Thêm chủ ngữ để hoàn thành các câu kể Ai - là gì là người được toàn dân kính yêu và biết ơn

Giải bài tập Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? trang 68 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 3. Chủ ngữ đó do các từ ngữ thế nào tạo thành?

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Giải bài tập Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì? trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em hoặc từng người trong ảnh chụp gia đình em.

I. Nhận xét

1. Đọc đoạn văn sau:

        Hôm ấy, cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: "Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. Các em hãy làm quen với nhau đi." Cả lớp tôi vỗ tay rào rào, đón chào người bạn mới. Diệu Chi bẽn lẽn gật đầu chào lại.

2. Trong ba câu in nghiêng ở bài văn, những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nhận định về bạn Diệu Chi?

Gợi ý:

- Nhận định: Đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một ai đó hoặc một vấn đề nào đó.

- Giới thiệu: Cho biết một vài thông tin cần thiết như tên tuổi, địa chỉ,... về một người nào đó cho người khác biết.

Trả lời:

*  Các câu dùng để giới thiệu:

-    Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

-     Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

*   Câu dùng để nhận định:

-    Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.

3. Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?; bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì (là ai? là con gì?)?

Gợi ý:

Con phân tích các thành phần trong câu.

Trả lời:

Câu

Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?

Bộ phận  trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?

1

Đây

là Diệu Chi, bạn mới của chúng ta.

2

Diệu Chi

là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công

3

Bạn ấy

là một họa sĩ nhỏ đấy.

4. Kiểu câu trên khác 2 kiểu câu đã học ''Ai làm gì?, Ai thế nào?" ở chỗ nào?

Gợi ý:

Con xét sự khác biệt trên hai mặt:

- Cấu tạo: 

- Ý nghĩa

Trả lời:

Kiểu câu kế “Ai là gì?” khác với các câu “Ai làm gì?” và “Ai thế nào?” ở các điểm sau đây:

+ Về mặt ý nghĩa:

Khi câu kể “Ai làm gì?” cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.

Kiểu câu kể “Ai thế nào?” cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.

Kiểu câu kể “Ai là gì?” lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về mọi người, một vật nào đó.

+ Về mặt cấu tạo: Trong kiểu câu “Ai là gì?” thường có từ “là” đứng đầu bộ phận vị ngữ.

II. Luyện tập

1. Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây và nêu tác dụng của nó:

a. Thì ra đó là một thứ máy trong cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên của thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điển tử hiện đại.

Theo Lê Nguyên long, Phạm Ngọc Toàn

b.  Lịch

   Lá là lịch của cây

   Cây lại là lịch đất

   Trăng lặn rồi trăng mọc

    Là lịch của bầu trời

    Bà tính nhẩm. Mẹ ơi,

    Mười ngón tay là lịch

    Con tới lớp, tới trường

    Lịch lại là trang sách


Gợi ý:

- Con tìm những câu theo cấu trúc: Ai (cái gì, con gì)? + Là gì (là ai, là con gì)?

- Những câu kể nhằm mục đích nhận định hoặc giới thiệu về một người, một vật nào đó.

Trả lời:

a)  Ví dụ a có 2 câu đều là câu kể “Ai là gì?”

-    Thì ra đó là... vào việc chế tạo.

Câu kể “Ai là gì?” này có tác dụng giới thiệu về một thứ máy (máy gì? máy cộng trừ do ai chế ra? do Pa-xcan).

-    Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên, máy tính điện tử hiện đại.

Câu kể “Ai là gì?” này cũng có tác dụng giới thiệu thêm về chiếc máy trên.

b) 

-   Lá là lịch của cây

-   Cây lại là lịch dất

-    Trăng là lịch của bầu trời

-    Mười ngón tay là lịch

-    Lịch lại là trang sách

Các câu kể trên đây muốn nêu một nhận xét là mỗi sự vật có một thứ lịch riêng dùng để tính thời gian.

c)  Câu kể: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Câu này có mục đích giới thiệu về cây sầu riêng (là đặc sản của miền nào?).

2. Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em hoặc từng người trong ảnh chụp gia đình em.

Gợi ý:

Con suy nghĩ rồi hoàn thành bài tập.

Trả lời:

Lời giới thiệu: Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.

Các câu hỏi tương tự

Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để đặt câu kể Ai là gì ?

   ............ là một thành phố lớn.

   ............ là quê hương của những làng điệu dân ca quan họ.

   ............ là nhà thơ.

   ............ là nhà thơ lớn của Việt Nam.

Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai ? Dấu ngoặc kép được dùng trong các trường hợp đó để làm gì ?

Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

a) Lời của...............................

b) Dấu ngoặc kép dùng để...............................

  Trên thế giới này có vô số những môn thể thao, nhưng em yêu thích nhất thì vẫn là bóng đá. Bóng đá được biết đến như một môn thể thao _____, khiến rất nhiều người say mê luyện tập hoặc chỉ đơn giản là dõi theo. Tình yêu bóng đá của em được truyền từ bố em. Ngay từ khi còn nhỏ em đã yêu thích việc vui chơi cùng với ______. Lớn lên, em cùng với các bạn trong xóm lập một _____, ngày ngày chúng em cùng nhau luyện tập. Khi ở địa phương tổ chức các giải ______, em cùng với các bạn lại sát cánh bên nhau, cùng nhau đem _______ về cho địa phương. Đội bóng mà em yêu thích nhất chính là đội tuyển quốc gia Việt Nam. Mỗi lần nhìn thấy các anh đặt tay trên ngực trái hát Quốc ca, trên sân chiến đấu hết mình vì _________, lòng em lại không giấu được niềm xúc động bồi hồi. Bóng đá – môn thể thao không chỉ giúp mỗi chúng ta _______ sức khoẻ, xây dựng tinh thần ______mà nó còn giúp chúng ta yêu hơn và tự hào hơn về quê hương, ______ của chính mình.

Bài 7 Gạch chân dưới 8 từ chỉ quê hương, đất nước có trong đoạn văn sau Tôi yêu vô cùng đất nước Việt Nam. Nơi đây, ông bà cha mẹ của tôi đã lớn lên, sống và chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Nơi đây là mảnh đất chôn rau cắt rốn của tôi, nơi tôi đã oa oa cất tiếng khóc chào đời. Cũng ở nơi đây, tôi được cảm nhận về tình đồng bào, hiểu về một dân tộc Việt Nam “sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà”. Mảnh đất quê cha đất tổ đã dạy tôi yêu và gắn bó với những cảnh vật thân thương, gần gũi của quên nhà dòng sông xanh mát, luỹ tre hiền hoà, bờ ao, con đò thân thuộc. Giờ đây đã xa Tổ quốc thân yêu, tôi luôn đau đáu nhớ thương về quê mẹ, về một Việt Nam nằm sau trong trái tim mình.

Viết câu trả lời của em vào ô trống :

Những chỗ có dấu ngoặc kép Lời dẫn trong dấu ngoặc kép là câu trọn vẹn hay cụm từ ? Dấu ngoặc kép dùng phối hợp với dấu hai chấm hay dùng độc lập ?
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận” (1), là “đầy tớ trung thành của nhản dân” (2). Đều là cụm từ. ................
Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (3). .............. Dùng phối hợp với dấu hai chấm.