Thân nhiệt của bê sơ sinh là bao nhiêu độ năm 2024

Không phải lúc nào, ba mẹ cảm nhận thấy thân nhiệt cơ thể bé cao hơn bình thường là có thể nhận định con đã bị sốt. Vậy chính xác trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Hãy cùng Nature’s Way tìm đáp án nhé!

I. TRẺ SƠ SINH BAO NHIÊU ĐỘ LÀ SỐT?

Sốt bản chất là đáp ứng tự vệ của hệ miễn dịch cơ thể chống lại những điều kiện và tác nhân xâm hại khác nhau. Với trẻ nhỏ sốt là triệu chứng rất thường gặp, tuổi nào cũng có thể bị sốt, càng nhỏ thì càng dễ sốt.

Khi sốt, thân nhiệt của trẻ sẽ cao hơn bình thường. Tuy nhiên, không phải cơ thế nóng lên là biểu hiện của sốt. Tình trạng sốt được xác định khi thân nhiệt của trẻ đạt đến ngưỡng nhất định.

Cụ thể, bình thường thân nhiệt trẻ khỏe mạnh sẽ dao động từ 36,8 - 37,3°C. Nhiệt độ buổi chiều thường cao hơn buổi sáng khoảng 0,5 độ. Chưa kể, việc đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh ở mỗi vị trí trên cơ thể đều có sự chênh lệch. Do đó, chỉ khi đo được nhiệt độ trẻ sơ sinh ở các ngưỡng sau mới được tính là sốt:

  • Nhiệt độ ở trực tràng (hậu môn) > 100,4oF (38°C);
  • Nhiệt độ miệng > 99,5oF (37,5°C);
  • Nhiệt độ ở trán \> 99,5oF (37,5°C);
  • Nhiệt độ nách > 99oF (37,2°C);
  • Nhiệt độ tai > 100,4oF (38°C)

II. CÁCH XỬ TRÍ TẠI NHÀ KHI TRẺ SƠ SINH BỊ SỐT

Bên cạnh việc nắm bắt được nhiệt độ trẻ sơ sinh bao nhiêu là sốt, ba mẹ phải biết cách xử trí ra sao, bởi hầu hết đứa trẻ nào cũng sẽ có vài lần bị sốt. Vậy, ba mẹ cần làm những gì khi trẻ bị sốt? Nếu trẻ sốt dưới 38°C, ba mẹ tham khảo một số hướng dẫn sau:

  • Cởi quần áo trẻ ra và lau bằng nước ấm ở các vị trí như nách, bẹn, đầu khoảng 5 - 15 phút để lỗ chân lông giãn nở và thoát nhiệt ra ngoài. Sau đó, mặc lại quần áo thoáng nhẹ bằng cotton cho trẻ.
  • Cả trẻ sơ sinh bú mẹ và trẻ sơ sinh bú bình đều có nguy cơ bị mất nước khi sốt. Do đó, ba mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên hơn, bú theo nhu cầu và chia cữ bú thành nhiều cữ nhỏ nhằm đảm bảo trẻ bú đủ, cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ
  • Tạm ngưng ăn khi sốt cao để đề phòng bé bị co giật. Khi đã qua cơn sốt thì cho bé ăn nhẹ với thức ăn dễ tiêu.
  • Theo dõi các dấu hiệu đi kèm sốt để tìm ra nguyên nhân gây sốt và lưu ý cảnh báo bệnh nặng.
  • Đo thân nhiệt lại mỗi 30 phút, nếu nhiệt độ chưa xuống thì nên cho bé uống hạ sốt hoặc nhét thuốc ở hậu môn.

Ngoài ra, ba mẹ không nên thực hiện những thao tác thừa dưới đây, chẳng những không có tác dụng hạ sốt, mà còn gây nguy hiểm, tăng tác dụng không mong muốn:

  • Ủ ấm
  • Chườm lạnh
  • Dùng rượu hay lá cây chà sát ngoài da, lau mình bé
  • Tự ý dùng thuốc kháng sinh
  • Dùng đồng thời paracetamol và ibuprofen

Trường hợp, trẻ sơ sinh sốt cao là khi thân nhiệt từ 39 - 40°C cần đặc biệt chú ý theo dõi diễn biến thân nhiệt. Nếu thời gian sốt cao kéo dài cần đưa bé đến cơ quan y tế ngay.

