường công nghệ. (13/12/2021)
Ví điên tử: Không phải mới lạ nhưng doanh nghiệp cần nhiều hơn những trải nghiệm mới (08/12/2021)
Ngành Thủy sản T10-2021 – Sản lượng khai thác thủy sản tăng mạnh (08/12/2021)
Xi măng T10-2021 – Tổng tiêu thụ phục hồi sau giãn cách, doanh nghiệp xi măng trong nước tăng giá bán (07/12/2021)
Tiêu điểm kinh tế vĩ mô T11-2021 và một số điểm tin đáng chú ý trên thị trường tài chính (03/12/2021)
Ngành thép T10-2021 – Nguồn cung thép Trung Quốc tiếp đà giảm. Nhu cầu thế giới được kỳ vọng từ các quốc gia đầu tư hạ tầng hậu COVID-19 (02/12/2021)
Thị trrường chứng khoán Q3-2021 và nửa đầu Q4 - VN-Index bứt phá, các công ty chứng khoán trong cuộc đua margin (01/12/2021)
Ngành Dệt may 10T-2021 – Hồi phục sau dịch bệnh nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn (29/11/2021)
Tiêu điểm Ngành phân bón trong T10-2021 – Giá phân tăng không ngừng (25/11/2021)
Ngành Cao su 10T-2021 và Triển vọng trong 2 tháng cuối năm (24/11/2021)

Video liên quan

Chủ đề