Trường hợp trẻ sốt trên 40,5°C thì cần cấp cứu y tế ngay lập tức để hạn chế dẫn đến co giật. Đặc biệt lưu ý, với những trẻ đã có tiền căn co giật thì ngưỡng sốt gây co giật có thể thấp hơn, có thể chỉ cần sốt < 38°C cũng có nguy cơ co giật.

Lời kết:

Mặc dù sốt là một dấu hiệu tốt chứng tỏ cơ thể có khả năng phản vệ, nhưng cũng là một trong những lý do khiến cơ thể trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, việc chắc chắn trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt cực kỳ quan trọng, để ba mẹ có những bước xử lý an toàn tiếp theo. Với những thông tin đã chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ba mẹ có thêm hành trang trong chặng đường chăm sóc bé yêu khỏe mạnh. Theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh hàng ngày giúp cho mẹ hiểu bé hơn, nắm được những thay đổi của cơ thể bé và biết lúc nào cần điều chỉnh sinh hoạt của bé cho phù hợp. Vậy nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ sơ sinh ở mức nào? Có khác gì với người lớn hay không? Nhiệt độ của bé bao nhiêu thì coi là sốt? Cùng Momo Rabbit giải đáp mẹ nhé.

Nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ sơ sinh

Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh thường giao động trong khoảng 36-37,5 độ C

Cơ thể của trẻ sơ sinh có mức nhiệt độ thông thường không giống như với người trưởng thành. Tuỳ vào từng vị trí đo nhiệt độ sẽ có chỉ số khác nhau như trán, tai, hậu môn, nách nhưng nhiệt độ của bé sẽ thấp hơn một chút so với người lớn. Nhiệt độ thấp nhất đo khi bé bình thường có thể chỉ ở mức 34,7 độ C (đo tại nách) hoặc 35,5 độ C (đo tại miệng), trong khi nhiệt độ cao nhất lúc bình thường ở trong mức 37,3 - 38 độ C.

Ngoài các yếu tố như vị trí đo nhiệt độ, mức độ vận động, môi trường sinh hoạt, các mốc thời gian trong ngày cũng có sự ảnh hưởng nhất định tới sự thay đổi nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ sơ sinh.

Dựa trên chỉ số nhiệt độ thông thường này, mẹ có thể nhận biết khi nào bé bị sốt hoặc bị hạ nhiệt cơ thể.

Bé nóng bao nhiêu độ thì coi là sốt?

Thân nhiệt trên 37,5 độ C bé có thể đang bị sốt và mẹ cần có biện pháp hạ sốt cho bé

Với mức nhiệt thông thường như trên, nếu mẹ đo nhiệt độ của bé trên 38 độ thì có thể coi là bé đang bị sốt nhẹ. Mức nhiệt trên 38,5 kèm với những biểu hiện nhiệt không hạ khi chườm, da ửng đỏ, chân tay lạnh … cho thấy bé bắt đầu sốt cao, cần có sự can thiệp. Bé sốt trên 39-40 độ là mức báo động, khi nhiệt độ lên 40,5 độ C là mức cực kỳ nguy hiểm, sốt cao kèm co giật.

Nếu bé chỉ bị sốt ở mức độ nhẹ với mức nhiệt chỉ 38-39 độ, mẹ trước hết có thể nới bớt quần áo, bỏ chăn đắp, cho bé nằm nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng ở mức 27-28 độ C, tránh gió lùa, chườm khăn ấm cho bé các vùng trán, bẹn, nách để cơ thể bé hạ nhiệt từ từ.

Thuốc hạ sốt được khuyến cáo sử dụng khi bé sốt trên 38,5 độ. Mẹ chỉ nên sử dụng khi các phương pháp hạ sốt tự nhiên không giúp nhiệt của bé hạ. Lượng thuốc hạ sốt có thể sử dụng phụ thuộc vào tháng tuổi và cân nặng của bé. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ khi mua thuốc cho bé. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt bừa bãi, rất nguy hiểm cho bé. Thuốc hạ sốt chỉ được uống liều tiếp theo sau ít nhất 4 tiếng từ liều trước.

Hướng dẫn cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh

Có nhiều vị trí mẹ có thể đo thân nhiệt cho bé

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể đo thân nhiệt cho bé tại nhiều vị trí khác nhau như trán, tai, miệng, nách và hậu môn. Trong những vị trí này thì đo nhiệt độ tại hậu môn cho kết quả chính xác nhất, trong khi đo ở nách thường kém chính xác hơn với trẻ nhỏ.

Mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử thay thế cho nhiệt kế thuỷ ngân thông thường để đo nhiệt độ cho bé. Nhiệt kế thuỷ ngân có thể vỡ gây nguy hiểm cho bé, đồng thời thời gian để đo nhiệt độ cho bé cũng lâu hơn, không thích hợp với các bé hay ngọ nguậy, vận động.

Luôn làm sạch nhiệt kế trước khi sử dụng cho bé nhất là đo tại hậu môn, miệng. Tuyệt đối không dùng nhiệt kế đã đo ở hậu môn để đo tại vị trí khác.

Đo nhiệt độ tại hậu môn:

Đo nhiệt độ tại hậu môn cho kết quả chính xác nhất

Mẹ nên bôi một chút dầu trơn như vaseline vào đầu đo nhiệt. Giữ bé ở tư thế nằm ngửa 2 chân cao, hoặc nằm sấp trên lòng người lớn để có thể thuận tiện thao tác.

Đưa đầu tráng bạc của nhiệt kế từ từ vào hậu môn bé, giữ cho đến tiếng bíp với nhiệt kế điện tử hoặc 2 phút với nhiệt kế thông thường.

Đo nhiệt độ dưới nách:

Đo nhiệt độ từ hốc nách mẹ nên dùng nhiệt kế điện tử để đảm bảo an toàn cho bé

Đặt nhiệt kế đã làm sạch dưới hốc nách của bé, để tay bé khép chặt giữ nhiệt kế. Mẹ nên giúp bé giữ tay để tránh xô lệch ảnh hưởng đến kết quả cũng như tránh để bé ép tay quá chặt có thể gây vỡ với nhiệt kế thông thường.

Giữ nhiệt kế cho đến khi phát ra tiếng bíp nếu là nhiệt kế điện tử hoặc 4-5 phút với nhiệt kế thông thường.

Đo nhiệt độ trên trán:

Nhiệt độ tại trán thường khó chính xác nên mẹ cần kiểm tra kĩ

Sờ tay lên trán hoặc đo nhiệt độ tại trán là cách các mẹ hay áp dụng với nhiệt kế điện tử. Tuy nhiên sờ tay lên trán ít mang lại kết quả đúng nhất, thay vào đó để biết bé có nóng sốt mẹ nên kiểm tra thân nhiệt tại nách, bẹn của bé.

Đo nhiệt tại trán cũng có thể không hoàn toàn chính xác bởi đây là vùng da thường xuyên hở, trong khi đầu là nơi thoát nhiệt chính đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu muốn biết chính xác nhất thân nhiệt của bé để dùng thuốc mẹ nên đo tại các vị trí khác.

Với kiến thức cơ bản trong bài viết, Momo Rabbit mong mẹ đã nắm rõ nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ sơ sinh để không quá lo lắng trong quá trình chăm sóc bé. Thay đổi thân nhiệt là biểu hiện dễ thấy nhất để mẹ biết bé đang bị lạnh hoặc lên cơn sốt. Luôn trang bị nhiệt kế tốt cùng các phương pháp hạ nhiệt để không để đề phòng mẹ nhé.

Trẻ sơ sinh nằm ở nhiệt độ bao nhiêu?

Nhiệt độ điều hòa thích hợp đối với trẻ lớn Vì vậy, tùy lứa tuổi mà trẻ em nằm điều hòa bao nhiêu độ thì an toàn cũng rất khác nhau: Trẻ dưới 2 tháng tuổi: 26 – 28 độ C. Trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi: 16 – 20 độ C. Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên thì < 24 độ C thì trẻ mới cảm thấy dễ chịu.

Trẻ sơ sinh sốt 37.5 độ phải làm sao?

- Nếu nhiệt độ của trẻ lớn hơn 37,5 độ C: Cho trẻ nằm trong phòng thoáng, nới lỏng quần áo, dùng khăn ấm chườm cho trẻ ở các vị trí bao gồm: trán, nách, bẹn. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ. - Nếu lớn hơn 38,5 độ C đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.

Nhiệt độ ở nách trẻ sơ sinh bao nhiêu là sốt?

Nếu nhiệt độ \> 37,5°C ở nách thì xác định bé có tình trạng sốt. Các vị trí khác có thể dùng để đo nhiệt độ khi em bé bị sốt: Nhiệt độ trực tràng: > 38°C. Nhiệt độ miệng: > 37,5°C.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bao nhiêu độ là sốt?

Nhiệt độ của trẻ trên 37.5 độ C là trẻ bị sốt, theo các mức độ như sau: Nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C là sốt nhẹ. Nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C là sốt vừa. Nhiệt độ từ 39 – 40 độ C là sốt cao.

Chủ đề